• 1. Phương pháp dùng thuốc hóa học để bảo vệ cây trồng và yêu cầu kỹ thuật đối với máy phun thuốc.
• a. Phương pháp dùng thuốc hóa học để bảo vệ cây trồng
• Có nhiều cách sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ dịch hại như dùng bả độc, xông hơi, xử lý hạt giống… Song phổ biến nhất hiện nay vẫn là phun rải đều lượng hóa chất phòng trừ dịch hại trên cây trồng, mặt đồng, nông sản.
• b. Yêu cầu kỹ thuật đối với máy phun thuốc.
• Dung dịch thuốc trừ sâu bệnh phải được phun ra có kích thước nhỏ như sương mù hay mưa bụi, phủ kín đối tượng phun.
• Thuốc phun ra phải đúng nồng độ và liều lượng trong suốt quá trình phun.
• An toàn cho người, gia súc và cây trồng.
• Chịu sự ăn mòn của hóa chất.
• 2. Phân loại máy phun thuốc
• Theo nguồn động lực:
• + Loại người mang, trang bị bơm tay hoặc động cơ. Máy có cấu trúc đơn giản, dùng ở diện tích nhỏ hẹp, cây cao dưới 3,5 m.
• + Loại người đẩy hoặc ngựa kéo, có động cơ hoặc không có động cơ. Loại này lượng thuốc mang theo nhiều hơn, năng suất phun cao hơn, được sử dụng để phun thuốc cho các vườn cây ăn quả, cây bên đường giao thông.
• + Loại máy kéo: có năng suất phun cao, chất lượng phun tốt, có hiệu quả kinh tế, kỹ thuật cao, sử dụng ở những vùng có tổ chức sản xuất lớn quy hoạch đường xá đồng ruộng tốt.
• + Loại máy bay: có năng suất cao, chất lượng thuốc phun tốt, có thể phun ở những nơi không có đường xá như đồi núi, xình lầy… song chi phí giá thành phun cao. Loại này thường được sử dụng trong lâm nghiệp.
• Theo nhiệm vụ:
• + Loại phun thuốc vạn năng, dùng phun thuốc cho cây ngoài đồng, trong vườn hoặc đối tượng phun nào cũng được.
• + Loại chuyên dùng: chỉ phun thuốc cho một loại cây hay một đối tượng phun, đòi hỏi máy và vòi phun có cấu trúc riêng biệt. Nếu sử dụng máy phun vạn năng thì không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
• Theo dạng thuốc:
• + Máy phun thuốc nước: thuốc có thể khô, ẩm, nước nhưng được pha chế dưới dạng nước để phun. Loại máy phun thuốc nước hiện nay dùng phổ biến, an toàn cho người và gia súc, tiết kiệm thuốc. Nhược điểm của loại này là chi phí lớn và hiệu quả diệt sâu bệnh thấp.
• + Máy phun thuốc bột: thuốc ở dạng bột khô phun phủ lên bề mặt đối tượng phun. Loại này có ưu điểm là hiệu quả diệt sâu bệnh cao, song có nhược điểm là tốn thuốc và kém an toàn cho người sử dụng.
• + Máy phun phối hợp: thuốc nước và bột hoặc phun bột ẩm để phát huy ưu điểm của hai hình thức phun trên.
• Các máy phun thuốc nước còn có thể phân ra:
• + Phun theo nguyên tắc áp suất. Chất lỏng được nén với áp suất cao qua vòi phun thoát ra tạo thành bụi sương.
• + Phun theo nguyên tắc thổi. Chất lỏng chảy hoặc bơm ra với áp suất thấp đến vòi phun gặp luồng gió mạnh thổi làm tơi và cuốn theo thành bụi sương.
• 3. Cấu tạo máy phun thuốc nước
• 3.1. Sơ đồ phun thuốc nước
• 2. Các bộ phận chính trong máy phun thuốc nước theo nguyên tắc áp suất
• a. Thùng chứa và bộ phận khuấy trộn
• - Thùng chứa: Có hình dạng và kích thước tùy thuộc vào tưng loại máy
• - Bộ phận khuấy trộn
• Loại cơ học:
• + Loại như chân vịt tàu thuỷ khi làm việc quay dưới tác động của cánh làm xáo trộn đều thuốc và nước trong thùng.
• + Loại trục đặt dọc theo thùng, trên trục hàn các cánh phẳng, khi làm việc trục quay hoặc lắc đi lắc lại để trộn đều thuốc và nước.
• + Có loại lợi dụng sức rung của động cơ hay sự đi lại của người làm xáo động thuốc trong thùng.
• Loại thủy động: dùng một luồng thuốc nước từ bơm phun ngược về thùng làm xáo động thuốc và nước trong thùng.
• b. Bộ phận tạo áp ( ở máy làm việc theo nguyên tắc áp suất)
• Bộ phận tạo cho chất lỏng một áp suất điều hòa nhất định bao gồm: bơm và bộ phận điều hòa áp suất.
• * Bơm có nhiệm vụ cung cấp và tạo ra áp suất cho thuốc nước.
• *Bộ phận điều hòa áp suất:
• Bộ phận điều hòa áp suất có nhiệm vụ ổn định và điều chỉnh áp suất thuốc, bảo đảm chất lượng thuốc phun ra theo từng đối tượng cụ thể.
• Vòi phun có 4 dạng:
• Dạng hình trụ thẳng tròn ( hình 3-26a). Có luồng phun hẹp, phun thẳng thường để phun những cây cao.
• Dạng hình chữ nhật loa 9 ( hình 3-26b) phun tỏa rộng sang hai bên và hẹp.
• Dạng hình côn loa ( hình 3-26c). Phun tỏa rộng đều hai dạng này thường phun gần cây tầm thấp.
• Dạng hình thìa ( hình 3-26d) để phun từ dưới lên để thuốc dễ bám vào mặt dưới lá cây.
• Điều chỉnh lượng thuốc bằng cách thay đổi lượng cung cấp thuốc ở cửa dưới bộ phận cung cấp 3, hoặc thay đổi tốc độ di chuyển máy.
• 5. Máy phun thuốc phối hợp
• Phun nước thuốc có ưu điểm là tiết kiệm thuốc, an toàn cho người sử dụng và môi trường hơn, nhưng cũng có nhược điểm là khả năng diệt sâu bệnh kém và cồng kềnh, chi phí nhiều năng lượng.
• Phun thuốc bột thì chi phí thuốc lớn, kém an toàn cho người và môi trường, nhưng diệt sâu bệnh tốt hơn và chi phí năng lượng ít hơn.
• Để khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm của hai loại trên người ta dùng máy phun phối hợp.