Thanh tựa đồng

Một phần của tài liệu Giáo trình bài giảng máy nông nghiệp (Trang 31 - 34)

3.2.1. Nhiệm vụ.

• Khi làm việc, do tác động của lực cản đất, lưỡi diệp và trụ cày bị quay theo chiều của lực cản tác dụng đó. Thanh tựa đồng sẽ khắc phục hiện tượng này.

3.2.2. Cấu tạo.

• Thanh tựa đồng là một tấm kim loại, bề dày tùy thuộc vào kích thước của thân cày, bề rộng thường nhỏ hơn độ cày sâu trung bình của cày, bề dày đảm bảo chống được biến dạng do uốn. Thanh tựa đồng được lắp vào trụ cày sao cho đuôi của nó nghiêng với thành luống và đáy luống một góc 0÷30. Như vậy, chỉ có phần đuôi tỳ vào thành và đáy luống, làm cho cày chuyển động ổn định. Phần cuối của thanh tựa đồng chịu mài mòn do ma sát trượt. Vì vậy nó được chế tạo bằng thép có khả năng chống mài mòn như thép 45, thép 50 …

• Ở cày có nhiều thân, thì thanh tựa đồng của thân cày cuối cùng chịu phản lực nhiều nhất so với các thanh tựa đồng của các thân cày trước nó. Vì thế người ta thường lắp vào phần cuối của thanh tựa đồng cuối cùng một chi tiết gọi là gót cày. Gót cày đươc chế tạo bằng vật liệu chịu mòn. Khi gót cày bị mòn ta có thể thay đổi vị trí hoặc thay gót mới dễ dàng mà không cần thay thế cả thanh tựa đồng

3.3. Trụ cày.

3.3.1. Nhiệm vụ:

• Đầu dưới trụ cày dùng để lắp lưỡi, diệp cày và thanh tựa đồng, còn đầu trên của trụ cày được lắp vào khung cày.

3.3.2. Cấu tạo.

• Tùy theo loại cày sâu hay cày nông, cày đất nặng hay đất nhẹ mà trụ cày có cấu trúc phức tạp hay đơn giản, có thể cao hay thấp. Trụ cày có thể chỉ là một thanh thép tiết diện chữ nhật hoặc chữ I, được uốn cong hợp lý để chịu lực và lắp ghép. Để cày đất nặng và cày sâu trụ cày có thể đặc hoặc

rỗng, có dạng chữ nhật hay tam giác. Lưỡi diệp được bắt vào đầu dưới của trụ cày bằng những bulong vòng

Một phần của tài liệu Giáo trình bài giảng máy nông nghiệp (Trang 31 - 34)