Máy phay đất

Một phần của tài liệu Giáo trình bài giảng máy nông nghiệp (Trang 76 - 86)

• 1. Công dụng, ưu nhược điểm và phân loại.

a. Công dụng:

• + Làm nhỏ đất, làm nhuyễn đất, diệt cỏ,…ở những loại đất có thành phần cơ giới, có độ ẩm, độ chặt thích hợp, người ta dùng máy phay đất thay cho cả việc cày và bừa. Cũng có thể phay đất sau khi cày.

b. Ưu nhược điểm

Ưu điểm:

• + Làm đất nhanh hơn so với phương pháp làm đất cày và bừa, ở ruộng nước nếu dùng phay thì số lần đi lại của liên hợp máy làm đất trên ruộng sẽ ít hơn so với cày và bừa, đo đó giữ được lớp nền cứng ở dưới lớp đất màu.

• + Lực cản của đất tác dụng lên phay cùng chiều với hướng chuyển động của máy, nhờ vậy mà việc đi lại của liên hợp máy được dễ dàng.

Nhược điểm:

• + So với cày bừa thì độ sâu của làm đất bằng phay nhỏ hơn

• + Đất có sỏi đá thì phay làm việc không tốt do các lưỡi phay quay chủ động sẽ va chạm mạnh vào sỏi đá làm hỏng lưỡi phay.

c. Phân loại

• + Theo loại ruộng phay: loại chuyên phay ruộng khô, loại chuyên phay ruộng nước, loại phay được cả ruộng khô và nước.

• + Theo kích thước máy phay: loại phay cỡ nhỏ, cỡ lớn…

• Phay thường được liên kết với động lực nhờ bộ phận treo, ngoài việc kéo phay

chuyển động theo, nguồn động lực còn truyền động làm cho các lưỡi phay quay để làm nhỏ, nhuyễn đất ở độ sâu cần thiết (hình 1-44).

2. Cấu tạo của máy phay đất

a. Các loại lưỡi phay

• + Lưỡi phay dạng dao thẳng (hình 1-43a) dùng để cắt, đập vỡ đất: loại này bền hơn các loại khác, dùng ở loại đất cứng.

• + Lưỡi phay dạng dao cong phải và cong trái (hình 1- 43b) khi làm việc cắt được những miếng đất lớn hơn dao thẳng. Loại này thông dụng hơn, dùng ở những loại đất có độ chặt trung bình, nhẹ, độ ẩm thích hợp.

• + Lưỡi phay dạng móng (hình 1- 43c) dùng để phay ở các loại đất chứa khoáng chất.

Vỏ

Tấm chắn Bộ truyền bánh răng côn

Cơ cấu treo 3 điểm

Trục Bộ truyền bánh răng côn Lưỡi phay Thuyền trượt Trục phay

Các lưỡi phay được lắp trực tiếp vào một trục, phân bố đều theo chu vi trục, chiều cong của lưỡi phay đối xứng qua mặt cắt giữa của chiều dài trục

Cơ cấu treo

Then hoa với trục thu công suất máy kéo

Trục truyền động

Thuyền trượt

Bộ truyền bánh răng trụ Tấm chắn

3. Nguyên tắc làm việc của máy phay đất

• Khi phay đất, lưỡi phay đi vào đất, cắt đất thành từng cục, hất về phía sau làm tơi, nhuyễn đất. Lúc đó một điểm bất kỳ của lưỡi phay – điểm mũi lưỡi phay A chẳng hạn (xem hình 1- 44) tham gia hai chuyển động: một chuyển động tính tiến theo máy kéo và một chuyển động quay quanh trục phay.

*Phân bố lưỡi phay trên trục phay

• Phân bố các lưỡi phay trên trống phay phải bảo đảm để những lực cản tác động lên phay tương đối ổn định nhằm bảo đảm độ bền cho lưỡi, trục phay và máy chuyển động ổn định. Muốn vậy, lưỡi phay được phân bố trên đường xoắn ốc, sao cho các lưỡi phay lần lượt đi vào cắt đất với những khoảng cách góc bằng nhau.

• Để đất không bị kẹt ở trống phay, khoảng cách góc giữa các lưỡi phay ở hai đĩa liên tiếp nhau cần đủ lớn.

• Các lưỡi phay lắp đối xứng nhau qua mặt phẳng thẳng đứng dọc đi qua điểm giữa trục lắp lưỡi phay, do đó chúng đồng thời tác động vào đất tạo nên hợp lực làm cho máy phay chuyển động thẳng.

Một phần của tài liệu Giáo trình bài giảng máy nông nghiệp (Trang 76 - 86)