Chuẩn bị cho máy cày treo làm việc.

Một phần của tài liệu Giáo trình bài giảng máy nông nghiệp (Trang 48 - 53)

1. Mục đích.

• Khi làm việc cày phải đảm bảo được các yêu cầu nông học, giảm được lực cản kéo, liên hợp máy làm việc ổn định, bề rộng làm việc ít biến động, an toàn cho người và máy, nâng cao năng suất, tuổi thọ của cày…

2. Điều kiện kiểm tra.

• Treo cày vào máy kéo, đưa cả liên hợp máy lên nền phẳng. Hạ cày xuống mặt sàn, tiến hành các công việc kiểm tra kỹ thuật, các phép tiến hành kiểm tra, điều chỉnh, chăm sóc.

3. Các công việc kiểm tra.

a. Đối với cày.

• Kiểm tra tình trạng kỹ thuật cày:

• - Các chi tiết cấu thành phải đảm bảo độ bền, đúng kích thước và hình dáng.

• - Tiến hành kiểm tra sự lắp ghép các chi tiết các bộ phận.

• + Đối với thân cày chính thì diệp cày và lưỡi phải lắp khít với nhau tạo thành bề mặt cong liên tục. Khe hở tiếp giáp giữa lưỡi và diệp không được quá 1 mm. Các đầu bulong lắp ghép không được nhô cao lên cao hơn bề mặt làm việc của thân cày và thanh tựa đồng.

• + Nếu cày treo có lắp thêm thân cày phụ thì việc kiểm tra kỹ thuật cũng tương tự đối với thân cày chính. Các thân cày lắp vào khung cày đảm bảo các mũi lưỡi từ thân đầu tới thân cuối cùng nằm trên một đường thẳng nối từ mũi thứ nhất tới mũi cuối cùng, cho phép lệch về phía phải hoặc phía trái trong giới hạn ± 6 mm, lắp sao cho các thân cày có độ chập từ 1÷3 cm.

• + Kiểm tra, lắp đúng vị trí của thân cày phụ: lắp trước thân cày chính nếu có, vị trí dao cày được lắp trước mỗi thân cày chính.

b. Đối với máy kéo.

Đối với máy kéo bánh hơi: cần tiến hành những công việc sau:

• - Lắp lại vị trí bánh sau của máy kéo bánh hơi:

• + Khi làm việc, hai bánh phải của máy kéo lăn dưới đáy luống cày, hai bánh bên trái lăn trên mặt đồng. Như vậy, trọng lượng sử dụng máy kéo phân bố trên hai bánh bên phải và bên trái chủ động là khác nhau, dẫn đến độ bám của hai bánh chủ động khác nhau, độ trượt của hai bánh chủ động là khác nhau. Để khắc phục hiện tượng trên cần lắp lại vị trí của hai bánh so với trục đối xứng dọc trục của máy kéo sao cho Xph > Xtr. Tùy theo từng loại máy mà có những điều chỉnh cụ thể.

• - Lắp thanh treo trên vào những vị trí thích hợp để tăng lực bám máy kéo. Điều chỉnh vị trí trục ngang của bộ phận treo của cày để đảm bảo thân cày trước làm việc an toàn (không chạm phải hai bánh sau của máy kèo hoặc thỏi đất lật vào 2 bánh sau

c. Điều chỉnh độ cày sâu.

• Nâng cày lên, cho hai bánh xe bên trái của máy cày nằm trên tấm gỗ dày bằng độ sâu trừ đi độ lún của bánh xe, sau đó hạ cày xuống, thủy lực đặt ở thế bơi, kê bánh tựa lên cao bằng độ cày sâu trừ đi độ lún của bánh tựa, điều chỉnh sao cho các lưỡi cày tỳ sát mặt nền, các cạnh sắc song song với mặt nền.

d. Các điều chỉnh khác.

• - Điều chỉnh xích căng để đảm bảo bề rộng làm việc của thân cày thứ nhất và tránh sự dao động qua lại quá mức của cày (khi quay vòng).

• - Điều chỉnh các thanh dọc của khung cày song song với hướng chuyển động của liên hợp cày bằng cách điều chỉnh các bulong hãm.

• - Công việc cuối cùng là xiết chặt các mối nối ghép, định vị và bôi trơn các ổ đỡ.

• - Điều chỉnh ở đường cày đàu tiên. Khi ra đồng, lúc đầu chưa có luống cày bánh máy kéo lăn trên mặt đồng chứ không lăn ở đáy luống, vì vậy để giảm độ cao (sống trâu) của luống cày, ta cần nới thanh nâng bên phải ra một đoạn bằng nửa độ cày sâu. Khi hết đường cày đầu tiên trả lại thanh nâng ở vị trí cũ.

Một phần của tài liệu Giáo trình bài giảng máy nông nghiệp (Trang 48 - 53)