MÁY CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH MÁY BÓN PHÂN

Một phần của tài liệu Giáo trình bài giảng máy nông nghiệp (Trang 147 - 171)

1. Các hình thức bón phân, yêu cầu kỹ thuật và phân loại máy bón phân

a.Các hình thức bón phân

• Hiện nay có ba hình thức bón phân:

• - Bón phân rải đều trên toàn bề mặt: thường là bón phân hữu cơ, vô cơ vào thời điểm sau khi

cày và trước khi bừa (bón lót). Dưới tác dụng của bừa phân được trộn lẫn vào trong đất. Cũng có khi người ta rắc phân toàn bề mặt sau khi gieo cấy, sau đó xới cỏ vun đất vào gốc cây.

Ưu điểm: Phương pháp bón phân trên toàn bề mặt đòi hỏi máy có cấu trúc đơn giản, năng

suất cao.

Nhược điểm: Song lượng phân cây hấp thụ không hết thường hay bị bay hơi hoặc rửa trôi

• - Bón phân theo hàng: được thực hiện đồng thời sau khi gieo cấy, thường kết hợp bón với gieo hoặc xới. Khi bón phân theo hàng, phân theo lưỡi rạch đi xuống rãnh với độ sâu nhất định sau đó có bộ phận phủ đất kín để phân ít bị bay hơi vào không khí.

Ưu điểm: Cách bón phân theo hàng so với bón vãi toàn thể bề mặt tiết kiệm được phân bón.

Nhược điểm: đòi hỏi máy có cấu trúc phức tạp hơn.

• - Bón phân theo hốc: thường được tiến hành như sau: phân được trộn ẩm, viên lại thành viên và dúi sâu xuống đất gần gốc cây.

Ưu điểm: Phương pháp này rễ cây hấp thụ phân với tỷ lệ cao hơn so với bón theo hàng và

toàn bề mặt.

Nhược điểm: đòi hỏi máy có cấu trúc phức tạp, năng suất rất thấp, bởi vậy, chỉ được sử

2. Máy bón phân hữu cơ

• Phân hữu cơ thường lẫn với cỏ rác, giữa phân với cỏ rác trộn không đều, độ ẩm phân lớn dễ dính bết. Bón phân hữu cơ được thực hiện làm hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: trộn đều phân với đất bột hoặc phân vô cơ như lân, kali, vôi để phân tơi.

Giai đoạn 2: chuyển phân ra đồng và bón phân. Ở giai đoạn 1 dùng máy trộn chuyển

phân. Ở giai đoạn 2 dùng máy tung phân.

2.1. Máy trộn chuyển phân

Nhiệm vụ: Máy có nhiệm vụ dồn phân thành đống, trộn đều (có thể trộn phối hợp với

phân khác), làm tơi và nhuyễn phân đã trộn lên rơ móoc.

Nguyên lý cấu tạo:

• - Bộ phận ủi

• - Bộ phận trộn và làm tơi phân:

• Gồm hai trống phay 8 và 9 quay ngược chiều nhau. Trống dưới có vận tốc 180 vòng/phút, trống trên có vận tốc 150 vòng/phút. Khi làm việc hai trống vừa quay vừa tiến vào đống phân; các lưỡi phay có tác dụng vơ phân vào khe hở giữa hai trống. Do hai trống quay tốc độ khác nhau nên lưỡi của hai trống có tác dụng xé làm tơi phân. Đầu phía trái của trống phay, phía đống phân chưa làm tơi có lắp đĩa phay 12 hình xoắn. Chúng có tác dụng cắt mở rộng lối cho liên hợp máy lùi vào đống phân dễ dàng.

• - Bộ phần chuyển phân là băng truyền nghiêng 11 loại xích – thanh gạt. Nó đưa phân đã trộn lên rơ mooc 13 đi cạnh máy hoặc đổ thành dải song song với đường làm việc. Khi đặt nghiêng băng truyền góc 450 với mặt đất băng truyền đưa phân lên cao được 2,8m. Khi không làm việc băng truyền dựng đứng cho gọn.

• - Khung 7 của bộ phận trộn, chuyển phân lắp khớp với máy kéo và cũng nâng hạ được nhờ xi lanh thủy lực phía sau.

Nguyên lý cấu tạo

• - Thùng đựng phân: hình khối chữ nhật phía dưới thành thùng có khe hở để xích tay gạt đi qua đưa phân ra ngoài. Phía thành sau để trống để đặt hai trục tung phân.

• - Bộ phận cung cấp phân: có nhiệm vụ đưa phân từ trong thùng tới bộ phận tung, có cấu tạo là băng truyền xích thanh gạt, gồm trục chủ động 7, trục phụ 3, có ba dải xích 4 và các

thanh gạt 5 nối giữa các dải xích. Nhánh làm việc nằm trên đáy thùng 6, bộ phận căng xích là ba bulông 2.

• - Bộ phận tung phân: gồm trục 8 và 9 là trục thép rỗng, trên trục có hàn các cánh tung phân, nghiêng so với đường tâm trục góc 450, sao cho phân tung ra hai phía làm tăng bề rộng làm việc của máy và độ bón đều.

• Trục 8 và 9 quay cùng chiều, cánh trục trên hất phân ngược về thùng làm tơi phân và làm bằng mặt phân ở cửa ra, cánh trục dưới hất phân tung xuống ruộng.

• Tốc độ quay của hai trục trong quá trình làm việc không đổi và bằng 180 vòng/phút.

• Hệ thống truyền động cho xích cung cấp và trục tung từ trục trích công suất của máy kéo qua trục cácđăng, hộp giảm tốc, bánh răng nón trụ, một nhánh qua xích tới trục tung, một nhánh qua cơ cấu culít bánh cóc tới xích cung cấp phân.

Cơ cấu culít bánh cóc

• Khi tay quay 1 quay tròn quanh tâm O, khoảng cách AD thay đổi do vậy thanh lắc 4 và 7, lắc qua lắc lại quanh tâm D, đẩy cá 3 và 8 lần lượt tác động vào răng nghiêng 1 chiều của bánh cóc làm bánh cóc quay. Trục chủ động của xích cung cấp gắn liền với bánh cóc. Do vậy, khi bánh cóc quay làm xích cung cấp hoạt động.

• Để thay đổi tốc độ của băng chuyền ta điều chỉnh độ dài tay quay. Cơ cấu bánh cóc có cấu trúc đơn giản, vững chắc, khả năng thay đổi tỷ số truyền lớn.

3. Máy bón phân vô cơ

3.1. Máy bón phân vô cơ trên toàn bề mặt

a.Cấu tạo chung:

• Gồm các bộ phận chính như sau:

• - Thùng đựng phân để chứa phân có sức chứa phù hợp loại phân và mức bón. Vật liệu làm thùng có lớp sơn chông gỉ hoặc làm bằng vật liệu chống gỉ.

• - Bộ phận làm tơi: có tác dụng làm tơi phân trước khi đưa vào bộ phận bón.

• - Bộ phận bón phân gồm có bộ phận cung cấp và tung phân, là bộ phận làm việc chính của máy, có nhiều loại, với nguyên tắc làm việc khác nhau.

• - Hệ thống truyền động cho bộ phận khuấy động. Bộ phận bón phân thường nhận truyền động từ bánh xe của máy kéo hoặc máy bón phân để đảm bảo mật độ bón đều, có loại nhận truyền động từ trục thu công suất của máy kéo sẽ cho lực truyền lớn, song khi máy thay đổi tốc độ sẽ ảnh hưởng tới mật độ bón.

b. Bộ phận bón phân

Nguyên lý cấu tạo:

• Thùng chứa phân 1 có khoét các lỗ hình bán nguyệt thông với đĩa cung cấp 2. Thành phía trước thùng có tấm làm tơi 6. Khi làm việc sẽ dịch chuyển qua lại làm tơi phân.

• Đĩa cung cấp 2 một nửa thông với thùng phân, một nửa nằm ngoài đáy thùng. Khi làm việc đĩa quay cung cấp phân từ thùng ra nửa ngoài qua cửa phân 3. Phía trên đĩa cung cấp là trục tung 4. Trên trục lắp các cụm cánh tung phẳng nghiêng 450 so với trục. Tốc độ quay trục tung được tính toán sao cho phân tung ra đập vào tấm chắn 5 mà tơi ra.

• Tấm dẫn phân 7 dồn phân từ tâm đĩa ra vành đĩa để phân được tung hết – Tấm chắn 5

ngoài nhiệm vụ đập làm tơi phân còn che chắn để máy có thể làm việc tốt trong điều kiện mưa gió.

• Điều chỉnh mức bón bằng cách thay đổi tốc độ quay của đĩa cung cấp và độ mở cửa ra phân.

*Tốc độ quay của đĩa cung cấp phải nhỏ hơn tốc độ tự chảy của phân.

Ưu điểm: Độ bón đồng đều và khả năng làm tơi tốt

Loại đĩa tung (hình 3- 6)

• Sơ đồ bộ phận bón phân loại đĩa tung

• 1- Thùng đựng phân

• 2- Xích cung cấp

• 3- Cửa điều chỉnh

• 4- Cánh dẫn

• Nguyên lý cấu tạo

• Thùng đựng phân 1 có đáy trước và sau có khe hở để xích cung cấp đi qua kéo phân ra cửa 3 theo máng dẫn phân 4 tới đĩa tung phân 5. Khi làm việc 2 đĩa tung quay theo chiều mũi tên, phân được văng ra ngoài nhờ lực ly tâm. Để phân văng xa hơn người ta hàn các đường gân trên đĩa.

• Để phân tung ra tơi đều người ta tính toán tốc độ quay của đĩa cung cấp phù hợp. Trong suốt quá trình tung tốc độ quay của đĩa không đổi.

Điều chỉnh: Để điều chỉnh lượng phân bón người ta thay đổi tốc độ xích cung cấp 2 theo cấp

truyền và điều chỉnh độ mở cửa 3 để đạt lượng phân bón theo yêu cầu.

Ưu điểm: Bộ phận bón loại đĩa tung tuy mật độ đều của phân trên đồng còn hạn chế song có

cấu trúc đơn giản, năng suất cao nên được phổ biến rộng rãi trong sản xuất.

Nhược điểm: khi có đường gân trên đĩa tung thì phân tung ra thành nhiều hình vành khăn

Loại xích gạt (hình 3-7)

• gồm có xích răng xiên 2, răng xiên có góc nghiêng α sao cho phân có thể trượt trên răng qua cửa 3. Do phân trượt theo răng xiên nên phân đi xuống thành đợt. Để làm đều phân phía dưới cửa ra phân đặt tấm chông 4.

• Để điều chỉnh lượng phân bón người ta thay đổi tốc độ xích cung cấp và diện tích cửa ra phân 3 để đạt theo ý muốn.

3.2. Bộ phận bón phân vô cơ theo hàng

MÁY XỚI

1. Nhiệm vụ và phân loại máy xới

a. Nhiệm vụ

• Máy xới là loại máy làm đất có nhiệm vụ xới cỏ diệt sâu bệnh; làm tơi đất ruộng khô, làm nhuyễn đất ruộng nước, phá váng, làm thoáng khí để tăng dưỡng khí và thải khí độc, xáo trộn phân; làm đứt một số rễ cây để kích thích phát triển rễ mới, kích thích đẻ nhánh; vun gốc; xẻ rãnh thoát nước nếu cần.

b. Phân loại

• Hiện nay có hai loại máy xới ruộng nước và ruộng khô, có thể xới toàn bề mặt trước khi gieo cấy hoặc xới chăm sóc giữa các hàng cây sau khi gieo cấy.

• - Lưỡi nạo một phía: cấu tạo có cánh và má cánh ( hình 3-12a). Cánh để cắt đất, diệt cỏ, còn má để ngăn đất khỏi đổ vào cây. Do vậy có loại lưỡi nạo trái và phải.

• Thông số kết cấu của lưỡi nạo là góc doãng , góc nâng  và góc nghiêng .

• + Góc  = 25  60o đảm bảo sao cho các cạnh sắc lưỡi nạo cắt có trượt, làm giảm lực cắt, không ùn tắc khi làm việc.

• + Góc  = 6  80,  = 15  180 nhỏ, nên khả năng làm tơi kém, loại này thường dùng để xới chăm sóc khi cây còn non, độ xới sâu 4  6 cm.

• - Lưỡi mũi tên phẳng ( hình 3-12b) có 2 = 60  80o,  = 9  110,  = 16  180 các thông số ,  gần như lưỡi nạo nên cũng để làm việc khi cây còn non xới sâu 4  6 cm. Khi lắp phối hợp với lưỡi nạo thì lưỡi mũi tên phẳng đi giữa hàng còn lưỡi nạo đi sát hàng cây.

• - Lưỡi mũi tên vạn năng ( hình 3-12c) có các góc 2 = 60  70o,  = 160,  = 23  300. Góc ,  lớn, nên lưỡi xới có khả năng làm tơi đất tốt hơn, vì vậy được dùng để xới chăm sóc 2 lần với độ xới sâu 8  12 cm.

• - Lưỡi xới mũi đục ( hình 3-12d) có bề rộng lưỡi nhỏ, có độ cong thích hợp để hướng lực tập trung vào một điểm cách mặt đồng 1/3 độ xới sâu, do vậy có sức nến công phá làm tơi đất tốt thường để xới tơi, cải tạo và chăm sóc đồng cỏ, chống xới mòn.

• - Lưỡi mũi đao và lưỡi mũi nhọn ( hình 3-12e) cũng có độ cong thích hợp lại có bề rộng lớn hơn, nên sức công phá làm tơi khỏe, thường dùng để xới tơi, độ xới sâu 12  25 cm, lưỡi mũi nhọn lắp rời còn có thể đổi đầu để tăng thời gian sử dụng của lưỡi xới.

• - Lưỡi xới vun ( hình 3-12f) có mũi diệp và cánh:

• Mũi diệp đi trước làm tơi đất chuyển qua diệp, diệp có độ cong thích hợp làm tơi thêm rồi chuyển sang cánh để vun đất vào gốc cây. Ở các công cụ xới làm cỏ ruộng nước, bộ phận làm việc có dạng răng đinh hoặc dao, hình dáng và kích thước rất đa dạng.

3.2.3. Một số công cụ và máy xới tiêu biểu

1. Xới cỏ cải tiến đẩy tay

Nhiệm vụ: nhiệm vụ xới cỏ làm nhuyễn đất,

Một phần của tài liệu Giáo trình bài giảng máy nông nghiệp (Trang 147 - 171)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)