Thân cày phụ

Một phần của tài liệu Giáo trình bài giảng máy nông nghiệp (Trang 34 - 45)

1. Nhiệm vụ.

• Cày hớt một lớp đất mặt cỏ rác với độ sâu 8 – 12 cm, bề rộng thỏi đất chừng 2/3 bề rộng làm việc của thân cày chính và hất xuống đáy luống do thân cày trước tạo nên (hình 4-1). Tiếp sau đó thân cày chính cày và lật phần đất còn lại úp xuống, nhờ vậy mà cỏ rác được vùi lấp kín hơn.

4.1.2. Phạm vi ứng dụng.

• Chỉ dùng thân cày phụ khi yêu cầu thân cày chính cày sâu hơn 18 cm.

4.1.3. Cấu tạo.

4.1.4. Vị trí.

• + Cạnh sắc của thân cày phụ cao hơn cạnh sắc của thân cày chính bằng độ cày sâu của thân cày chính trừ đi độ cày sâu của thân cày phụ.

• + Thân cày phụ lắp trước thân cày chính một khoảng sao cho tỏi đất do thân cày chính lật không vướng vào thân cày phụ. Thường thì khoảng cách theo hướng chuyển động giữa mũi lưỡi cày chính và lưỡi cày phụ được lấy gần bằng bề rộng làm việc của thân cày chính.

• + Cạnh đồng của thân cày phụ lệch về phía đồng của thân cày chính 1 cm, không được lệch về phía luống.

• Máy cày có lắp thân cày phụ, chất lượng làm đất tăng hơn so với không lắp nhưng lực cản kéo tăng hơn.

Dao cày

1. Nhiệm vụ.

• Cắt thỏi đất theo mặt phẳng đứng dọc theo thành luống, làm cho thành luống được phẳng, không được vỡ nham nhở, thỏi đất được lật gọn, đáy luống phẳng và sạch sẽ.

• Riêng đối với thân cày sau cùng, đất rất cần có dao cày vì trong quá trình cày làm việc thì hai bánh xe bên phải của máy kéo bánh bơm lăn trên đáy luống. Nếu đáy luống không thẳng, bằng phẳng và sạch thì các bánh xe sẽ chuyển động không ổn định, lắc lư, dẫn đến độ cày sâu không được đảm bảo, thỏi đất không lật gọn, lực cản kéo cày sẽ tăng.

4.3.2. Vị trí.

• Dao cày được lắp trước mỗi thân cày chính. Nếu cày đất ít cỏ thì chỉ cần lắp một dao trước thân cày chính cuối cùng.

3. Phân loại: có 2 loại dao thẳng và dao đĩa

a. Dao thẳng

• Cấu tạo: Dao thẳng có cấu trúc đơn giản (hình 4-4). Dao có phần cán dao để lắp vào khung cày và phần lưỡi dao có cạnh sắc để cắt đất. Lưỡi dao có dạng hình nêm, góc mài cạnh sắc bằng 10 ÷ 150. Cạnh sắc được tôi cứng để giữ độ sắc và chống mài mòn. Dao có thể lắp vào khung cày để cho cạnh sắc cắt đất từ dưới lên hoặc ở trên xuống tùy thuộc vào loại đất.

• Phạm vi ứng dụng: Sử dụng đối với đất có nhiều cỏ rác, rễ cây dao phẳng làm việc không tốt, dao bị vướng gây ùn tắc làm tăng lực cản kéo.

• Vị trí: vị trí dao thẳng được lắp vào khung được trình bày ở hình 4-5.

• Cạnh sắc dao thẳng nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang một góc α =65÷700 lệch về phía trước so với cạnh đồng thân cày chính 1cm. Mũi lưỡi dao thẳng cách mũi lưỡi cày 3-4 cm về phía trước và cao hơn đáy luống 3-4 cm.

• Phạm vi ứng dụng: Dao đĩa được dùng ở các máy cày thông dụng, dùng để cày đất có nhiều cỏ rác.

• Ở đất cứng có nhiều đá vụn dao đĩa làm việc không tốt. Lực cản ở dao đĩa nhỏ hơn ở dao thẳng.

• Vị trí lắp dao vào khung cày: Tâm dao chiếu xuống phải nằm trên đường thẳng nằm ngang vuông góc với hướng chuyển động rẽ ngang qua mũi lưỡi thân cày

phụ. Cạnh sắc của dao thấp hơn lưỡi thân cày phụ 2-3 cm. Mặt phẳng dao đĩa nằm lệch về phía bên trái vánh cạnh đồng thân cày chính 1-3cm. Trường hợp máy cày không lắp thân cày phụ thì dao đĩa được lắp trước thân cày chính và vị trí cũng giống với lắp trước thân cày phụ.

4.4. Thân cày sâu thêm.

• Thân cày sâu thêm gồm có một trụ được lắp lưỡi xới tơi. Bề rộng làm việc của lưỡi cày sâu thêm thường bằng 3/5 bề rộng làm việc của thân cày

chính. Diều chỉnh dộ cày sâu thêm nhờ những lỗ ở trụ của thân cày sâu thêm.

• Vị trí: Thân cày sâu thêm được lắp ngay sau thân cày chính

• Nhiệm vụ: dùng để cày một lớp đất sâu chừng 3 ÷ 15 cm tiếp theo độ sâu của thân cày chính, nhưng không thay đổi vị trí của tầng đất.

• Phạm vi sử dụng: Cày sâu thêm được sử dụng ở những loại đất có lớp đất canh tác mỏng, đất bạc màu, đất nhiễm mặn ở dưới … Lớp đất làm tơi thêm có tác dụng để tăng lớp đất trồng trọt.

Một phần của tài liệu Giáo trình bài giảng máy nông nghiệp (Trang 34 - 45)