Bánh xe đĩa Bánh tựa
Đĩa cày Gạt đất
• 3. Các thông số cấu tạo đĩa:
• Cạnh sắc của đĩa lăn theo phương y lệch đi so với phương chuyển động của cày một góc α (hình 6-2) gọi là góc tiến của cày, α = 30 - 450. Mặt phẳng đĩa (mặt phẳng cạnh sắc) nghiêng so với phương thẳng đứng Z một góc β gọi là góc đặt của đĩa, (hình 6-1). Đối với cày mỗi đĩa một trục β = 0 đến 200 đối với cày các đĩa lắp trên một trục β = 0.
• 4. Nguyên tắc làm việc:
• Khi làm việc, lực kéo của máy kéo và lực cản của đất làm cho đĩa quay trong mặt phẳng y , đồng thời nó bị kéo chuyển động tịnh tiến theo hướng x. Do vậy đĩa cắt đất, quay nâng đất lên trên rồi lật úp thỏi đất về phía luống do mặt cong của đĩa. Với chế độ làm việc (vận tốc
chuyển động đĩa, góc lắp đặt α, β…) thích hợp, cày đĩa có khả năng làm tơi đất khá hơn so với cày lưỡi diệp.
MÁY BỪA
• 1. Nhiệm vụ, yêu cầy kỹ thuật và phân loại máy bừa.
• 1.1. Nhiệm vụ:
• Nhiệm vụ của bừa là làm tơi nhỏ đối với ruộng khô, làm nhuyễn đất đối với ruộng nước, san bằng mặt ruộng, diệt trừ cỏ dại, và sâu bệnh.
• 1.2. Yêu cầy kỹ thuật.
• Yêu cầu kỹ thuật là phải làm đất tơi nhỏ, nhuyễn đều, không lỏi theo bề mặt và theo độ sâu, dễ sử dụng, năng suất cao và giá thành hạ.
• 1.3. Phân loại.
• Ta có thể phân loại bừa như sau: 5 cách phân loại
• Theo loại ruộng: bừa ruộng khô để gieo trồng cây cạn và bừa ruộng nước để làm nhuyễn đất, sục bùn, trang phẳng ruộng…
• Theo cấu tạo của bộ phận làm việc: chia ra bừa răng và bừa đĩa.
• Theo phương pháp liên kết với máy kéo : bừa móc và bừa treo. Ở nước ta bừa treo được dụng phổ biến hơn bừa móc.
• Theo chuyển động của bộ phận làm việc: máy bừa chuyển động tịnh tiến và máy bừa chuyển động quay.
• Theo khả năng làm đất:
• + Bừa nhẹ: Dùng cho đất nhẹ
• + Bừa trung bình: Dùng cho đất trung bình
• 1.4. Nguyên tắc tác động: 4 nguyên tắc
• + Cắt nhỏ: Nhờ cạnh sắc của bộ phận làm việc – phát huy hiệu quả khi đất mềm dẻo.
• + Đập vỡ: Vận tốc tác động vỡ lớn – phát huy hiệu quả đất cứng giòn.
• + Nén vỡ đất.
• + Di chuyển đất (san phẳng).
• Tùy vào điều kiện làm việc và các chế độ bừa mà các nguyên tắc cắt, đập, nén sẽ phát huy đến một múc độ nhất định.
• * Cấu tạo chung của máy bừa:
• + Các bộ phận làm việc:
• - Bừa răng tịnh tiến: đó là các răng bừa
• - Bừa lăn tịnh tiến: đó là các đĩa bừa hoặc trống răng.
• - Trống quay chủ động
• 2. Máy bừa có bộ phận làm việc chuyển động tịnh tiến
• 2.1. Phân loại bộ phận làm việc
• Dựa vào nguyên tắc làm vỡ đất mà người ta phân loại bộ phận làm việc của bừa.
• a. Nguyên tắc chuyển động va chạm vào đất, nén ép làm vỡ đất
• - Loại răng có thể là răng hình trụ tròn, răng tiết diện hình vuông, hình thoi hay elip, cũng có thể là tiết diện hình chữ nhật hẹp (dao).
• + Răng tiết diện hình vuông có cấu trúc khỏe dùng để bừa ở loại đất trung bình và nặng.
• + Răng có tiết diện elip, tròn dùng để bừa đất nhẹ.
• - Khi làm việc, các răng chuyển động va chạm vào đất, nén ép làm vỡ đất. Đầu răng có thể được lắp vuông góc với mặt đất, xiên ra phía trước hoặc ra sau.
• b. Nguyên tắc cắt làm vỡ đất.
• + Răng dạng dao làm việc theo nguyên tắc cắt vỡ đất, đầu răng thường được lắp xiên ra sau, vì vậy nó còn có tác dụng dìm cỏ rác vào đất.
• 2.3. Bố trí răng bừa.
• Răng bừa lắp vào khung cứng thành một hay nhiều hàng hay nối khớp với nhau tạo thành mảng bừa có thể lượn theo mặt đồng không bằng phẳng. Nhờ vậy mà làm tơi nhỏ đất đều trên mặt đồng.
• Bố trí răng bừa trên khung phải đáp ứng các yêu cầu sau:
• + Khi làm việc mỗi răng chỉ vạch nên một vết riêng.
• + Khoảng cách giữa các vết liên tiếp nhỏ và đều (hình 1-30)
• + Khoảng cách của các răng liên tiếp ở một hàng ngang phải đủ lớn để không bị kẹt các cục đất và vướng cỏ rác, gây ra ùn tắc thường xuyên khi bừa làm việc.
• Sơ đồ phân bố răng bừa dích dắc được trình bày ở hình 1-30. Thứ tự làm việc của răng bừa loại này là 1-4-3-2-5.
• 3. Máy bừa có bộ phận làm việc chuyển động quay
• 3.1. Phân loại bộ phận làm việc của bừa chuyển động quay:
• + Bộ phận làm việc loại đĩa trơn phẳng: Có khả năng cắt đất tốt, nhưng làm tơi đất kém. Loại này thường lắp ở những mày bừa trâu, bò kéo. Khi làm việc đĩa lăn theo phương chuyển động của bừa để cắt nhỏ đất, cấu tạo như vậy lực cản nhỏ.
• + Bộ phận làm việc loại đĩa chỏm cầu: Có cạnh sắc (mép đĩa) là tròn đều hoặc dạng cạnh khế để bừa sâu hơn ở đất nặng. Khi bừa đất, đĩa chỏm cầu lăn trong mặt phẳng nghiêng so với phương chuyển động của bừa một góc α gọi là góc tiến của bừa. Do chuyển động như vậy mà đĩa cắt đất, nâng lên phía mặt lõm của đĩa, uốn, làm tơi, đảo trộn và lật đất.