Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 63 - 66)

Trƣớc những điểm mạnh hiện có, những hạn chế còn tồn tại với nhu cầu vốn tín dụng dự kiến ngày càng nhiều trên địa bàn đòi hỏi trong thời gian tới NHNNo & PTNT huyện Trà Ôn cần tiếp tục phát huy những điểm mạnh và từng bƣớc khắc phục hạn chế, khó khăn còn tồn tại trong hoạt động tín dụng. Một số giải pháp giúp nâng cao hoạt động tín dụng của NH:

Đối với hoạt động cho vay

Với nguồn vốn huy động tại chổ khá cao, vì thế NH cần mở rộng quy mô tín dụng hơn nữa để tăng hiệu quả sử dụng vốn. Để mở rộng quy mô tín dụng thì trƣớc tiên NH cần tiếp tục mở rộng cho vay với khách hàng truyền thống và có uy tín với những chính sách ƣu đãi nhƣ đơn giản thủ tục khi vay, áp dụng mức lãi suất ƣu đãi cho khách hàng,…

Đẩy mạnh cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vì đối tƣợng này đang ngày càng phát triển trên địa bàn, NH cần cẩn trọng khi cho vay trên cơ sở thẩm định, xét duyệt, cho vay đúng quy trình, thủ tục để hạn chế rủi ro cho NH. Khi cho vay đối tƣợng doanh nghiệp có thể giúp NH mở rộng đƣợc quy mô tín dụng đồng thời giúp NH phân tán, giảm bớt đƣợc rủi ro vì khi tập trung cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp gặp nhiều rủi ro do đối tƣợng này chịu ảnh hƣởng nhiều bởi các yếu tố khách quan nhƣ thời tiết, thị trƣờng, dịch bệnh,…

Tiếp tục mở rộng quy mô tín dụng, mở rộng cho vay đến các xã vùng sâu bằng cách sử dụng mối quan hệ với chính quyền địa phƣơng, các tổ chức, đoàn thể nhƣ hội nông dân, hội phụ nữ,… Qua đó có thể hỗ trợ giúp đỡ ngƣời dân có vốn để sản xuất, giúp phát triển kinh tế địa phƣơng và đồng thời cũng giúp NH sử dụng vốn hiệu quả hơn cho việc đầu tƣ sinh lời.

Cần trang bị hệ thống máy rút tiền tự động ATM trên địa bàn, phân bố đều ở các xã, các cơ quan trƣờng học, bệnh viện, để đáp ứng nhu cầu giao dịch

qua thẻ ATM của khách hàng, đặc biệt là các khách hàng vay vốn với quy mô lớn cần giải ngân qua tài khoản ATM.

Ngân hàng cần đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn vì cơ cấu vốn hiện tại của NH cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh số cho vay. Mặc dù cho vay trung và dài hạn sẽ kèm theo nhiều rủi ro, nhƣng bù lại NH sẽ thu đƣợc lợi nhuận cao hơn và sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Vì thế trong tƣơng lai, NH cần tăng cƣờng đầu tƣ cho vay trung dài hạn với những khách hàng tiềm năng do nhu cầu của ngƣời dân còn khá lớn, điều này có thể giúp NH tăng trƣởng và mở rộng quy mô tín dụng, cũng nhƣ tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo an toàn hạn chế rủi ro cho NH và khống chế tỷ lệ cho vay trung và dài hạn ở mức cho phép của NH cấp trên.

Cán bộ tín dụng phải thực hiện nghiêm túc quy trình, thủ tục trong xét duyệt hồ sơ, phân tích tín dụng,… đảm bảo cho vay đúng mục đích, đúng đối tƣợng và thƣờng xuyên kiểm tra theo dõi việc sử dụng vốn của khách hàng.

Tiếp tục duy trì và nâng cao tác phong chuyên nghiệp và thái độ phục vụ của nhân viên giúp khách hàng thoãi mái, hài lòng khi đến với NH.

Đối với công tác giám sát sau cho vay và thu hồi nợ

Để công tác thu hồi nợ thuận lợi đòi hỏi ở khâu thẩm định của NH phải sàn lọc kỹ khách hàng trƣớc khi cho vay, hạn chế rủi ro. Thƣờng xuyên theo dõi, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng thông qua việc cử cán bộ phụ trách xuống địa bàn kiểm tra để đảm bảo việc sử dụng vốn vay của khách hàng đúng mục đích.

Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn nên thƣờng xuyên theo dõi, gửi giấy báo nợ và điện thoại cho khách hàng để nhắc nhở đôn đốc khách hàng đóng lãi và trả nợ gốc khi đến hạn, qua đó tránh tình trạng khách hàng quên ngày trả nợ.

Khách hàng chủ yếu của NH là những hộ nông dân trồng lúa, trồng cây ăn quả, chăn nuôi heo, bò,…Vì thế NH căn cứ vào thời gian thu hoạch của từng loại hình cụ thể để tính toán thời gian thu nợ gốc và lãi phù hợp, có thể thu lãi theo quý với những hộ sản xuất lúa vì phù hợp với vụ mùa sản xuất khi ngƣời dân thu hoạch lúa sẽ có nguồn thu để trả cho NH. Thời hạn thu nợ gốc có thể 12 tháng 15 tháng đối với những hộ chăn nuôi vì với thời gian nhƣ trên họ đã có thu hoạch và có khả năng trả nợ cho NH. Do đó, để đảm bảo khả năng thu hồi vốn, hạn chế rủi ro thì NH cần tính toán thời gian thu hồi nợ gốc

Đối với những khoảng nợ quá hạn, nợ xấu cán bộ tín dụng cần tìm hiểu nguyên nhân nhằm có những biện pháp tƣ vấn hỗ trợ khách hàng vƣợt qua khó khăn, khôi phục sản xuất từ đó có thu nhập để trả nợ cho NH.

Ngân hàng nên giảm bớt khối lƣợng trong công việc của cán bộ tín dụng. Hiện nay tại NHNo & PTNT huyện Trà Ôn thì một cán bộ tín dụng phụ trách một địa bàn- một xã, họ phải đảm đƣơng cùng lúc nhiều công việc khác nhau từ tiếp xúc khách hàng, đi thực tế tại địa bàn để thẩm định tín dụng, sau đó lập hồ sơ vay vốn và nhập thông tin hồ sơ vào phần mềm, soạn thảo báo cáo, đặc biệt còn phải theo dõi chặc chẽ từng khách hàng nhằm đảm bảo công tác thu hồi nợ. Vì thế NH có thể phân công một địa bàn phân cho hai cán bộ tín dụng phụ trách thì có thể chia sẻ bớt công việc giám sát, nhắc nhở và thu lãi, thu nợ gốc, nhƣ vậy công việc của cán bộ tín dụng sẽ nhẹ đi phần nào hiệu quả làm việc sẽ cao hơn. Chất lƣợng cán bộ thẩm định sẽ đƣợc nâng cao, công tác thẩm định sẽ khách quan hơn ít bị sai sót cũng nhƣ hạn chế đƣợc khả năng xảy ra rủi ro tín dụng.

Ngân hàng cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với cán bộ tín dụng phụ trách ở địa bàn vùng sâu vùng xa nhƣ hỗ trợ công tác phí và có phụ cấp thêm tạo điều kiện để họ tích cực làm việc và hoàn thành nhiệm vụ.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)