Sự cần thiết phải hỗ trợ vốn cho ngƣời nghèo ở huyện Hồng Ngự tỉnh

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện hồng ngự tỉnh đồng tháp (Trang 33 - 36)

Ngự tỉnh Đồng Tháp

2.1.3.1 Khái quát về tình trạng đói nghèo ở huyện Hồng Ngự

Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở huyện Hồng Ngự

Theo báo cáo tổng kết cuối năm của huyện Hồng Ngự năm 2010:

Hồng Ngự là huyện biên giới phía Bắc tỉnh Đồng Tháp, có diện tích 20.973,70 ha đất tự nhiên, chiếm 6,21% tổng diện tích đất tự nhiên của Tỉnh. Dân số năm 2010 là 145.431 người, mật độ trung bình 693 người/km2, chiếm 3,78% dân số toàn Tỉnh. Huyện Hồng Ngự cách trung tâm tỉnh lị 68 km, có tỉnh lộ ĐT 841 đi qua nối liền huyện Hồng Ngự với các huyện, thị, thành phố trong tỉnh, cùng với mạng lưới sông rạch phong phú tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ đối ngoại, vận chuyển hàng hoá và giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội với các huyện, thị trong và ngoài tỉnh.

Huyện Hồng Ngự nằm ven sông Tiền ( thuộc hệ thống sông Mê Kông ) theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, có đường biên giới quốc gia Campuchia dài 18km, có vị trí địa lý thuận lợi về mặt giao thông đường thủy cũng như đường bộ. Nằm trong một tỉnh thuần nông nên huyện Hồng Ngự mang nét đặc trưng của vùng nông nghiệp. Tuy nhiên huyện có đường biên giới với Campuchia nên có nhiều tiềm năng phát triển hàng hoá với thế mạnh là nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và kinh doanh - dịch vụ, có địa giới hành chính được giới hạn như sau: Phía Bắc giáp Campuchia; Phía Nam giáp huyện Thanh Bình và tỉnh An Giang; Phía Đông giáp thị xã Hồng Ngự, huyện Tam Nông; Phía Tây giáp tỉnh An Giang.

Huyện Hồng Ngự có địa hình tương đối bằng phẳng, có những nét đặc thù do điều kiện tự nhiên nên nhìn chung huyện Hồng Ngự được chia thành 2 vùng cơ bản:

- Vùng chiều cao ven sông Tiền: địa hình có cao độ phổ biến từ 0,1m- 2,5m, cao nhất trên 4m, thấp nhất 0,7m. Riêng khu vực ven sông Tiền ở các xã cù lao có địa hình tương đối cao hơn. Hiện trạng chủ yếu là dân cư, cây lâu năm, cây ăn quả và rau màu.

- Vùng địa hình đồng bằng thấp trũng: bao gồm khu vực thấp, bằng đến trũng nằm bên đất liền và khu vực nằm giữa các cù lao (địa hình dạng lòng chảo, hướng dốc từ sông vào) cao độ phổ biến từ 1,8-2,5m, khu vực cù lao cao hơn 2-2.5m. Hiện trạng chủ yếu là lúa và nuôi trồng thuỷ sản.

Ngoài ra, sông Tiền thuộc khu vực huyện Hồng Ngự xuất hiện nhiều cồn với diện tích không ổn định do bồi mới và sạt lở hàng năm.

Nhìn chung đặc điểm địa hình tương đối đồng nhất, mang đặc điểm chung của địa hình đồng bằng nên có thế mạnh trong việc phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, Hồng Ngự là huyện đầu nguồn nên ven sông Tiền thường xuyên bị sạt lở đã gây không ít khó khăn trong sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trong huyện.

2.1.3.2 Sự cần thiết phải hỗ trợ người nghèo ở huyện Hồng Ngự a. Số lượng, cơ cấu và phân bố hộ đói nghèo

Hồng Ngự là huyện nằm trong khu vực nông thôn, là huyện nghèo, tiềm lực kinh tế còn mỏng, điểm xuất phát thấp, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn nhỏ bé, nhu cầu về vốn, công nghệ để phát triển là rất lớn. Huyện Hồng Ngự là địa phương có số hộ nghèo nhiều nhất trong tỉnh Đồng Tháp. Đến cuối năm 2013 trên địa bàn huyện có 4.195 hộ nghèo, chiếm tới 13,14% tổng số hộ nghèo của toàn tỉnh là 31.980 hộ. Huyện có tỷ lệ nghèo là 11,09% với 37.837 hộ dân cư trong huyện, giảm 3,26% với 1196 hộ so với đầu năm.

Bảng 2.1: Tình hình hộ nghèo trên địa bàn

STT Xã Tổng số hộ năm 2013 Số hộ nghèo năm 2012

Kết quả phân loại Hộ nghèo 2013 Số hộ thoát nghèo Số hộ rơi vào nghèo Tổng số hộ nghèo năm 2013 Tỷ lệ nghèo 1 Long Khánh A 4.612 532 157 11 386 8,37 2 Long Khánh B 3.090 408 112 12 308 9,97 3 Phú Thuận A 4.082 684 193 5 496 12,15 4 Phú Thuận B 4.365 698 164 20 554 12,69 5 Long Thuận 5.065 685 186 18 517 10,21 6 Thường Phước 1 5.188 882 171 8 719 13,86 7 Thường Phước 2 2.602 228 76 10 162 6,23 8 Thường Thới Tiền 3.625 393 96 11 308 8,50 9 Thường Lạc 876 63 19 1 45 5,14 10 Thường Thới Hậu A 1.991 357 59 13 311 15,62 11 Thường Thới Hậu B 2.341 461 84 12 389 16,62 Tổng 37.837 5.391 1.317 121 4.195 11,09

b. Đặc điểm và nguyên nhân đói nghèo tại huyện Hồng Ngự

Đặc điểm

- Hộ nghèo tập trung vào các gia đình có nhiều người không có tay nghề, không có việc làm hoặc chỉ đi làm thuê hàng ngày không ổn định.

- Cuộc sống của người nghèo sự thiếu thốn về vật chất một phần do đời sống bất ổn, cảm giác bị xa lánh và có ít quan hệ xã hội, không muốn kết bạn với người giàu. Chẳng có gì để giải trí (không có tivi, đài…), hiểu biết xã hội kém, hay uống rượu, đánh bạc.

- Hộ nghèo có anh, chị, em họ hàng cũng nghèo nên không có sự giúp đỡ về mọi mặt.

- Trình độ học vấn của chủ hộ và của vợ hoặc chồng cũng thấp. Tài sản dưới dạng nhà ở hoặc những tài sản khác cũng thấp hơn trung bình; trẻ em các hộ nghèo thường bị suy dinh dưỡng, phải lao động nặng nhọc từ khi còn bé.

- Các hộ nghèo tập trung nhiều ở các xã biên giới giáp với Campuchia như xã Thường Phước 1, các xã vùng cù lao như Phú Thuận A, Phú Thuận B, Long Thuận, điều kiện đi lại khó khăn, xa xôi, đời sống nhiều thiếu thốn.

Nguyên nhân

- Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, vùng sâu, vùng xa, dân trí thấp. - Do chưa có cơ chế đồng bộ:

+ Hệ thống chính sách, cơ chế XĐGN còn thiếu đồng bộ: Cơ chế vận hành và trách nhiệm của từng ngành chưa rõ. Cơ chế dân chủ, công khai, kiểm tra giám sát còn mang nặng tính hình thức. Công tác điều tra, quản lý đối tượng hộ nghèo, xã nghèo; xây dựng chương trình, kế hoạch còn nhiều thiếu sót. Nhiều nơi còn lúng túng, chưa biết cách huy động người dân tham gia xây dựng kế hoạch, thực hiện và quản lý nguồn lực cho XĐGN.

+ Thiếu những chính sách đủ mạnh để khuyến khích đầu tư, huy động mọi nguồn lực, phát triển các thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm mới. Tỷ lệ rủi ro, đọng vốn trong cho vay tạo việc làm còn cao.

- Một số chính sách hỗ trợ xã nghèo, hộ nghèo chưa có tác dụng khuyến khích để hộ nghèo, xã nghèo phấn đấu vươn lên.

- Do bản thân hộ nghèo: Hộ nghèo do các thành viên trong gia đình có trình độ học vấn thấp (không biết chữ); tập quán canh tác lạc hậu. Số hộ nghèo do nguyên nhân thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn; chưa biết áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào trồng trọt, chăn nuôi và phát triển ngành

nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, chiếm 20,7% trong tổng số hộ nghèo đói toàn huyện; các hộ nghèo có quy mô gia đình lớn nhưng sức lao động ít.

Trong tổng số 6.742 hộ nghèo có tại thời điểm điều tra năm 2011 (theo Phòng Lao động, Thương binh và xã hội huyện Hồng Ngự) được chia thành các nhóm nguyên nhân chính sau đây:

- Do thiếu vốn và tư liệu sản xuất, chiếm 52,8% (3.560 hộ)

- Thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn, chiếm 20,7% (1.396 hộ) - Thiếu đất sản xuất, chiếm 11,3% (762 hộ)

- Thiếu lao động, chiếm 8,2% (553 hộ) - Ốm đau, tàn tật, chiếm 4,1% (276 hộ) - Tai nạn, rủi ro, chiếm 1,3% (87hộ)

- Mắc các tệ nạn xã hội, chiếm 1,6% (108 hộ)

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện hồng ngự tỉnh đồng tháp (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)