Tình hình cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện hồng ngự tỉnh đồng tháp (Trang 51 - 61)

4.1.3.1 Doanh số cho vay

Các hộ nghèo là đối tượng cho vay chủ yếu của phòng giao dịch trong những năm qua.

Doanh số cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Hồng Ngự có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2012 giảm so với năm 2011 là 14.576 (giảm 49,7 %). Doanh số cho vay hộ nghèo tại PGD giảm là do nguồn vốn bị phân tán cho các đối tượng khác. Đồng thời PGD cho vay chủ yếu là nguồn vốn từ TW cấp cho nên PGD chưa chủ động về vốn để đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của hộ nghèo trên địa bàn, chưa thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo trong huyện. Đến 31/12/2012 dư nợ cho vay đạt 70.724 triệu đồng, tăng 4.993 triệu đồng so với năm 2011 tốc độ tăng hơn 7%. Năm 2013 dư nợ cho vay là 77.575 triệu đồng, tăng 6.851 triệu đồng, tốc độ tăng gần 3% so với năm 2012.Trong tổng dư nợ năm 2013 thì dư nợ hộ nghèo thuộc các xã biên giới đặc biệt khó khăn và các xã cù lao chiếm hơn 60% tổng dư nợ. Điều này cho thấy phòng giao dịch đã thực hiện tốt các chính sách của Chính phủ và tỉnh Đồng Tháp về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với các hộ nghèo thuộc các vùng xa, vùng sâu, vùng biên giới đặc biệt khó khăn, vì vậy dư nợ cho vay hộ nghèo thuộc các xã này là khá cao (điều này sẽ được phân tích trong phần sau).

Bảng 4.4: Tình hình cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Hồng Ngự Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6th 2014 So sánh 2012 - 2011 2013 - 2012 Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 29.315 14.739 21.056 12.083 (14.576) (49,7) 6.317 42,9 Số lượt hộ vay (lần) 3.411 874 1.833 815 (2.537) (74,4) 959 1,1 Doanh số thu nợ 12.354 9.746 14.205 9.336 (2.608) (21,1) 4.459 45,8 Dư nợ 65.731 70.724 77.575 80.322 4.993 7,6 6.851 9,7 Số hộ còn dư nợ (hộ) 16.479 16.566 17.051 3.764 87 0,5 485 2,9 Nợ quá hạn 2.769 2.594 2.279 742 (175) (6,3) (315) (12,1) Tỷ lệ nợ quá hạn % 4,2 3,7 2,9 0,9 - - - -

Nguồn: phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hồng Ngự.

*Doanh số cho vay hộ nghèo theo mục đích vay vốn

Trong doanh số cho vay theo các mục đích sử dụng vốn của hộ nghèo thì nhìn vào bảng dưới đây có thể thấy rằng các hộ nghèo vay tiền tại NHCSXH với các mục đích chủ yếu như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản, buôn bán và các hoạt động khác.

Phần lớn các hộ vay sử dụng vốn với mục đích chăn nuôi và trồng trọt, với tỷ trọng lần lượt là 37,2% và 29,2% trong tổng doanh số cho vay của NH (năm 2013), các mục đích vay vốn còn lại chỉ chiếm hơn 34%. Nhưng có thể thấy rằng nhu cầu vốn cho các mục đích khác như buôn bán, đánh bắt thủy sản ngày càng tăng biểu hiện ở doanh số cho vay cho các mục đích này tăng qua các năm, cụ thể hộ nghèo vay vốn cho đánh bắt thủy sản năm 2013 tăng 234 triệu đồng tăng gần 56% so với năm 2012 vì năm này nước lớn thuận lợi cho việc khai thác đánh bắt thủy sản tăng thu lợi cho hộ nghèo nên việc vay tiền mua ngư cụ là rất nhiều, còn mục đích vay để buôn bán và mục đích khác năm 2013 tăng hơn 90 triệu gần 26% so với năm 2012. Chứng tỏ nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo để đầu tư mua cây giống, vật nuôi là rất lớn nhưng các hộ nghèo thường sản xuất theo những tập quán cũ, thiếu kỹ thuật nên kết quả đạt được chưa như mong muốn.

Bảng 4.5: Doanh số cho vay hộ nghèo theo mục đích vay vốn tại PGD NHCSXH huyện Hồng Ngự Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6th 2014 So sánh 2012 - 2011 2013 - 2012 Số tiền % Số tiền % Chăn nuôi 15.903 7.348 10.915 5.720 (8.555) (53,8) 3.567 48,5 Trồng trọt 12.053 6.212 8.549 5.441 (5.841) (48,5) 2.337 37,6 Đánh bắt thủy sản 516 417 651 335 (99) (19,2) 234 56,1 Buôn bán 427 336 423 293 (91) (21,3) 87 25,9 Khác 416 426 518 294 10 2,4 92 25,6 Tổng 29.315 14.739 21.056 12.083 (14.576) (49,7) 6.317 (42,9)

Nguồn: phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hồng Ngự.

Vì vậy phòng giao dịch NHCSXH huyện Hồng Ngự bên cạnh giúp các hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, còn hỗ trợ giúp đỡ các hộ nghèo biết cách làm ăn thông qua việc kết hợp với phòng Nông nghiệp và 4 tổ chức Chính trị- Xã hội tổ chức các lớp tập huấn về khuyến nông, khuyến ngư,...để nâng cao kiến thức kỹ thuật giúp các hộ vay vận dụng có hiệu quả vào trong sản xuất.

*Doanh số cho vay hộ nghèo theo thời hạn Đơn vị: Triệu đồng

Nhìn vào bảng dưới ta thấy doanh số cho vay hộ nghèo ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm, cụ thể năm 2011 là gần 60%, năm 2012 và 2013 luôn chiếm hơn 61%. Các món vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn chỉ gần 40% qua các năm vì các hộ nghèo ít có kế hoạch sử dụng vốn cho các mục đích lâu dài. Năm 2013 vốn cho vay trung và dài hạn của ngân hàng tăng gần 3 tỷ đồng so với năm 2012 là do trong năm này đã giải ngân cho các hộ nghèo để chăn nuôi bò theo hướng phát triển chăn nuôi thu lợi nhuận cao của huyện ( ở đây là chăn nuôi bò sẽ mang lại giá trị kinh tế cao mặc dù thời gian chăn nuôi có thể kéo dài qua nhiều năm). Đây là định hướng đúng vì thực tế việc chăn nuôi gia cầm như gà, vịt mang nhiều rủi ro do các loại dịch bệnh thường xuyên xuất hiện mặc khác giá cả bấp bênh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống các hộ nghèo khi vay tiền chăn nuôi các loại gia cầm này.

Bảng 4.6: Doanh số cho vay hộ nghèo theo thời hạn tại NHCSXH huyện Hồng Ngự Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6th 2014 So sánh 2012 - 2011 2013 - 2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 17.023 9.378 12.706 8.127 (7.645) (45) 3.328 35,5 Trung và dài hạn 12.292 5.361 8.350 3.956 (6.931) (56,4) 2.989 55,6 Tổng 29.315 14.739 21.056 12.083 (14.576) (49,7) 6.317 42,9

Nguồn: phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hồng Ngự.

Các hộ tại địa phương sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, hoa màu và nuôi trồng thủy sản, sản xuất trong lĩnh vực này thường có chu kỳ ngắn nên các hộ đòi hỏi phải có vốn để sản xuất. Nhu cầu vốn lưu động để sản xuất phần nào được đáp ứng nhờ vào nguồn vốn vay ngắn hạn từ NHCSXH. Tuy việc quản lý các món vay trong ngắn hạn là rất khó và tốn nhiều thời gian, tuy nhiên PGD đã cố gắng đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của các hộ cho dù doanh số cho vay có xu hướng giảm qua các năm. Tong năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn là 17.023 triệu đồng nhưng đã giảm còn 9.387 triệu đồng ở năm 2012, giảm 45% và đến năm 2013 đã tăng trở lại lên 12.706 triệu đồng tăng hơn 35% so với năm 2012, có thể thấy ngân hàng đã rất nỗ lực để thực hiện cho vay các nhu cầu vốn ngắn hạn cho các hộ nghèo để các hộ nghèo có vốn để làm ăn vươn lên thoát nghèo, từ đó ngân hàng đã góp phần đảm bảo việc thực hiện mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước

Biểu đồ thể hiện cơ cấu doanh số cho vay dưới đây cho thấy rằng việc cho vay vốn trung và dài hạn đang có xu hướng giảm vì nhu cầu vốn này của các hộ nghèo đang giảm dần mặc khác nguồn vốn này mang nhiều rủi ro nên ngân hàng thẩm định rất cẩn thận tránh những tổn thất có thể xảy ra ảnh hưởng đến nguồn vốn của ngân hàng không thể quay vòng tiếp tục cho các hộ nghèo khác có thể vay tiền được để làm ăn giảm nghèo .

58,0% 42,0% 63,6% 36,3% 60,3% 39,7% 67,3% 32,7% 0% 100% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6th 2014 Năm Ngắn hạn Trung và dài hạn

Hình 4.3 Doanh số cho vay hộ nghèo theo thời hạn tại PGD NHCSXH huyện Hồng Ngự giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014

4.1.3.2 Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ hộ nghèo là toàn bộ gốc và lãi mà các hộ nghèo đã trả trong năm tài chính, cùng với công tác cho vay thì quá trình thu nợ cũng được tiến hành thường xuyên liên tục nhằm bảo toàn và mở rộng quy mô vốn. Doanh số thu nợ cao chứng tỏ các hộ nghèo sản xuất có hiệu quả, hoàn trả được nợ gốc và lãi cho ngân hàng.

Doanh số thu nợ qua các năm lúc tăng lúc giảm, năm 2011 doanh số thu nợ là 12.354 triệu đồng, năm 2012 giảm xuống còn 9.746 triệu đồng, năm 2013 tăng lên 14.205 triệu đồng tăng 4.459 triệu so với năm 2012, tốc độ tăng 45,8% so với năm 2012. Hết quý 2 năm 2014 thì doanh số thu nợ chỉ tăng 7,2% tương đương 631 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013. Do doanh số thu nợ tăng nên nợ quá hạn năm 2011 là 6.478 triệu đồng chiếm tỷ lệ 4,17% trên tổng dư nợ. Năm 2013 giảm xuống còn 5.217 triệu đồng, chiếm 3,21% tổng dư nợ. Điều này đạt được là do nhiều hộ nghèo vay vốn sản xuất có hiệu quả cho nên hoàn trả nợ vay của ngân hàng đúng thời hạn. Nguyên nhân là do địa phương đã tích cực thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Trong năm 2013, toàn huyện đã giải quyết việc làm mới cho 2.310 lao động động (vượt 2,24% kế hoạch, tăng 3,46% so với cùng kỳ); tổ chức dạy nghề cho 1.486 người (đạt 94,5% kế hoạch, giảm 14,36%); trong đó có 476 lao động ở các vùng biên giới khó khăn; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của huyện đạt 36,21%. Bên cạnh đó phòng giao dịch ngân hàng Chính sách huyện Hồng Ngự cũng đã cho 510 hộ nghèo vay với số tiền gần 11,6 tỷ đồng để đầu

tư mua con giống, cây trồng, thức ăn chăn nuôi...Ngoài ra cán bộ phòng giao dịch còn phối hợp với các đơn vị đoàn thể hướng dẫn hộ nghèo cách thức sản xuất, để những hộ nghèo có điều kiện phát triển vươn lên để thoát nghèo.

Đến 31/12/2012 có 16.566 hộ nghèo đang dư nợ, tăng 87 hộ so năm 2011, tỷ lệ tăng 0,5%. Đến năm 2013 số hộ còn dư nợ là 17.051 tăng 485 hộ so với năm 2012. Đây là nỗ lực rất lớn của ngân hàng, số hộ được vay vốn ngày càng tăng, điều này sẽ giúp các hộ nghèo có thể vươn lên thoát nghèo.

* Doanh số thu nợ hộ nghèo theo mục đích vay vốn

Bảng 4.7: Doanh số thu nợ hộ nghèo theo mục đích vay vốn tại PGD NHCSXH huyện Hồng Ngự Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6th 2014 So sánh 2012 - 2011 2013 - 2012 Số tiền % Số tiền % Chăn nuôi 5.793 4.327 7.492 4.415 (1.466) (22,3) 3.165 73,1 Trồng trọt 5.920 4.685 5.846 4.347 (1.235) (20,9) 1.161 24,8 Đánh bắt thủy sản 225 287 342 241 62 27,6 55 19,2 Buôn bán 169 193 214 183 24 14,2 21 10,9 Khác 247 254 311 177 7 2,8 57 22,4 Tổng 12.354 9.746 14.205 9.336 (2.608) (27,0) 4.459 45,8

Nguồn: phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hồng Ngự.

Từ bảng trên cho thấy doanh số thu nợ đối với lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi có sự tăng giảm qua các năm. Năm 2012 doanh số thu nợ giảm so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 thì tăng so với năm 2012 nhưng có thể thấy rằng mặc dù lĩnh vực trồng trọt có doanh số vay nợ ít hơn lĩnh vực chăn nuôi nhưng lại có mức độ trả nợ nhiều hơn so với ngành chăn nuôi điều này là do các hộ nghèo vay vốn để trồng trọt chủ yếu là mua nguyên vật liệu, cây giống ngắn ngày nên có thời gian thu lợi nhanh hơn nên có điều kiện trả nợ ngân hàng so với chăn nuôi thì thời gian nuôi dài hơn. Còn các mục đích vay vốn khác thì có doanh số trả nợ tăng trưởng đều qua các năm. Những điều trên cho thấy tình hình thu nợ của ngân hàng có khả quan, ngân hàng cần cố gắng phát huy tốt tình hình này để hạn chế khả năng gia tăng nợ xấu cho ngân hàng.

* Doanh số thu nợ hộ nghèo theo thời hạn

Bảng 4.8: Doanh số thu nợ hộ nghèo theo thời hạn tại PGD NHCSXH huyện Hồng Ngự Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6th 2014 So sánh 2012 - 2011 2013 - 2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 8.276 7.208 8.962 6.089 (1.068) (12,9) 1.754 24,3 Trung và dài hạn 4.078 2.538 5.243 3.247 (1.540) (37,8) 2.705 106,6 Tổng 12.354 9.746 14.205 9.336 (2.608) (21,1) 4.459 45,8

Nguồn: phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hồng Ngự.

Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng, chiếm trên 60% tổng doanh số thu nợ. Vì các hộ nghèo vay vốn cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh ngắn hạn nên sẽ thu lợi nhanh hơn từ đó có tiền trả nợ ngân hàng. Doanh số thu nợ theo các loại thời hạn có sự tăng giảm qua các năm nhưng tình hình thu nợ hộ nghèo có dấu hiệu khả quan nhờ sự phối hợp của ngân hàng và các cơ quan, đoàn thể trong việc hỗ trợ người nghèo biết cách sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả, giúp họ làm ăn đúng cách, tìm đầu ra cho các sản phẩm mà hộ nghèo vay vốn để sản xuất. Tất cả những điều này một mặt giúp hộ nghèo làm ăn có hiệu quả, thu được lợi nhuận vươn lên thoát nghèo mặt khác giúp ngân hàng thu hồi được nợ nhanh hơn đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn để có vốn cho các hộ nghèo khác vay.

Biểu đồ thể hiện cơ cấu doanh số thu nợ theo các loại thời hạn bên dưới cho thấy số nợ thu từ cho vay trung và dài hạn có xu hướng tăng điều này thể hiện sự nỗ lực cố gắng của hai bên, một bên là hộ nghèo đã sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tốt thu được lợi nhuận có tiền trả nợ cho ngân hàng, còn phía ngân hàng chính sách đã thực hiện tốt các khâu trong quy trình cho vay đồng thời cũng đã giúp đỡ các hộ nghèo sau khi đã giải ngân vốn về phương diện sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để các hộ nghèo phát huy tinh thần vượt khó của mình vươn lên thoát nghèo.

67.0% 33.0% 73.9% 26.1% 63.1% 36.9% 65.2% 34.8% 0% 100% 2011 2012 2013 6th 2014 Năm Ngắn hạn Trung và dài hạn

Hình 4.4 Doanh số thu nợ hộ nghèo theo thời hạn tại PGD NHCSXH huyện Hồng Ngự giai đoạn từ năm 2011đến tháng 6 năm 2014

4.1.3.3 Dư nợ cho vay

Dư nợ tại một thời điểm thể hiện tổng số tiền mà ngân hàng còn phải thu về, đây là toàn bộ vốn gốc mà ngân hàng chưa thu, bao gồm các khoản vay trước đây và các khoản vay mới phát sinh. Dư nợ có mối quan hệ đồng biến với doanh số cho vay và nghịch biến với doanh số thu nợ, do vậy chỉ tiêu này thể hiện tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng, góp phần đánh giá hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo.

*Tình hình dư nợ tại các địa bàn trong huyện

Tính chung cho toàn huyện, số hộ nghèo được vay vốn của NHCSXH năm 2011 mới chỉ chiếm 8,5% trong tổng số hộ nghèo, năm 2012 tăng lên 10,5%, năm 2013 là 24,3%, tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn của NHCSXH huyện còn thấp. Như vậy còn rất cao số hộ nghèo vẫn chưa được tiếp cận nguồn vốn vay của NHCSXH mặc dù tỷ lệ hộ được vay vốn đã tăng lên qua các năm.

Dư nợ của của ngân hàng tại các xã trong bảng trên thì dư nợ cho vay hộ nghèo tại các xã vùng biên giới và các vùng cù lao chiếm phần lớn tổng dư nợ. Địa bàn xã Thường Phước 1 có dư nợ cho vay nhiều nhất vì xã này có số hộ nghèo cao nhất huyện với 12.812 triệu đồng năm 2011 tăng lên 13.842 triệu đồng dư nợ năm 2013, và thấp nhất là xã Thường Lạc.

Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn trong tổng số hộ nghèo của huyện mặc dù đã được cải thiện qua các năm nhưng vẫn tồn tại vấn đề là việc cho các hộ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện hồng ngự tỉnh đồng tháp (Trang 51 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)