0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN HỒNG NGỰ TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 36 -36 )

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp từ PGD ngân hàng CSXH huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp từ năm 2011 đến hết tháng 6 năm 2014 và luận văn có sử dụng kết quả nghiên cứu của chú Hà Xuân Bảo (Giám đốc PGD).

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

Chủ yếu dùng phương pháp so sánh để phân tích tình hình biến động của các chỉ tiêu, nội dung được trình bày trong luận văn. Mỗi chỉ tiêu được phân tích có cùng điều kiện so sánh và sử dụng hai kỹ thuật so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối để làm rõ tình hình và nguyên nhân sự biến động của các chỉ tiêu này qua các năm. Ví dụ, so sánh chỉ tiêu doanh số cho vay tại PGD năm 2013 so với năm 2012:

- Tiêu chuẩn so sánh: số kỳ gốc (2012): 14.739 triệu đồng. - Điều kiện so sánh:

+ Cùng nội dung kinh tế: doanh số cho vay + Cùng đơn vị tính: Triệu đồng.

- Kỹ thuật so sánh:

+ So sánh bằng số tuyệt đối: 21.056 triệu đồng-14.739 triệu đồng + So sánh bằng số tương đối:[( 21.056-14.739) / 14.739] *100

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG GIAO DỊCH

NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN HỒNG NGỰ

TỈNH ĐỒNG THÁP

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ IX, Luật các tổ chức tín dụng và Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa X về chính sách tín dụng đối với người nghèo, các đối tượng chính sách khác và tách việc cho vay chính sách ra khỏi hoạt động tín dụng thông thường của các Ngân hàng thương mại Nhà nước, cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 về việc thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) để thực hiện tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đây là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt Nam trong việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về "xóa đói giảm nghèo". Mặc dù ngân hàng chính sách xã hội đã chính thức khai trương đi vào hoạt động từ ngày 11 tháng 3 năm 2003 nhưng do mở rộng đối tượng phục vụ: vừa phải xây dựng bộ máy, sắp xếp bố trí cán bộ, vừa phải xây dựng và hoàn thiện cơ chế hoạt động nên khối lượng công việc lớn đòi hỏi phải có những nỗ lực lớn.

Ngân hàng Chính sách xã hội có trụ sở chính đặt tại Hà Nội với vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng, được tổ chức theo hệ thống 3 cấp: Trung ương, Tỉnh, Huyện. Ngoài ra còn bố trí tổ giao dịch lưu động tại các xã (có hơn 8.000 điểm giao dịch). PGD NHCSXH huyện Hồng Ngự là một trong những PGD trực thuộc và chịu sự quản lý NHCSXH tỉnh Đồng Tháp. Hoạt động chủ yếu, chiếm tỷ lệ lớn là cho vay hộ nghèo phương thức thông qua hội đồng uỷ thác cho các tổ chức chính trị xã hội: Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Được thành lập và đi vào hoạt động đến nay PGD đã và đang thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo và các hộ chính sách khác. Thực hiện phương thức cho vay ủy thác qua các đoàn thể và thông qua tổ TK&VV bước đầu đã đạt được nhiều thành quả đáng kể. Bên cạnh đó, hệ thống các điểm giao dịch tại cấp xã cũng được thiết lập đã tạo điều kiện hơn nữa để người nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận nguồn vốn dễ dàng.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC

Tổ chức bộ máy PGD NHCSXH huyện Hồng Ngự bao gồm Ban giám đốc và các phòng, tổ chuyên môn như sau:

(Nguồn: Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hồng Ngự)

Ban giám đốc:

Tùy theo tình hình thực tế tại phòng giao dịch Ban giám đốc có thể phân công thực hiện các nhiệm vụ được giao như sau:

Chỉ đạo và chịu trách nhiệm chung về hoạt động của ngân hàng.

Thay mặt ngân hàng ký nhận vốn và các nguồn lực khác của các cá nhân, tổ chức.

Phê duyệt cho vay các chương trình đã được giám đốc tỉnh uỷ quyền. Quản lý điều hành về mặt nhân sự, chủ trì các cuộc họp tại phòng giao dịch và tham mưu giúp việc cho Ban đại diện HĐQT huyện theo quy định.

Đôn đốc thực hiện kế hoạch tín dụng trên địa bàn.

Tổ kế hoạch nghiệp vụ tín dụng

Chức năng: tổ kế hoach nghiệp vụ tín dụng có chức năng phân tích đánh giá rủi ro và giám sát mọi rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất có thể chấp nhận được. Nhiệm vụ cụ thể:

Xây dựng chính sách rủi ro tín dụng

Soạn thảo chính sách quản lý rủi ro tín dụng trong từng thời kỳ bao gồm việc xác định tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp, xác định tỷ lệ nợ xấu tối đa có thể chấp nhận được, cảnh báo các trường hợp và các lĩnh vực đầu tư cần hạn chế…

Tổ chức đánh giá định kỳ chính sách quản lý rủi ro tín dụng nhằm đề xuất chỉnh sửa kịp thời các nội dung hoặc chỉ tiêu cần thiết.

Ban giám đốc

Quản lý danh mục cho vay

Tổ chức giám sát thường xuyên danh mục đầu tư tín dụng nhằm đảm bảo dư nợ theo từng nhóm khách hàng, theo cơ cấu hạn vay…

Trực tiếp thẩm định rủi ro đối với từng khoản cấp tín dụng đến khách hàng:

Cho điểm tín dụng và phân loại khách hàng theo quy định của NHCS. Đánh giá mọi loại rủi ro trong giao dịch tín dụng với khách hàng, bao gồm đánh giá tính pháp lý và tính đầy đủ của bộ hồ sơ tín dụng, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của từng khoản cấp tín dụng, thẩm định và định giá tài sản đảm bảo, Thẩm định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng…

Đề xuất các biện pháp cần thực hiện nhằm đảm bảo khả năng thu hổi đủ nợ. Ngoài ra còn thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc và phó giám đốc phân công.

Tổ kế toán ngân quỹ

Trong đó kế toán: Tổ chức thực hiện chế độ kế toán và hạch toán theo đúng luật kế toán, thống kê của nhà nước, quy định của Bộ tài chính, của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng chính sách xã hội theo từng thời kỳ; Hướng dẫn tập huấn, hoạch toán kế toán tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hồng Ngự; Tổng hợp số liệu kế toán, lập các bảng cân đối kế toán định kỳ, bảng tổng kết tài sản và bảng kết quả kinh doanh hàng tháng, quý, năm của chi nhánh; Lập kế hoạch tài chính của chi nhánh.

Thủ quỹ làm nhiệm vụ thu tiền khi khách hàng đến gửi tiết kiệm hoặc trả nợ cho Ngân hàng và chi tiền khi Ngân hàng cho khách hàng vay hoặc cấp tiền cho thủ quỹ đi giải ngân ở địa phương, chi những khoản cần chi khác của ngân hàng theo quyết định của giám đốc.

Tổ bảo vệ

Bảo vệ an toàn về tài sản của đơn vị, tham gia bảo vệ và áp tải tiền mặt, giấy tờ có giá và các tài sản khác của Phòng giao dịch tại đơn vị và trên đường công tác.

Về tình hình nhân sự qua các năm của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hồng Ngự được sơ lược trong bảng sau:

Bảng 3.1: Tình hình nhân sự tại PGD NHCSXH huyện Hồng Ngự

Đơn vị: Người

Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số người % Số người % Số người %

Giới tính - Nam 6 66,7 8 80 8 80 - Nữ 3 33,3 2 20 2 20 Độ tuổi - Dưới 36 5 55,6 7 70 7 70 - Trên 36 4 44,4 3 30 3 30 Trình độ - Trên đại học 1 11,1 1 10 1 10 - Đại học 6 66,7 7 70 7 70 - Cao đẳng 0 0 0 0 0 0 - Khác 2 22,2 2 20 2 20 Tổng 9 10 10

Nguồn: Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hồng Ngự.

3.3 ĐỐI TƢỢNG PHỤC VỤ Hộ nghèo, cận nghèo. Hộ nghèo, cận nghèo.

Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề.

Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ).

Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Một số chương trình theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

3.4 CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG

3.4.1 Chức năng, nội dung nhiệm vụ của Phòng giao dịch

Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hồng Ngự là đại diện pháp nhân, hạch toán phụ thuộc Ngân hàng chính sách xã hội Đồng Tháp.

Hoạt động kinh doanh theo điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội Đồng Tháp, theo quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh được Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam ban hành và theo các quy chế quy định khác của NHCSXH Việt Nam.

Đến nay, NHCSXH đã thực hiện 16 chương trình (dự án) cho vay theo chỉ định của Chính phủ. Riêng tại Huyện Hồng Ngự đã thực hiện cho vay 10/16 chương trình gồm:

- Cho vay hộ nghèo; - Cho vay hộ cận nghèo; - Cho vay giải quyết việc làm;

- Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; - Cho vay xuất khẩu lao động có thời hạn nước ngoài; - Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; - Cho vay xây dựng nhà trên cụm, tuyến dân cư vượt lũ; - Cho vay xây dựng nhà ở hộ nghèo;

- Cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; - Cho vay thương nhân vùng khó khăn;

3.4.2 Định hƣớng hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại PGD

Đây là ngân hàng phục vụ cho người nghèo với mục đích phi lợi nhuận. Tuy vậy, ngân hàng cũng cần đề ra những mục tiêu làm sao vừa có lợi cho người dân vừa góp phần giảm bớt lo lắng của ngân hàng như: cho vay đúng địa chỉ, đúng đối tượng và sử dụng vốn đúng mục đích. Ngoài ra, ngân hàng còn sử dụng nguồn vốn với các mục tiêu khác như: tăng trưởng – an toàn – hiệu quả.

Cho vay đúng địa chỉ: Có nghĩa là phải biết người vay là ai? Ở đâu? Có nằm trong diện cho vay hay không? Đã vay của tổ chức nào chưa? Vay bao nhiêu? Tránh tình trạng người nghèo vay của tổ chức này để trả cho tổ chức khác trong khi làm ăn không có lãi. Vì vậy, trước khi cho vay tổ trưởng các tổ, Đoàn, hội phải thẩm định lại tình hình thực tế xem có đúng như đơn xin vay của các hộ hay không.

Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng. Vì người nghèo nên vấn đề trả được vốn đã khó khăn chưa nói gì đến lãi. Vì vậy, Ngân hàng chỉ mong những hộ nghèo trả được vốn và lãi vay theo đúng kỳ hạn.

Tăng trưởng: mục tiêu của ngân hàng là mong muốn sau khi vay, người vay sử dụng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả. Hoạt động làm ăn, buôn bán của người vay có sinh lời thì họ mới có thể trả nợ và lãi vay cho ngân hàng đúng hạn. Như vậy, ngân hàng có thể thu hồi vốn và tiếp tục cho nhiều hộ nghèo khác có nhu cầu vay.

An toàn và hiệu quả: an toàn và hiệu quả là điều không thể thiếu ở bất kỳ lĩnh vực nào đặc biệt là trong vấn đề kinh doanh, buôn bán…

3.5 QUY ĐỊNH CHUNG ĐỐI VỚI CHO VAY HỘ NGHÈO

Ngân hàng chính sách xã hội cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội.

3.5.1 Nguyên tắc vay vốn Sử dụng vốn vay đúng mục đích Sử dụng vốn vay đúng mục đích

Trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã thỏa thuận

3.5.2 Điều kiện vay vốn

Bên cho vay xem xét và quyết định cho vay khi hộ nghèo có đủ các điều kiện sau:

Có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay.

Có tên trong danh sách hộ nghèo ở xã (phường, thị trấn) sở tại theo chuẩn hộ nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố theo từng thời kỳ.

Hộ vay không phải thế chấp tài sản và được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn, được tổ bình xét, lập thành danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND cấp xã.

Chủ hộ hoặc người thừa kế được ủy quyền giao dịch là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với Bên cho vay, là người trực tiếp ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ Ngân hàng.

3.5.3 Hộ nghèo đƣợc vay vốn vào các việc Sản xuất kinh doanh dịch vụ bao gồm: Sản xuất kinh doanh dịch vụ bao gồm:

Mua sắm các loại vật tư, cây trồng vật nuôi, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc gia cầm…

Mua sắm các công cụ lao động để phục vụ cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ.

Các nhu cầu về thanh toán cung ứng lao vụ: thuê làm đất, bơm nước, dịch vụ thú y..

Đầu tư các nghề thủ công trong hộ gia đình:mua nguyên vật liệu sản xuất, công cụ lao động thủ công, máy móc nhỏ…

Góp vốn thực hiện dự án sản xuất kinh doanh do cộng đồng người lao động sáng lập và được chính quyền địa phương cho phép thực hiện.

Cho vay sửa chữa nhà ở hư hại dột nát, không cho vay để xây dựng nhà ở mới (mức cho vay tối đa tại thời điểm này là 3 triệu).

Cho vay nước sạch. Cho vay điện thắp sáng.

Cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về học tập cho học sinh phổ thông.

Cho vay học sinh sinh viên đang theo học tại các trường đại học, trung học chính quy có thời hạn học từ 01 năm trở lên.

Tuy nhiên căn cứ vào nguồn vốn thực tế và nhu cầu vốn tại địa phương, NHCSXH ưu tiên tập trung nguồn vốn cho hộ nghèo vay sản xuất kinh doanh trước, sau đó mới xét đến cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nước sạch, điện thắp sáng và học tập.

3.5.4 Mức cho vay

Mức cho vay sản xuất kinh doanh tối đa là 30 triệu đồng/hộ.

Mức cho vay 30 triệu đồng/hộ áp dụng cho đối tượng chăn nuôi đại gia súc, trồng cây lâu năm, nuôi trồng đánh bắt thủy sản.

Mức cho vay đối với từng hộ nghèo căn cứ vào nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay. Mỗi hộ có thể vay vốn một hay nhiều lần nhưng không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa.

3.5.5 Thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay cụ thể căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của người vay nhưng tối đa không quá 60 tháng (5 năm).

3.5.6 Lãi suất cho vay

Do thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, thống nhất trong phạm vi cả nước.

Hiện nay áp dụng mức lãi suất: + Trong hạn: 0,65%/tháng

+ Quá hạn: 0,845%/tháng (130% lãi suất trong hạn)

Ngoài lãi suất cho vay hộ nghèo không phải trả thêm bất kỳ một khoản phí nào khác.

3.5.7. Xử lý rủi ro

Xử lý rủi ro do nguyên nhân chủ quan: “Những thiệt hại do nguyên nhân chủ quan của hộ vay, của tổ chức nhận ủy thác hoặc của cán bộ NHCSXH gây ra thì các đối tượng này phải bồi hoàn và bị xử lý theo mức độ vi phạm”. Xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan:

Khách hàng vay vốn là những hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn, thiếu kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch, mặt

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN HỒNG NGỰ TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 36 -36 )

×