Tín dụng và hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện hồng ngự tỉnh đồng tháp (Trang 25 - 33)

2.1.2.1 Những vấn đề cơ bản về tín dụng đối với hộ nghèo

Khái niệm

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Trong mối quan hệ này ngân hàng vừa là người cho vay, vừa là người đi vay. Tuy trong kinh tế thị trường có nhiều hình thức tín dụng, nhưng tín dụng ngân hàng là hình thức chủ yếu và phổ biến nhất. Các ngân hàng thực tế là một trung gian tài chính quan trọng hàng đầu trong bất kỳ một quốc gia nào (Học viện ngân hàng, 2001).

Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay là ngân hàng và bên đi vay là cá nhân doanh nghiệp và các chủ thể khác; trong đó, bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.

Tín dụng đối với người nghèo là những khoản tín dụng chỉ dành riêng cho những người nghèo, có sức lao động, nhưng thiếu vốn để phát triển sản xuất trong một thời gian nhất định phải hoàn trả số tiền gốc và lãi; tùy theo từng nguồn có thể hưởng theo lãi suất ưu đãi khác nhau nhằm giúp người nghèo mau chống vượt qua nghèo đói vươn lên hòa nhập cùng cộng đồng. Tín dụng đối với người nghèo hoạt động theo những mục tiêu, nguyên tắc, điều kiện riêng, khác với các loại hình tín dụng của các Ngân hàng Thương mại mà nó chứa đựng những yếu tố cơ bản sau:

* Mục tiêu: Tín dụng đối với người nghèo nhằm vào việc giúp những người nghèo đói có vốn phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao đời sống, hoạt động vì mục tiêu XĐGN, không vì mục đích lợi nhuận.

* Nguyên tắc cho vay: Cho vay hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Hộ nghèo vay vốn phải là những hộ được xác định theo chuẩn mực nghèo đói do Bộ LĐ-TBXH hoặc do địa phương công bố trong từng thời kỳ. Thực hiện cho vay có hoàn trả (gốc và lãi) theo kỳ hạn đã thoả thuận.

* Điều kiện: Có một số điều kiện, tuỳ theo từng nguồn vốn, thời kỳ khác nhau, từng địa phương khác nhau có thể quy định các điều kiện cho phù hợp với thực tế. Nhưng một trong những điều kiện cơ bản nhất của tín dụng đối với người nghèo đó là: Khi được vay vốn không phải thế chấp tài sản.

Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo

Người nghèo đói do nhiều nguyên nhân như: Già, yếu, ốm đau, không có sức lao động, do đông con dẫn đến thiếu lao động, do mắc tệ nạn xã hội, do lười lao động, do thiếu kiến thức trong sản xuất kinh doanh, do điều kiện tự nhiên bất thuận lợi, do không được đầu tư, do thiếu vốn...trong thực tế ở nông thôn Việt Nam bản chất của những người nông dân là tiết kiệm cần cù, nhưng nghèo đói là do không có vốn để tổ chức sản xuất, thâm canh, tổ chức kinh doanh. Vì vậy, vốn đối với họ là điều kiện tiên quyết, là động lực đầu tiên giúp họ vượt qua khó khăn để thoát khỏi đói nghèo. Khi có vốn trong tay, với bản chất cần cù của người nông dân, bằng chính sức lao động của bản thân và gia đình họ có điều kiện mua sắm vật tư, phân bón, cây con giống để tổ chức sản xuất thực hiện thâm canh tạo ra năng suất và sản phẩm hàng hóa cao hơn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Tín dụng ngân hàng làm giảm tệ nạn cho vay nặng lãi:

Tệ nạn cho vay nặng lãi đã có từ lâu đời nay, hiện nay vẫn đang tồn tại khá nặng nề ở nông thôn, nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Cho vay nặng lãi thể hiện ở lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất cho vay của ngân hàng hoặc dưới dạng mua bán sản phẩm non như lúa non, lạc non, mía non…ở thời kỳ giáp hạt.

Do nhu cầu cấp bách (thường là do đói kém, ốm đau bệnh tật, chi phí con đi học hoặc nhu cầu đột xuất), nên họ phải vay nặng lãi. Tín dụng nặng lãi gây nhiều tác hại cho người dân, đặc biệt là hộ nghèo, làm cho hộ nghèo càng nghèo thêm. Chính hoạt động tín dụng ngân hàng, nhất là NHCSXH đã trực

Giúp người nghèo có việc làm, nâng cao kiến thức tiếp cận thị trường, có điều kiện hoạt động SXKD trong nền kinh tế thị trường:

Cung ứng vốn cho người nghèo theo chương trình, với mục tiêu đầu tư cho SXKD để XĐGN; sau một thời gian thu hồi cả gốc và lãi đã buộc người vay phải tính toán trồng cây gì, nuôi con gì, làm nghề gì và làm như thế nào để có hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho gia đình; đồng thời trả nợ cho ngân hàng. Để làm được điều đó, họ phải học hỏi kỹ thuật sản xuất, suy nghĩ biện pháp quản lý. Từ đó, tạo cho họ tính năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, tích luỹ được kinh nghiệm trong công tác quản lý kinh tế. Mặt khác, khi số đông người nghèo sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá thông qua việc trao đổi trên thị trường, làm cho họ tiếp cận được kinh tế thị trường một cách trực tiếp. Đồng thời giải quyết tình trạng không có việc làm cho hàng vạn lao động nghèo, phát huy tiềm năng sẵn có của các hộ gia đình. Như chúng ta đã biết diện tích đất nông nghiệp trên đầu người hiện nay ở các vùng nông thôn của đất nước quá thấp (do quá trình đô thị hoá nhanh làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp). Trong khi đó, số lao động nông thôn ngày càng tăng (một phần do sinh đẻ không có kế hoạch), sản xuất thuần nông (không có ngành nghề phụ) nên thời gian nông nhàn của người nghèo lớn (thời gian làm việc của một lao động trong một năm chỉ khoảng 100 ngày, còn 265 ngày không có việc làm). Tình trạng không có việc làm diễn ra phổ biến ở các vùng nông thôn. Thông qua vốn tín dụng cho người nghèo đã hỗ trợ phát triển ngành nghề ở nông thôn, như: Chế biến nông sản, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống cũng như thủ công mỹ nghệ, ngành nghề truyền thống. Nhờ vậy, đã giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Giải quyết phần lớn thời gian nông nhàn. Tận dụng lao động để khai thác ngành nghề truyền thống, khai thác tiềm năng nội lực, tạo cơ hội cho người nghèo tự vận động, vượt qua khó khăn, vươn lên thoát khỏi cảnh đói nghèo hoà nhập cộng đồng.

Cung ứng vốn cho người nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới:

Tín dụng cho người nghèo của NHCSXH thực hiện theo các quy định nghiệp vụ như bình xét công khai đối tượng được vay, thành lập tổ vay vốn, phải qua sự kiểm tra của chính quyền xã, phường, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp từ Trung Ương đến xã, vốn vay được phát trực tiếp tận người vay. Do đó, thông qua vay vốn, các hộ nghèo trong tổ cùng giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống; trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm quản lý kinh tế, chia sẻ rủi ro, hoạn nạn. Thông qua đó mà tình làng nghĩa xóm được gắn bó hơn. Đồng thời số lượng các hội viên sinh hoạt tại các tổ chức hội (HND, HPN, HCCB, ĐTN) ngày càng đông, hoạt động của các tổ chức hội phong phú hơn về nội dung, các hội làm dịch vụ ủy thác cho vay hộ nghèo cũng có

thêm khoản thu nhập từ phí uỷ thác ngân hàng trả theo tỷ lệ và định kỳ nhất định (hàng quý). Kết quả phát triển kinh tế đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn. Trật tự an ninh, an toàn xã hội được giữ vững; hạn chế được những mặt tiêu cực, tạo ra bộ mặt mới trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn.

2.1.2.2 Hiệu quả tín dụng hộ nghèo

Đối với các Ngân hàng thương mại, thì các dịch vụ tín dụng là một trong những sản phẩm quan trọng nhất của ngân hàng, chúng gồm các khoản cho vay và các dịch vụ mang tính chất tín dụng. Đối với NHCSXH hiện nay, các khoản cho vay chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hoạt động tín dụng ngân hàng và chúng là sản phẩm dễ bị rủi ro nhất. Khái niệm hiệu quả tín dụng hộ nghèo ở đây được hiểu là hiệu quả cho vay.

Hiệu quả tín dụng hộ nghèo xét trên các khía cạnh:

- Thực hiện bình xét dân chủ, công khai, vốn đến đầy đủ, đúng địa chỉ hộ nghèo cần vay vốn (hộ nghèo có sức lao động, có khả năng SXKD nhưng thiếu vốn) và được sử dụng đúng mục đích.

- Quy mô tín dụng: Quy mô tín dụng đối với hộ nghèo được thể hiện ở số tuyệt đối dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo trong tổng dư nợ ngân hàng, doanh số cho vay, thu nợ hộ nghèo; số tiền vay đối với một hộ. Số tuyệt đối dư nợ lớn và tỷ trọng dư nợ cao, doanh số cho vay, thu nợ lớn thể hiện hoạt động tín dụng ngân hàng đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn của các hộ nghèo.

- Chất lượng tín dụng: Chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo thể hiện ở mức độ an toàn tín dụng, khả năng hoàn trả và hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của người vay). Nếu tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ hộ nghèo thấp, cho thấy các khoản tín dụng đối với hộ nghèo an toàn, lành mạnh. Tỷ lệ nợ quá hạn cao, phản ảnh sự rủi ro các khoản tín dụng.

- Khả năng bảo toàn vốn: Khi ngân hàng cho hộ nghèo vay vốn để phát triển SXKD. Ngân hàng tính toán được khả năng thu hồi vốn (cả gốc và lãi), sau khi trừ các chi phí thì vẫn có lãi. Từ đó ngân hàng có thể duy trì và mở rộng hoạt động phục vụ của mình.

- Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý cho hộ nghèo, hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế, tăng thu nhập vươn lên thoát khỏi đói nghèo, hoà nhập đời sống cộng đồng.

- Số hộ nghèo thoát khỏi đói nghèo nhờ vay vốn, số việc làm được giải quyết thông qua vay vốn NHCSXH.

2.1.2.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng hộ nghèo

Tín dụng là hoạt động nghiệp vụ quan trọng nhất của một ngân hàng nói chung, dư nợ tín dụng là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản có của ngân hàng. Tín dụng cũng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng, thông qua việc đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý cho khách hàng. Hiệu quả tín dụng đối với ngân hàng là một chỉ tiêu tổng hợp được đánh giá liên quan đến lợi ích của 03 đối tượng: Lợi ích khách hàng vay vốn, ngân hàng và nền kinh tế- xã hội.

Trong luận văn này tôi xin đi sâu đánh giá cụ thể về hiệu quả tín dụng hộ nghèo của NHCSXH.

a. Hiệu quả kinh tế

Về phía hộ nghèo

- Hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo được thể hiện ở doanh số vay, trả (gốc, lãi) đúng hạn, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, rủi ro trong sử dụng vốn thấp. Nếu doanh số vay của hộ lớn, hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng, trong quá trình sử dụng vốn không gặp các rủi ro gây thất thoát vốn, sau khi trừ đi các khoản chi phí vẫn còn lãi, thể hiện vốn sử dụng hiệu quả.

- Biểu hiện qua việc sử dụng vốn của hộ nghèo vào SXKD như thế nào? Nếu hộ nghèo vay vốn về SXKD thuận lợi, sản xuất nhiều hàng hóa bán thu được lợi nhuận cao, sau khi trừ đi phần trả nợ cho ngân hàng (gốc, lãi), trả tiền công lao động mà vẫn có lãi thì đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cao. Ngược lại, nếu vay vốn về SXKD thua lỗ thì hiệu quả thấp; thậm chí mất vốn. Có nhiều trường hợp vay vốn ngân hàng về chăn nuôi, trồng trọt, tuy đã trả hết nợ cho ngân hàng đúng kỳ hạn nhưng vẫn bị đánh giá là hiệu quả thấp vì nguồn để trả nợ cho ngân hàng phải đi vay chỗ khác, chứ không phải từ nguồn thu nhập của người vay. Trường hợp này, nếu không đi vay chỗ khác thì hộ nghèo phải bán tài sản hình thành từ vốn vay để trả nợ. Cho nên, nếu chỉ nhìn một mặt trả nợ của hộ vay cho ngân hàng để đánh giá hộ vay vốn sử dụng vốn có hiệu quả là chưa đủ.

- Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo cũng được đánh giá thông qua tiêu chí: Tỷ suất lợi nhuận và mức sống của hộ nghèo; nếu tỷ suất lợi nhuận được tăng lên, mức sống hộ nghèo được cải thiện tốt, thì hiệu quả tín dụng tốt. - Thông qua việc sử dụng vốn vào SXKD, trình độ quản lý kinh tế của người vay được nâng lên. Người nghèo có điều kiện tiếp cận được với kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi tiên tiến, có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật mới.

Đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng mang lại cho hộ nghèo.

- Số hộ thoát nghèo bền vững, vươn lên thành hộ giàu là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả của tín dụng đối với hộ nghèo. Hộ đã thoát khỏi ngưỡng đói nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn mực đói nghèo hiện hành, không còn nằm trong danh sách hộ nghèo do Phòng LĐ- TB&XH huyện, thị, thành phố lập theo từng năm.

Tổng số hộ nghèo đã thoát khỏi đói nghèo (ra khỏi danh sách hộ nghèo) = Số hộ nghèo trong danh sách đầu kỳ - Số hộ nghèo trong danh sách cuối kỳ - Số hộ nghèo chuyển đi địa bàn khác trong kỳ + Số hộ nghèo chuyển đến trong kỳ (Nguồn: NHCSXH huyện Hồng Ngự)

Mục tiêu của tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo là giúp họ có vốn sản xuất, thoát nghèo để hòa nhập cộng đồng và hơn thế nữa là ổn định tình hình chính trị - xã hội. Do vậy, số hộ thoát khỏi nghèo đói hàng năm cao; trong đó, có hộ vay vốn NHCSXH, có nghĩa là vốn của NHCSXH đã được hộ nghèo sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay tại một số địa phương việc đánh giá hộ thoát nghèo không chính xác, vì nhiều lý do khác nhau.

- Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn: Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối với công tác tín dụng. Tỷ lệ này càng cao, một mặt thể hiện nguồn vốn tín dụng lớn để phục vụ hộ nghèo; mặt khác, đánh giá khả năng SXKD của hộ nghèo ngày càng lớn, nguồn vốn có hiệu quả (nếu sử dụng vốn không hiệu quả, thì hộ nghèo sẽ không có nhu cầu vay).

(Nguồn: NHCSXH huyện Hồng Ngự)

- Lũy kế số hộ thoát nghèo lớn cũng là một tiêu chí để đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo qua cả một thời gian.

Về phía ngân hàng

NHCSXH là tổ chức tín dụng của nhà nước, hoạt động vì mục tiêu XĐGN, phát triển kinh tế và ổn định xã hội, không vì mục đích lợi nhuận.

Thứ nhất, quy mô tín dụng: Quy mô tín dụng đối với hộ nghèo được thể hiện ở số tuyệt đối dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo và tỷ trọng dư nợ tín dụng hộ nghèo trong tổng số dư nợ tín dụng của NHCSXH. Số tuyệt đối lớn và tỷ trọng dư nợ cao, thể hiện hoạt động tín dụng ngân hàng đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn của hộ nghèo.

(Nguồn: NHCSXH huyện Hồng Ngự)

(Nguồn: NHCSXH huyện Hồng Ngự)

Thứ hai, chất lượng tín dụng: biểu hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn.

Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản mà ngân hàng đang dùng để đánh giá chất lượng tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ % giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của ngân hàng tại một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Khi một khoản vay không được hoàn trả đúng hạn như đã cam kết,

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện hồng ngự tỉnh đồng tháp (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)