STT Công th ứ c

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh bón cho cây lúa xuân trên đất phù sa sông hồng tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 82 - 84)

L ượng phân bón cho 1ha

STT Công th ứ c

B ảng 3.7: Chất lượng của phân vi sinh vật

STT Công th ứ c

VSV Trước TN Sau thí nghiệm CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 1 VKTSHK (x106tb/1g đất) 12,33 18,67 23,33 22,33 22,67 21,67 2 VKTSYK (x104tb/1g đất) 8,67 12,33 8,67 10,00 9,00 11,33 3 XKTS (x103tb/1g đất) 14,67 15,33 24,33 20,00 21,33 19,33 4 Nấm TS (x103tb/1g đất) 4,33 5,67 7,67 6,67 7,33 6,00 5 Cellvibro. sp (x103tb/1g đất) 9,33 7,33 11,00 10,00 10,33 9,33 6 Bacillus mesentericus (x103tb/1g đất) 12,00 17,00 30,00 25,00 22,00 20,00 7 Azotobacter (x104tb/1g đất) 17,00 20,33 27,67 25,33 25,67 23,67 8 Clostridium (x102tb/1g đất) 2,67 3,00 5,67 4,67 5,00 4,00 (Nguồn: Kết quả phân tích, 2014)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74 Số liệu bảng 3.13 cho thấy:

Sau thí nghiệm số lượng vi sinh vật ở các công thức đều cho cao hơn trước thí nghiệm. So sánh các công thức với nhau cho thấy ở công thức 2 có lượng VKTSHK cao nhất, đạt 23,33x106tb/1g đất, cho cao hơn 4,66x106tb/1g đất so với ở công thức nền và cao hơn 0,66x103tb/1g đất so với ở công thức 4. Ở công thức 3 đạt 22,33x106tb/1g đất, cho cao hơn 3,66x106tb/1g đất so với ở công thức nền và cao hơn 0,66x103tb/1g đất so với ở công thức 5.

VKTSHK là nhóm vi sinh vật có vai trò rất quan trọng đối với quá trình sinh trưởng phát triển của cây cũng như quá trình phân huỷ chuyển hoá các chất khó tiêu thành dễ tiêu trong đất để cung cấp dinh dưỡng cho cây và tăng độ màu mỡ của đất.

VKTSYK ở các công thức bón loại phân khác nhau cho số lượng cũng rất khác nhau: Ở công thức 1 số VKTSYK là 12,33x104tb/1gđất, ở công thức 2 là 8,67x104tb/1g đất, ở công thức 3 là 10,00x104tb/1g đất, công thức 4 là 9,0000x104tb/1g đất, ở công thức 5 là 11,33x104tb/1g đất. Như vậy số lượng VKTSYK ở công thức 2 ít hơn công thức 1 là 3,66x104tb/1g đất và ít hơn công thức 4 là 0,33x104tb/1g đất, công thức cho ít hơn công thức 5 là 1,33x104tb/1g đất. Điều đó cho thấy bón phân hữu cơ vi sinh làm cho đất thông thoáng, cây dễ dàng hấp thu dinh dưỡng, phân HCVSĐCN có tác dụng làm cho đất thông thoáng hơn.

So sánh công thức 3 với công thức 1 và 5 thấy số lượng XKTS, Nấm TS,

Bacillus, Cellvibrio, Azotorbacter đều cao hơn nhiều. Số lượng XKTS ở công thức 3 là 20,00 x103tb/1g đất, trong khi số XKTS ở công thức1 và 5 lần lượt là 15,33x103tb/1g đất và 19,33x103tb/1g đất, ở công thức 3 XKTS cao hơn công thức1 là 4,67x103tb/1g đất và cao hơn công thức 5 là 0,67x103tb/1g đất.

Nấm TS ở công thức 3 bón phân HCVSĐCN tăng 17,63% so với công thức 1 (nền) và tăng 11,17% so với công thức 5 bón phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75

Cellvibrio ở công thức 3 đạt 10,00x103tb/1g đất, tăng gấp 1.36 lần ở công thức 1 và tăng 1,07 lần ở công thức 5. Cellvibrio ở công thức 2 và 3 có số lượng Cellvibrio cao hơn ở công thức 1, công thức 4 và 5, điều đó lại một lần nữa khẳng định vai trò của phân HCVSĐCN có tác dụng cải tạo đất rõ rệt. Đặc biệt cho thấy, chỉ tiêu Azotorbacter ở các công thức sau thí nghiệm cho cao hơn rất nhiều so với trước thí nghiệm.

Ở các công thức bón loại phân khác nhau cho số lượng vi khuẩn

Azotorbacter rất khác nhau. Ở công thức 3 số lượng Azotorbacter đạt 25,33x104tb/1g đất, tăng 24,59% so với ở công thức 1 và tăng 7,01% so với ở công thức 5.

Vi khuẩn Clostridium ở công thức 3 đạt 4,67x102tb/1g đất, tăng gấp 1,17 lần so với ở công thức 5 và tăng gấp 1,56 lần so với ở công thức đối chứng.

Các công thức bón loại phân khác nhau ảnh hưởng rất khác nhau đến số lượng vi sinh vật trong đất. Bón phân hữu cơ vi sinh có tác dụng làm tăng số lượng vi sinh vật hữu ích trong đất, làm cho đất thông thoáng, tăng khả năng phân huỷ chuyển hoá các hợp chất hữu cơ trong đất thành những chất dễ tiêu giúp cây trồng hút dinh dưỡng dễ dàng hơn. Bón phân hữu cơ vi sinh góp phần cải tạo độ phì nhiêu đất và tăng năng suất cây trồng. Điều này cũng dễ hiểu vì trong phân hữu cơ vi sinh có chứa một lượng lớn VSV hữu ích, khi chúng được bổ sung vào đất sẽ nhân rất nhanh và phát huy tác dụng của từng nhóm VSV ở trong đất. Nhất là nhóm VKTSHK, VK Amon hoá có tác dụng phân huỷ chuyển hoá các hợp chất hữu cơ làm tăng các chất dinh dưỡng dễ tiêu trong đất, đặc biệt là vi khuẩn cố định nitơ phân tử Azotorbacter và Clostridium. Kết quả phân tích này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu và đã được kết luận của các nhà khoa học trước.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh bón cho cây lúa xuân trên đất phù sa sông hồng tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 82 - 84)