Chỉ tiêu sinh trưởng vàn ăng suất lúa

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh bón cho cây lúa xuân trên đất phù sa sông hồng tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 44)

Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của cây lúa theo phương pháp đo đếm trực tiếp mỗi ô thí nghiệm, theo dõi trên 10 cây:

Mỗi ô theo dõi 10 cây chọn ngẫu nhiên, 5 điểm theo phương pháp đường chéo góc. Theo dõi định kỳ 10 ngày 1 lần.

Giai đoạn từ cấy đến thu hoạch.

Các chỉ tiêu sinh trưởng

Thời kỳ đẻ nhánh

+ Khi có 10% số khóm đẻ nhánh.

+ Ngày đẻ nhánh tối đa: khi ngừng đẻ nhánh hoàn toàn. Thời kỳ trổ

+ Ngày bắt đầu trổ (10%). + Ngày trổ hoàn toàn (90%).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 Thời kỳ chín: Chín sữa - Chín sáp - Chín hoàn toàn.

- Động thái tăng trưởng chiều cao (cm/cây): Dùng phương pháp đo mút lá. Đo 5 điểm chọn trước (theo phương pháp đường chéo) đã được đánh dấu, mỗi điểm chọn 2 khóm để đo.

Đo chiều cao cây tính từ gốc cho đến mút lá khi lúa chưa trổ, đầu bông khi lúa đã trổ.

- Động thái đẻ nhánh (nhánh/cây): Tiến hành đếm số nhánh trong một khóm lúa, 7 ngày 1 lần khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh.

- Xác định nhánh hữu hiệu

Lấy 5 điểm chọn trước (theo phương pháp đường chéo) đã được đánh dấu, mỗi điểm chọn 2 khóm để đếm số nhánh rồi lấy giá trị trung bình.

Khả năng chống chịu sâu bệnh

Theo dõi thời kỳ sâu, bệnh xuất hiện đến trước chín sau đó phân cấp cho điểm theo thang điểm của Viện lúa quốc tế (IRRI) năm 1996.

TT Tên Điểm Cách đánh giá

1 Sâu đục thân, Sâu cuốn lá nhỏ 1 1-10% cây bị hại 3 11-20% cây bị hại 5 21-35% cây bị hại 7 36-50% cây bị hại 9 51-100% cây bị hại 2 Bệnh bạc lá 1 Vết bệnh 1-5% diện tích lá 3 Vết bệnh 6-12% diện tích lá 5 Vết bệnh 13-25% diện tích lá 7 Vết bệnh 26-50% diện tích lá 9 Vết bệnh trên 51% diện tích lá 3 Bệnh khô vằn

1 Vết bệnh < 20% chiều cao cây 3 Vết bệnh 20-30% chiều cao cây 5 Vết bệnh 31-45% chiều cao cây 7 Vết bệnh 46-65% chiều cao cây 9 Vết bệnh >65% chiều cao cây

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

Các chỉ tiêu về năng suất

Mỗi ô thí nghiệm lấy 5 điểm, mỗi điểm hai khóm (những khóm đã theo dõi trước đó), tiến hành đo đếm các chỉ tiêu.

+ Số bông trên khóm (chỉ tính những bông có từ 10 hạt trở lên). + Số bông/m2 (A): Tính tất cả các bông có trong 1m2.

+ Số hạt/bông (B): Tính số hạt trên các bông của khóm. + Tỷ lệ % hạt chắc/bông (C).

+ Khối lượng 1000 hạt (gam) (D).

+ Năng suất lý thuyết (NSLT) (tạ/ha) = A x B x C x D x 10-4

+ Năng suất thực thu (tạ/ha): Cân toàn bộ khối lượng hạt chắc thu được trong một ô thí nghiệm, sau đó quy ra tấn/ha

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh bón cho cây lúa xuân trên đất phù sa sông hồng tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 44)