Những năm gần đây, sản lượng lương thực ngày càng tăng, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực của địa phương mà còn cung cấp khối lượng lớn cho công nghiệp và xuất khẩu. Do đó công nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng tăng về số lượng và chất lượng đáp ứng được nhu cầu phục vụ đời sống.
Chăn nuôi lợn, bò và gia cầm phát triển nhanh và có hiệu quả kinh tế, là nhân tố chủ yếu góp phần phát triển nông nghiệp của huyện.
Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu chăn nuôi của huyện Tiên Du
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2014 So với năm 2013 Năm 2013 Tăng (+) Giảm (-) Đàn bò thịt Con 7.736 7.891 + 155 Đàn bò sữa Con 271 156 + 115 Đàn lợn Con 64.442 63.904 + 538 Đàn gia cầm Con 462.829 450.980 + 11.849
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, 2014)
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Trong những năm gần đây, Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sản xuất ngành nghề nông thôn của huyện đã có bước phát triển mạnh mẽ về chuyển đổi mặt hàng, đa dạng hóa sản phẩm, đổi mới quy trình công nghệ, mở rộng sản xuất. Ngoài một số làng nghề truyền thống như: xây dựng Nội Duệ, làm bún ở Khắc Niệm… đã phát triển thêm các nghề mới như sản xuất giấy ở Phú Lâm, chế biến lâm sản ở thị trấn Lim…
Mặc dù còn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm nhưng phần lớn các doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn duy trì ổn định sản xuất kinh doanh. KCN tập trung các doanh nghiệp vẫn hoạt động ổn định, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 17.000 lao động; cụm công nghiệp Phú Lâm và Tân Chi hiện có 20 doanh nghiệp đang hoạt động (cụm CN Phú Lâm 18; cụm CN Tân Chi 02)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 giải quyết việc làm cho 1.350 lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương ước đạt 2.675 tỷ đồng, đạt 72,29% KH năm, trong đó: khối HTX 78,96 tỷ đồng, kinh doanh cá thể 168,41 tỷ đồng, khối doanh nghiệp 2.427,66 tỷ đồng.
Thương mại, dịch vụ
Nhìn chung hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện khá ổn định. Toàn huyện có 2.550 hộ kinh doanh. Tổng giá trị luân chuyển hàng hoá ước đạt 520 tỷ đồng. Huyện đã và đang triển khai nâng cấp chợ Sơn xã Việt Đoàn, tiếp tục đầu tư chợ Và - Hạp Lĩnh.
Tiên Du đang diễn ra quá trình công nghiệp hóa mạnh, có nhiều khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công ty, nhiều ngành công nghiệp làng nghề được hình thành và phát triển góp phần tích cực giải quyết công ăn việc làm, thay đổi bộ mặt nông thôn thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Kinh tế phát triển với nhịp độ cao, cơ sở hạ tầng nông thôn được tăng cường, văn hoá xã hội phát triển khá, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, bộ mặt nông thôn đổi mới.
Kinh tế tăng trưởng nhưng có mặt còn chưa vững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện và yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp sử dụng các giống lúa thuần, nhiều giống lúa ngắn ngày, lại cho năng suất cao hoặc có giá trị kinh tế hơn được đưa vào sản xuất như Q5, khang dân, lúa lai, nếp...Diện tích gieo trồng các loại giống lúa mới liên tục được mở rộng và đã đem lại lợi ích kinh tế cao hơn trên cùng một đơn vị diện tích cho nông dân. Tỷ lệ lúa hàng hoá chiếm diện tích nhỏ (9,2% diện tích ở vụ xuân), đã triển khai dự án sản xuất lúa hàng hoá ở vụ mùa (nâng diện tích lên 16,3%) nhưng chưa xây dựng được vùng sản xuất tập trung. Việc quản lý đầu tư phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị chưa chặt chẽ và có nhiều lúng túng. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng của huyện, sản xuất chưa ổn định, công nghệ chưa cao, mức độ chuyên môn hoá còn thấp… Các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 doanh nghiệp, công ty đầu tư vào địa bàn huyện còn gặp một số khó khăn: về thị trường, chính sách, môi trường kinh doanh.