Kết quả nghiên cứu sử dụng phân kali cho lúa

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh bón cho cây lúa xuân trên đất phù sa sông hồng tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 31)

Hiệu quả bón kali cho cây trồng cạn như khoai tây, lạc, đậu đỗ, các cây công nghiệp , cây ăn quả… đã được xác định từ lâu. Song với lúa, cuối thập kỷ 60 đã khẳng định bón kali có hiệu lực trên đất nhẹ như đất bạc màu, đất cát ven biển, trên các loại đất khác như đất phù sa sông Hồng, đất phù sa sông Thái Bình, đất phèn, đất mặn biểu hiện không rõ. Mãi đến đầu thập kỷ 90, nhiều thí nghiệm thực nghiệm chứng minh bón kali cho lúa làm tăng năng suất có ý nghĩa ở các loại đất trên. yếu tố dinh dưỡng kali đã trở thành yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất lúa nếu chúng ta chỉ bón đạm và lân.

Bùi Đình Dinh (1970), tỷ lệ kali cây hút trong các thời kỳ sinh trưởng tuỳ thuộc vào giống lúa, giai đoạn từ cấy đến đẻ nhánh 20,0 -21,9%, từ phân hoá đòng đến trỗ là 51,8-61,9%, từ chắc đến chín là 16,9-27,7%.

Kết quả của Nguyễn Vi (1993), Võ Minh Kha (1996) cho thấy lượng kali cây hút để tạo 1 tấn thóc ít nhất12,6 kg K2O. Để thu được 6 tấn thóc/ha ngoài lượng đạm thì phải bón ít nhất 75,6 kg K2O/ha.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 Xác định cân bằng dinh dưỡng cho cây trồng là cung cấp cho cây trồng các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết với liều lượng đúng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho từng đối tượng cây trồng, đất, mùa vụ để đảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt và an toàn môi trường sinh thái.

Bón phân cân đối là một biện pháp quan trọng để nâng cao năng suất cây trồng và phẩm chất nông sản. Đồng thời cũng là để tăng thu nhập cho người nông dân, ổn định và tăng độ phì nhiêu đất trồng, phục hồi và tăng độ phì nhiêu cho đất thoái hoá, điều chỉnh dinh dưỡng trong đất và giảm nhẹ ô nhiễm môi trường. Vì vậy khuyến cáo áp dụng biện pháp bón phân cân đối giữa hữu cơ và vô cơ, giữa các yếu tố đa lượng với đa lượng, đa lượng với trung lượng, vi lượng có một ý nghĩa rất lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Khi chúng ta chú trọng tới bón phân cân đối tức là chúng ta đã nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. Hệ số sử dụng phân hoá học trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng còn thấp. Hệ số sử dụng phân đạm chỉ đạt 35-50%, phân lân 20-30% và phân kali 40-50%. Hiệu lực tồn dư của lân và kali đã được khẳng định, nhưng với đạm hầu như không có, đạm dùng không hết trong vụ đó đều bị rửa trôi hoặc bay trở lại không khí. Vì vậy nghiên cứu mất đạm là một trọng tâm cả về công nghiệp lẫn nông nghiệp. Để nâng cao hệ số sử dụng các phân trên, ngoài những biện pháp công nghiệp là sản xuất các loại phân dễ hấp thụ cho cây, chậm tan để chống bay hơi và rửa trôi…hoặc các biện pháp nông nghiệp là bón đúng lúc, bón đủ, bón nhiều lần… thì còn biện pháp hết sức quan trọng là tăng cường bón phân hữu cơ và phân vi sinh vật trên nền phân vô cơ.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh bón cho cây lúa xuân trên đất phù sa sông hồng tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)