Địa hình:
Do nằm trong vùng đồng bằng Sông Hồng nên địa hình Tiên Du tương đối bằng phẳng. Hầu hết diện tích đất trong huyện đều có độ dốc < 30 (Trừ một số đồi núi thấp như: đồi Lim, núi Vân Khám, núi Chè, núi Phật Tích, núi Bát Vạn, núi Đông Sơn… có độ cao từ 20 – 120 m, chiếm diện tích nhỏ 2,65% so với diện tích tự nhiên). Địa hình vùng bằng có xu thế nghiêng ra biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao trung bình 2,5 – 6,0 m so với mặt nước biển.
Nhìn chung địa hình của huyện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kiến thiết đồng ruộng tạo ra những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41
Địa chất:
Đặc điểm địa chất huyện Tiên Du tương đối đồng nhất do nằm gọn trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên Tiên Du mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất sụt trũng sông Hồng. Mặt khác, do nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc nên có những nét mang tính chất của vùng Đông Bắc, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng, càng xuống phía Nam cấu trúc địa chất càng dày hơn phía Bắc. Trải qua giai đoạn phát triển tam giác châu và hiện nay đang trong giai đoạn phát triển của đồng bằng bồi tích phù sa sông. Quá trình bồi lấp của đồng bằng tuy chưa hoàn thiện, nhưng hiện đã bị ngừng do hệ thống đê ngăn lũ dọc các sông lớn.