L ượng phân bón cho 1ha
B ảng 3.7: Chất lượng của phân vi sinh vật
3.3.1. Ảnh hưởng của phân HCVS đến tính chất nông hoá đất nghiên cứu
Kết qủa phân tích tính chất nông hoá đất trước và sau thí nghiệm được trình bày trong bảng 3.12
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của phân HCVS đến tính chất hoá học đất phù sa sông Hồng huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
(Nguồn: Kết quả phân tích, 2014)
Số liệu bảng 3.12 cho thấy:
Sau thí nghiệm, các chỉ tiêu dinh dưỡng trong đất ở các công thức đều cho cao hơn trước thí nghiệm. Điều này là do quá trình khoáng hoá trong đất và do hiệu quả của bón phân. Các công thức bón phân khác nhau cho hiệu quả cải tạo đất khác nhau, các công thức bón phân hữu cơ vi sinh không chỉ làm giảm độ chua của đất, mà còn làm tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu trong đất. Cụ thể như sau:
- Về pH đất:
Ở công thức 2 bón phân hữu cơ vi sinh vật đa chức năng cho pH cao nhất, đạt 5,37 cho cao hơn ở các công thức bón phân hữu cơ vi sinh khác. Công thức 3, lượng phân hữu cơ vi sinh ít hơn một nửa so với công thức 2 và công thức 4,
Công thức Chỉ tiêu Trước thí nghiệm Sau thí nghiệm Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Công thức 4 Công thức 5 pHKCl 5,07 5,02 5,37 5,26 5,32 5,18 OM (%) 3,25 3,45 3,61 3,52 3,55 3,50 N (%) 0,16 0,18 0,26 0,22 0,24 0,21 P2O5 (%) 0,08 0,09 0,10 0,09 0,10 0,09 K2O (%) 1,26 1,31 1,62 1,48 1,53 1,41 P2O5 (mg/100g đất) 10,25 12,36 14,23 13,48 13,92 13,07 K2O (mg/100g đất) 12,41 13,52 15,76 14,28 15,22 14,12
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72 nhưng độ pH cũng đạt 5,26. Điều đó chứng tỏ rằng bón phân hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh vật có tác dụng khử chua đất, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các kết luận của các nhà khoa học đi trước là bón phân hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh vật có tác dụng khử chua đất.
- Về OM% đất: Ở công thức bón phân khác nhau cho hàm lượng OM% khác nhau, ở công thức bón 2 cho hàm lượng OM% cao nhất, đạt 3,61%, công thức 3 cho hàm lượng OM% là 3,52% cho cao hơn ở công thức 1 bón phân vô cơ là 0,07%, tăng 2,02%.
- Về N% trong đất: Hàm lượng N% trong đất ở các công thức sau thí nghiệm đạt từ 0,18 – 0,26%, trong đó cao nhất ở công thức 2 là 0,26%, công thức 3 là 0,22% cao hơn so với công thức 5 với cùng lượng phân hữu cơ vi sinh. Như vậy bón phân hữu cơ vi sinh cho hàm lượng N% trong đất cao hơn công thức đối chứng bón phân hóa học.
- Về P2O5% trong đất:Các công thức đạt từ 0,09% - 0,1%.
- Về K2O% trong đất: Ở các công thức bón phân hữu cơ vi sinh đều cho cao hơn ở công thức đối chứng, cho cao nhất ở công thức 2 bón phân HCVSĐCN là 1,62%, ở công thức 3 là 1,48% cũng cho cao hơn công thức 5 và đối chứng.
- Về P2O5 dễ tiêu trong đất: Ở công thức 3 đạt 13,48mg/100gam đất khô, cho cao hơn ở công thức 5 là 0,41mg, tăng 3,14%, cho cao hơn ở công thức 1 bón NPK là 1,12mg, tăng 9,06%.
- Về K2O trao đổi trong đất: Công thức 3 đạt 14,28mg/100gam đất khô, cho cao hơn ở công thức 5 là 0,16mg, tăng 1,13%, cho cao hơn ở công thức 1 bón NPK là 0,76mg, tăng 5,62%.
Sự tăng này là do trong phân hữu cơ vi sinh vật có các chủng giống vi sinh vật hữu hiệu chuyên tính có khả năng cố đinh nitơ phân tử làm giàu dinh dưỡng cho đất và các chủng giống vi sinh vật có khả năng phân huỷ chuyển hoá các chất khó tan trong đất làm giàu dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu trong đất, ngoài ra còn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73 thúc đẩy quá trình khoáng hoá trong đất, cân bằng hệ vi sinh vật trong đất có tác tăng độ màu mỡ của đất. Kết luận này đã được các nhà khoa học khẳng định.
Tuỳ từng loại phân bón các nhau có tác dụng cải tạo đất khác nhau. Phân hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh vật đa chức năng có tác dụng làm giảm độ chua đất, tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu trong đất so với phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh và phân hoá học (NPK).