Kết quả nghiên cứu sử dụng phân đạm cho lúa

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh bón cho cây lúa xuân trên đất phù sa sông hồng tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 28 - 29)

Đào Thế Tuấn (1970) và Nguyễn Vi (1980) cho rằng hàm lượng đạm cần để tạo 1 tấn thóc là 17-25 kg N/ha. Trung bình cần 20,5 kg N. Kết quả nghiên cứu trên đất phù sa sông Hồng của một số tác giả cho thấy không nên bón quá 120kgN/ha vì sẽ làm năng suất lúa và hiệu suất phân đạm giảm mạnh. Trên nền phối hợp 90 P2O5-60 K2O hiệu suất phân đạm và năng suất lúa tăng nhanh hơn các mức bón từ 40-120 kg N/ha - Nguyễn Văn Bộ, Bùi Đình Dinh, Phạm Văn Ba (1994).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 Theo Lê Văn Căn (1964) ở đất phù sa sông Hồng nếu bón đơn thuần đạm mà không kết hợp với lân và kali thì vẫn phát huy được hiệu quả của phân đạm. Lượng lân và kali bón thêm không làm tăng năng suất đáng kể, nhưng nếu cứ bón liên tục 3-4 vụ thì việc bón kết hợp lân và kali sẽ làm tăng năng suất rõ rệt. Qua mỗi vụ thu hoạch cây trồng thường lấy đi theo sản phẩm thu hoạch một lượng dinh dưỡng đáng kể từ phân bón, tuỳ theo mức năng suất, sản lượng mà dinh dưỡng lấy đi nhiều hay ít. Năng suất càng cao thì dinh dưỡng lấy đi theo sản lượng thu hoạch càng lớn, nếu lượng phân bón không đủ thì nguồn dinh dưỡng trong đất bị suy kiệt, đất bị thoái hoá.

Nghiên cứu ảnh hưởng của đạm đối với lúa, Bùi Huy Đáp (1980) cho biết: Đạm là yếu tố dinh dưỡng chủ yếu có ảnh hưởng nhiều tới năng suất vì vậy khi có đủ đạm các chất mới phát huy tác dụng. Cây lúa hấp thụ đạm trong suốt quá trình sinh trưởng nhưng ở các giai đoạn khác nhau thì yêu cầu về đạm khác nhau. Lúa cần nhiều đạm ở thời kỳ đẻ nhánh, nhất là đẻ nhánh rộ và giảm dần khi lúa đứng cái. Lúa cũng cần nhiều đạm trong thời kỳ phân hoá đòng, thành bông.

Theo các tác giả Đinh Văn Lữ (1978), Bùi Huy Đáp (1980), Đào Thế Tuấn (1980), Nguyễn Hữu Tề (1997): thông thường cây lúa hút 70% lượng đạm cần thiết trong giai đoạn đẻ nhánh, đây là thời kỳ hút đạm có ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa.

Qua nhiều năm nghiên cứu, Đào Thế Tuấn đã đi đến nhận xét: cây lúa được bón đạm thoả đáng vào thời kỳ đẻ nhánh rộ, thúc đẩy cây lúa đẻ nhánh khoẻ và hạn chế số nhánh bị lụi đi. Thời kỳ đẻ nhánh của cây lúa, đạm có vai trò thúc đẩy tốc độ ra lá, tăng tỷ lệ đạm trong lá, tăng hàm lượng diệp lục, tích luỹ chất khô và tăng số nhánh đẻ.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh bón cho cây lúa xuân trên đất phù sa sông hồng tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)