- Tái phạm theo Khoản 1 Điều 88 củaBộ Luật lao động là trường hợp đương sự chưa được xoá kỷ luật lao động lại phạm cùng lỗi mà trước đó đã
2. Chấp hành kỷ luật lao động
2.1. Chấp hành thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:
Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi: Biểu thời giờ làm việc trong ngày, trong tuần, thời giờ nghỉ giải lao trong ca làm việc, số ca làm việc, ngày nghỉ hàng tuần; ngày nghỉ lễ, nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng; số giờ làm thêm trong ngày, trong tuần, trong tháng, trong năm.
2.2. Chấp hành mệnh lệnh điều hành sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động: người sử dụng lao động:
Theo quy định tại Điều 82 Bộ luật Lao động, kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh thể hiện trong nội quy lao động. Khi tham gia vào quan hệ lao động, người lao động phải có nghĩa vụ chấp hành. Cụ thể là:
- Chấp hành thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Chấp hành mệnh lệnh điều hành sản xuất, kinh doanh hợp pháp của người sử dụng lao động;
- Chấp hành quy trình công nghệ, các quy định về nội quy an toàn lao động và vệ sinh lao động;
- Bảo vệ tài sản và giữ bí mật công nghệ, kinh doanh thuộc phạm vi trách nhiệm được giao;
- Chấp hành những quy định khác trong nội quy lao động mà người sử dụng lao động đề ra không trái pháp luật.
Những nghĩa vụ này của người lao động được thể hiện trong nội quy lao động do người sử dụng lao động ban hành sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở. Người lao động có nghĩa vụ thực hiện nghiêm túc và phải chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm của mình trước người sử dụng lao động.
2.3. Chấp hành quy trình công nghệ, các quy định về nội quy an toàn lao động và vệ sinh lao động lao động và vệ sinh lao động
An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc: Việc chấp hành những biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; tuân thủ các quy phạm, các tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động; việc sử dụng và bảo quản trang bị phòng hộ cá nhân; vệ sinh công nghiệp tại nơi làm việc.
2.4 Bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh thuộc phạm vi trách nhiệm được giao trách nhiệm được giao
Bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, kinh doanh của đơn vị: Các loại tài sản, tài liệu, tư liệu, số liệu của đơn vị thuộc phạm vi trách nhiệm được giao;
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Quản lý kinh tế tập 1, Pgs.Ts. Nguyễn Cảnh Hoan, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2003.
[2] Những vấn đề cơ bản của khoa học tổ chức, Pgs.Ts. Nguyễn Bá Dương, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004.
DANH SÁCH BAN BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀTRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG
Tên giáo trình : QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
Tên nghề : ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP
1. Ông (bà) Chủ nhiệm 2. Ông (bà) Phó chủ nhiệm 3. Ông (bà) Thư ký 4. Ông (bà) Thành viên 5. Ông (bà) Thành viên 6. Ông (bà) Thành viên 7. Ông (bà) Thành viên
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG
1. Ông (bà) Chủ tịch 2. Ông (bà) Phó chủ tịch 3. Ông (bà) Thư ký 4. Ông (bà) Thành viên 5. Ông (bà) Thành viên 6. Ông (bà) Thành viên 7. Ông (bà) Thành viên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Phan Thăng – TS.Nguyễn Thanh Hội – Quản trị học – NXB Thống Kê.
2. Th.s Lương Văn Úc – Kỹ năng quản trị tổ sản xuất – Trường ĐH kinh tế quốc dân Hà Nội.
3. TS. Phan Thị Minh Châu – Quản trị học – Nhà xuất bản Phương Đông 4. Trần mạnh Hùng - Bài giảng Quản trị học – Trường Đại học kinh tế kỹ
thuật công nghiệp I.