Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý doanh nghiệp và tổ chức sản xuất nghề điện tử công nghiệp trình độ cao đẳng (tổng cục dạy nghề) (Trang 49 - 50)

- So sánh các loại ngày công thực tế với ngày công kế hoạch đã điều chỉnh theo số lượng công nhân thực tế để đánh gái tình hình sử dụng ngày

3. Quản lý về kỹ thuật vật tư và tổ chức thi công

3.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất

mới nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị.

- Lựa chọng vật liệu thích hợp cũng tạo điều kiên nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị.

Các biện pháp nâng cao trình độ tay nghề của công nhân:

- Có kế hoạch đào tạo thợ lành nghề - Tổ chức thi đua đạt năng suất cao

- Có chính sách thưởng phạt hợp lý để người lao động quan tâm đến hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị

3.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất sản xuất

Một hệ thống sản xuất đơn giản gồm 2 khu vực hay mảng hoạt động chính: khu vực hỗ trợ sản xuất và khu vực sản xuất trực tiếp tạo ra sản phẩm. Vì vậy, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng gồm những yếu tố nằm trong khuôn khổ của 2 khu vực này như:

- Khu vực hỗ trợ sản xuất gồm các yếu tố như bộ phận đảm đương các công việc như tìm kiếm khách hàng, đặt kế hoạch sản xuất, chuẩn bị các nguồn nhân lực, thiết bị máy móc, kiểm tra chất lượng sản phẩm, lưu kho, bán hàng…

- Khu vực sản xuất gồm các yếu tố như bộ phận tạo ra sản phẩm hàng hoá từ những nguồn lực do khu vực hỗ trợ chuẩn bị, các yếu tố liên quan trực tiếp đến sản phẩm như nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, quy trình pha chế (hay chế tạo sản phẩm), các định mức về nguyên vật liệu pha chế để tạo ra sản phẩm,…

Để quản lý và đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất chế biến, nên tiến hành các công việc sau:

Có được một cán bộ chuyên trách về chất lượng, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện, kiểm soát, đánh giá và báo cáo. Cán bộ này sẽ tiến hành các công việc tiếp theo sau đây;

- Xác định, vẽ sơ đồ mô tả các công việc trong các quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm;

- Bố trí trách nhiệm quản lý và kiểm soát chất lượng ở các bộ phận chức năng. Đào tạo về chất lượng và quản lý chất lượng cho các cán bộ ở các bộ phận chức năng;

- Hướng dẫn và xác định các yêu cầu về chất lượng (hay các tiêu chí xác định chất lượng) đối với sản phẩm trên từng công đoạn, thao tác sản xuất ở tại mỗi bộ phận chức năng;

- Xác định mức độ quan trọng của mỗi tiêu chí, thiết lập biểu mẫu kiểm soát với tần suất thích hợp tại mỗi bộ phận chức năng;

- Đào tạo tập huấn cho công nhân sản xuất về cách thức đạt được các tiêu chí chất lượng, tuân thủ quy trình thực hiện và kiểm soát;

- Thu thập các biểu mẫu, phân tích số liệu, báo cáo và lưu trữ hồ sơ; - Đưa ra các biện pháp thích hợp để điều chỉnh sản xuất và khắc phục. - Xem xét và đánh giá định kỳ.

Cần phải lưu ý rằng, bí quyết thành công nằm ở chính cách nhìn nhận về chất lượng sản phẩm và cách thức quản lý.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý doanh nghiệp và tổ chức sản xuất nghề điện tử công nghiệp trình độ cao đẳng (tổng cục dạy nghề) (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w