Quản lý về kế hoạch sản xuất

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý doanh nghiệp và tổ chức sản xuất nghề điện tử công nghiệp trình độ cao đẳng (tổng cục dạy nghề) (Trang 39 - 42)

2. Quản lý lao động

2.2 Quản lý về kế hoạch sản xuất

Quản lý về kế hoạch sản xuất là bước tiếp theo phải thực hiện ngay sau khi lập kế hoạch sản xuất. Vì vậy, thực chất của quá trình sản xuất chính là công việc điều độ sản xuất sao cho phù hợp, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ.

Trong quá trình sản xuất hoặc thực hiện các dịch vụ, chúng ta cần tiến hành nhiều công việc khác nhau. Điều này đòi hỏi sự điều hành, sắp xếp sao cho khoa học, hợp lý, chặt chẽ vào những lúc cao điểm và ngay cả những lúc rảnh rỗi.

Điều độ sản xuất nhằm mục tiêu đảm bảo các công việc được thực hiện với hiệu quả cao nhất, cụ thể là thời gian thực hiện nhanh nhất, ít tốn kém nhất, mang lại lợi nhuận cao nhất đồng thời giữ được mức độ phục vụ khách hàng tốt nhất. Chúng ta sẽ khảo sát dưới đây các nội dung liên quan đến việc sắp xếp thứ tự tối ưu trong sản xuất, dịch vụ và phương pháp phân công công việc đối với hệ thống săn xuất theo quá trình.

Hệ thống sản xuất theo quá trình là một hình thức tổ chức theo chức năng với các bộ phận sản xuất hoặc trung tâm sản xuất trên cơ sở các loại thiêt bị hoặc tác nghiệp chuyên biệt. Ví dụ: Khoan, rèn, tiện hay lắp ráp . Dòng sản phẩm qua các bộ phận theo lô phụ thuộc vào các đơn hàng riêng lẻ (có thể các đơn hàng để lưu kho hay các đơn hàng do khách hàng đặt).

Việc hoạch định và kiểm soát hoạt động của hệ thống này bao gồm các công việc sau:

- Xác định thứ tự ưu tiên cho từng đơn hàng và đo lường tầm quan trọng của nó nhằm sắp xếp thứ tự các đơn hàng cần sản xuất ở từng máy, từng bộ phận sản xuất.

- Lập danh sách các công việc cần giải quyết ở từng máy, từng bộ phận sản xuất, giúp cho các bộ phận giám sát biết được đơn hàng được thực hiện ở đâu, khi nào, ưu tiên ra sao và lúc nào cần hoàn thành.

- Kiểm soát đầu vào, ra ở tất cả các bộ phận sản xuất, điều này có nghĩa là phát triển thông tin về cách thức công việc lưu chuyển giữa các bộ phận sản xuất.

- Đo lường hiệu quả, mức độ sử dụng máy móc ở từng bộ phận sản xuất và sức sản xuất của các công nhân.

Phương pháp sắp xếp thứ tự tối ưu trong sản xuất, dịch vụ - Trường hợp chỉ có một máy hoặc một dây chuyền sản xuất

Ngay sau khi máy móc hoặc dây chuyền sản xuất đã đựơc chuẩn bị xong sẵn sàng vận hành thì vấn đề đặt ra là nên làm công việc nào trước, công việc nào sau?

- Công việc đặt hàng trước làm trước

- Công việc có thời hạn giao hàng trước làm trước - Công việc có thời gian thực hiện ngắn nhất làm trước - Cồng việc có thời gian dài nhất làm trước

- Tỷ lệ tới hạn: Công việc thực hiện tiếp theo là công việc có tỷ số thời gian đến ngày giao hàng trên thời gian còn lại nhỏ nhất thì làm trước

- Chi phí chuyển đổi thấp .

Một số nguyên tắc khác: Khách hàng quan trọng nhất, công việc có lợi nhuận cao nhất.

Để đi đến quyết định là nguyên tắc nào thích hợp cho một nhóm các công việc chờ thực hiện, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau đây:

- Chi phí chuyển đổi:

Tổng chi phí để thực hiện việc chuyển đổi máy móc trong một nhóm công việc.

- Tuỳ theo thực tế từng tổ chức, quan hệ với khách hàng …. Mà nhà quản lý chọn nguyên tắc thích hợp.

Nguyên tắc kiểm soát chi phí chuyển đổi máy móc:

Chi phí chuyển đổi là những chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện, bao gồm: chi phí chuyển đổi máy móc, chi phí bố trí công việc, chi phí thay đổi vật liệu và công cụ. Các công việc nên sắp xếp sản xuất theo thứ tự nào đó đế có chi phí chuyển đổi thấp nhất.

Trong thực tế phương pháp này không phải là phương pháp tối ưu nhưng lại dễ hiểu và mang lại những kết quả thuận lợi.

- Điều độ n công việc trên 2 máy:

Mục tiêu bố trí các công việc sao cho tổng thời gian thực hiện các công việc đó trên các máy là nhỏ nhất. Song trong thực tế, thời gian thực hiện trên mỗi máy là cố định, do đó để có thời gian thực hiện nhỏ nhất ta phải sắp xếp các công việc sao cho tổng thời gian ngừng việc trên các máy là nhỏ nhất.

Áp dụng nguyên tắc Johnson gồm các bước sau:

Bước 1: Liệt kê tất cả các công việc và thời gian thực hiện các công việc đó trên từng máy.

Bước 2: Chọn công việc có thời gian thực hiện nhỏ nhất, nếu: - Công việc đó nằm trên máy 1 thì xếp trên cùng

- Công việc đó nằm trên máy 2 thì xếp dưới cùng.

Bước 3: Khi công việc đã sắp xếp thì loại trừ nó đi và xét công việc còn lại

Cuối cùng ta vẽ biểu đồ để thấy tổng thời gian hoàn thành các công việc.

- Điều độ n công việc trên 3 máy:

Sắp xếp công việc có thể sử dụng nguyên tắc Johnson nếu thoả mãn 1 trong 2 điều kiện sau đây

Nếu thoả mãn một trong hai điều kiện trên ta chuyển đổi sang trường hợp n công việc cho 2 máy bằng cách lập lại bảng phân bố công việc với thời gian T1=t1+t2 và T2= t2+t3

Phương pháp phân công công việc cho các máy: Áp dụng trong trường hợp

- n công việc với n máy

- Các máy đều có khả năng thay thế lẫn nhau

- Mỗi công việc chỉ bố trí trên một máy và mỗi máy chỉ phụ trách một công việc

- Chi phí (hoặc thời gian) thực hiện mỗi công việc của mỗi máy đều khác nhau

Người ta có thể bố trí mỗi công việc trên mỗi máy sao cho tổng chi phí thực hiện (hoặc thời gian) hoàn thành là nhỏ nhất.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý doanh nghiệp và tổ chức sản xuất nghề điện tử công nghiệp trình độ cao đẳng (tổng cục dạy nghề) (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w