THỰC TIỄN SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ BITCOIN TRÊN THẾ GIỚI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về tiền ảo bitcoin và các khuyến nghị quản lý tiền ảo ở việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 50 - 58)

3.1.1. Thực tiễn sử dụng

Có thể thấy, Bitcoin đã được giao dịch rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, trong đó tập trung vào các khu vực phát triển như Bắc Mỹ, Đông Âu và Châu Á (Xem Biểu đồ 8 – Phụ lục). Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia đồng tiền này được sử dụng nhiều nhất, mặc dù trong thời gian gần đây, chính phủ Trung Quốc đã ban hành một số chính sách hạn chế sự phát triển Bitcoin tại quốc gia này. Châu Phi, Trung Đông và khu vực Nam Á chưa phổ biến Bitcoin, trong khi ở Châu Âu và khu vực đồng tiền chung Eu, Bitcoin cũng không được xử dụng rộng rãi như ở các khu vực kinh tế phát triền khác.

3.1.2. Khuôn khổ pháp lý quản lý tiền ảo trên thế giới

Do là một loại tiền điện tử, mỗi quốc gia lại có phản ứng khác nhau trước Bitcoin. Đi vào hoạt động từ năm 2009, đã có rất nhiều tranh cãi xoay quanh về tính pháp lý của việc tiêu thụ tiền ảo Bitcoin. Tính đến nay, trên thế giới đã có gần 20 quốc gia chính thức chấp nhận cho phép giao dịch bằng Bitcoin. Hầu hết các quốc gia còn lại, nơi có cộng đồng tiêu thụ Bitcoin, theo dõi tình hình phát triển và biến động liên tục của một đồng tiền ảo, chính phủ vẫn chưa có quyết định chính thức cũng như khung pháp lý chặt chẽ và đồng nhất về việc quản lý tiêu dùng trong giao dịch tiền ảo nói chung và Bitcoin nói riêng.

Biểu đồ 3.1: Tính hợp pháp của Bitcoin trên thế giới (tính đến tháng 2/2014)

xanh: cho phép; vàng: xem xét; đỏ: không cho phép

Nguồn: bitlegal.net

Hiện nay, số lượng các nước chấp nhận Bitcoin đã lên đến hơn 20. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sẽ chọn 4 nước đại diện để phân tích về khuôn khổ pháp lý cho quản lý đồng Bitcoin bao gồm Mỹ- là nước chấp nhận Bitcoin rộng rãi, EU- nhóm các nước đồng tiền chung Châu Âu và Trung Quốc-là nước tuy cũng chấp nhận nhưng có hạn chế và Iceland là nước đã cấm sử dụng Bitcoin

MỸ

Tiền ảo được tạo ra những năm cuối thập kỉ 90 nhưng mãi đến năm 2006, một số cơ quan Chính phủ Mĩ mới bắt đầu chú ý đến tiền ảo.Mỹ là quốc gia đầu tiên có những quy định đối với tiền ảo.

Ngày 18/3/2013, mạng lưới thi hành pháp luật về tội phạm tài chính (FinCEN), một cơ quan trực thuộc bộ tài chính Mỹ có chức năng quản lý và ban hành các quy định chiều theo Đạo luật bảo mật ngân hàng ( BSA) đã công nhận Bitcoin là một đồng ngoại tệ hợp pháp, trong đó xác định rõ Bitcoin là tiền ảo có khả năng chuyển đổi. Theo quy định của FinCEN, những người tham gia vào giao dịch Bitcoin gồm có:

Nhà quản trị và người môi giới (administrators and exchangers): những tổ chức sử dụng Bitcoin cho hoạt động thương mại và trao đổi (kinh doanh tiền tệ) phải đăng kí hoạt động dưới hình thức Công ty dịch vụ tiền tệ (money service

business – MSB) theo quy định của BSA với FinCEN, cũng như thực hiện các quy định của FinCEN về báo cáo và lưu trữ hồ sơ, cụ thể là:

1. Lưu trữ danh sách các đại lý

2. Báo cáo về các hành vi đáng ngờ ( SAR): các MSB phải giữ một bản sao tất cả các SAR cũng như bản gốc và hồ sơ kinh doanh chứng minh. Khi có yêu cầu, MSB phải cung cấp các tư liệu này cho FinCEN hay các cơ quan có lien quan.

3. Chương trinh tuân thủ pháp luật về chống rửa tiền (AML): Các MSB phải triền khai và xây dựng chương trinh chống rửa tiền AML theo luật pháp Hoa Kì.

4. Báo cáo giao dịch tiền tệ (CTR): MSB phái nộp CTR về các giao dịch tiền tệ có giá trị trên 10000 đô la, được gửi và hoặc rút ra bởi cùng một cá nhân ( hoặc người đại diện) trong cùng một ngày.

5. Hồ sơ về công cụ tiền tệ: MSB phải lưu trữ những thông tin nhất định về công cụ tiền tệ (như thư chuyển tiền, chi phiểu du lịch) có tổng giá trị tử 3000- 10000 đô la.

6. Các quy tắc về chuyển tiền: MSB phải lưu giữ thong tin nhất định về quy tắc chuyển tiền, như việc gửi và nhận một lệnh thanh toán có giá trị từ 3000-10000 đô la, bất kể hình thức thanh toàn nào.

7. Hồ sơ về đổi tiền: MSB phải lưu giữ thông tin về các hoạt động đổi tiền có giá trị từ 1000 đô la trở lên

8. Lưu trữ hồ sơ: các hồ sơ phải được lưu giữ trong khoảng thời gian 5 năm với cách thức đảm bảo khả năng tiếp cận trong khoảng thời gian hợp lý.

“Thợ đào Bitcoin” và người dùng cá nhân (users), những người chỉ sử dụng Bitcoin để mua bán hàng hóa không có nghĩa vụ pháp lý, trừ khi họ bán Bitcoin cho một bên khác.

Bên cạnh đó, ngày 25/3/2013, Sở thuế vụ ( Internal revenue service- IRS) đã ban hành thông tư 2014-21, trong đó quy định Bitcoin là một loại tài sản. Theo đó, các nhà đầu tư, người mua Bitcoin, sẽ làm tăng giá trị vốn, đồng thời giảm giá trị tiền mặt. Khoản Bitcoin nhận được sẽ được coi như thu nhập, dựa trên giá thị trường của đồng tiền này vào thời điểm giao dịch. Người dùng Bitcoin sẽ phải chịu thuế thu nhập và thuế lãi vốn nếu giá trị Bitcoin tăng trong khoản thời gian mua và

chuyển cho bên khác. “ Thợ đào Bitcoin” phải chịu thuế lao động tự do và khoản Bitcoin đào được sẽ được coi như thu nhập.

Bảng 3.1: Các loại thuế liên quan đến Bitcoin tại Mỹ

Thuế thu nhập chung – trao đổi

Có Nếu nhận được như một khoản thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ Thuế thu ngập chung – thương

mại Có

Nếu nhận được như một khoản thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ. Thuế thu nhập chung – “Đào

Bitcoin” Có

Giá trị khoản Bitcoin đào được được tính dựa trên giá thị trường và coi như thu nhập gộp.

Thuế giá trị gia tăng (VAT) Chưa có thông tin Thuế lãi vốn – trao đổi Có ( dựa trên

người đóng thuế)

Nếu giá trị Bitcoin là tài sản vốn trong tay người đóng thuế

Thuế lãi vốn – “Đào Bitcoin” Không

Bảng 3.2: Các loại luật liên quan đến Bitcoin tại Mỹ

Trạng thái tiền tệ Tiền ảo

Thông tư 2014-21 của IRS (24/3/3013), Chỉ dẫn chính thức của FinCEN, FIN-2013-G001 (18/3/2014)

Luật về chuyển đổi

tiền Có

FIN-2013-G001; 31 CFR \§ 103.11(uu)(5)

Luật KYC Có

Đạo luật Ái quốc và các nguồn khác yêu cầu MSB lưu giữ thông tin và tránh thương mại với các quốc gia xử phạt. FFEIC Đạo luật Bảo mật Ngân hàng

Luật BSA Có Các đạo luật về bảo mật ngân hàng nhằm chống chống rửa tiền và các hoạt động phi pháp khác.

Nguồn: bitlegal.net

Tuy nhiên, quy định pháp lý giữa 50 bang ở Mỹ có những nét khác nhau và liên tục thay đổi xét trên tình hình phát triển của Bitcoin trên quy mô toàn cầu. Một vài ví dụ tiêu biểu có thể nhắc đến như : Tiểu Bang California đã ban hành Bitcoin

Foundation không công nhận Bitcoin là hợp pháp và ngừng mọi hoạt động giao dịch thương mại bằng loại tiền ảo này. Trong khi đó, các quan chức ở bang New Hampshire chỉ chấp thuận sử dụng Bitcoin để hỗ trợ về mặt chính trị và tuyên bố không công nhận Bitcoin như một loại tiền tệ. New York có lẽ là nơi có những động thái tích cực hơn cả khi các ủy ban về Dịch vụ Tài chính tính đến nay đã tổ chức ba phiên điều trần với sự góp mặt của những người có trực tiếp tham gia vào trong cộng đồng Bitcoin để thảo luận và kiểm nghiệm, xem xét việc ban hành một hệ thống pháp lý cụ thể về các đồng tiền ảo như Bitcoin.

EU

Tính đến nay, các quốc gia EU hầu hết mở cửa cho hoạt động của cộng đồng tiêu dùng Bitcoin tuy nhiên chưa có một hệ thống pháp lý nào được hoàn thiện cho việc quản lý và tiêu dùng Bitcoin cũng như các loại tiền ảo tương tự.

Một số khung pháp lý sẵn có có liên quan đến Bitcoin là chỉ thị (2009/110/EC) quy định về tiền điện tử . Chỉ thị này chỉ rõ ba tiêu chí để xác định tiền điện tử: (i) được lưu trữ điện tử, (ii) giá trị tại thời điểm đáo hạn không thấp hơn giá trị tiền tệ ban hành, và (iii) được chấp nhận như một phương tiện thanh toán với mục đích khác với tổ chức phát hành. Xét trên những tiêu chí này, Bitcoin có thể phù hợp với các tiêu chí đầu tiên và thứ ba, nhưng chưa đáp ứng được tiêu chí thứ hai. Để có thể đánh giá tính hợp pháp của Bitcoin trong một hệ thống pháp lý đối với tiền ảo chưa hoàn chỉnh hiện hành thì việc xem xét khả năng chuyển đổi thành loại tiền tệ khác –điều không được đề ra trong chỉ thị - là cần thiết. Điều 11 của chỉ thị cũng cho biết " các nước thành viên phải đảm bảo rằng , theo yêu cầu của người sở hữu tiền điện tử, tổ chức phát hành tiền điện tử bất cứ lúc nào cũng có thể được mua lại, với mệnh giá được quy định từ trước, tiền điện tử mà tổ chức đã phát hành". Điều này không thể được đảm bảo với tính chất của loại tiền ảo như Bitcoin.

Một quy định khác của EU có liên quan đến tiền ảo là chỉ thị về dịch vụ thanh toán (2007/64/EC). Chỉ thị này đưa ra quy định về việc thực hiện giao dịch thanh toán với tiền điện tử, nhưng không bao gồm việc phát hành tiền điện tử, cũng không sửa đổi các quy định bảo đảm an toàn của việc sử dụng tiền điện tử của các tổ chức phát hành theo quy định tại Chỉ thị về tiền điện tử. Như vậy, xét theo quy

định hiện hành, Bitcoin không phải là một phương tiện thanh toán, bởi luật pháp quy định rằng, một phương tiện thanh toán phải có cơ quan phát hành chịu trách nhiệm.Vậy nên, việc sử dụng thanh toán hàng hóa bằng tiền ảo Bitcoin nằm ngoài phạm vi quy định của chỉ thị về dịch vụ thanh toán.

Các quy định hiện tại của EU đều chưa có hiệu lực đủ chặt chẽ để quản lý Bitcoin về mặt pháp lý. Một vài quốc gia EU đã phản ứng với Bitcoin bằng việc bắt đầu nỗ lực xác định tư cách pháp lý cho tiền ảo Bitcoin. Ví dụ như Chính phủ Pháp xem xét vấn đề này sau khi các ngân hàng địa phương đóng cửa cơ sở trao đổi tiền tệ cho các tài khoản tiêu dùng Bitcoin, với lý do Bitcoin phải tuân thủ đúng quy định pháp lý về tiền điện tử; hay việc đề ra một khung pháp lý hoàn chỉnh về quản lý tiền ảo Bitcoin đã được nêu ra trong Ủy ban thanh toán Châu Âu.

TRUNG QUỐC

Trên thực tế, đây không phải lần đầu các cơ quan quản lý Trung Quốc đối mặt với vấn đề tiền tệ và tài sản ảo. Năm 2009, sự phát triển mạnh mẽ của các trò chơi trực tuyến tại Trung Quốc dẫn đến thực trạng người chơi “cày game” để kiếm các loại hàng hóa và tiền ảo, sau đó mua bán ra tiền và hàng hóa thật. Lo ngại trước những ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế thực, ngày 26/6/2009, liên bộ Văn hóa và Thương mại Trung Quốc đã ban hành Thông tư số 20 [2009] về việc tăng cường quản lý tiền ảo trong các trò chơi trực tuyến. Theo đó:

- Tiền ảo trong các trò chơi trực tuyến (dưới đây gọi tắt là “tiền ảo”) được định nghĩa: do doanh nghiệp khai thác trò chơi trực tuyến phát hành, được người chơi trực tiếp hay gián tiếp mua bằng tiền pháp định theo một tỉ giá nhất định, tồn tại bên ngoài chương trình trò chơi, được lưu trữ điện tử trong hệ thống máy chủ của doanh nghiệp khai thác trò chơi trực tuyến và sử dụng đơn vị đếm nhất định thông qua một loại công cụ quy đổi ảo.

- Các doanh nghiệp phát hành và giao dịch tiền ảo trong trò chơi trực tuyến phải nộp hồ sơ đăng kí cho Sở Văn hóa cấp tỉnh xem xét, sau đó chuyển lên Bộ Văn hóa phê duyệt, trong đó nêu rõ phương thức vận hành, quy mô phát hành, tỉ giá quy đổi, phương thức thanh toán, điều khoản chấm dứt dịch vụ, điều khoản bảo vệ người dùng và bảo mật thông tin.

- Ngoài phương thức mua tiền ảo bằng tiền pháp định, doanh nghiệp khai thác trò chơi không được phép cung cấp tiền ảo cho người chơi dưới bất kì hình thức nào khác.

- Phạm vi sử dụng của tiền ảo chỉ giới hạn trong các dịch vụ của doanh nghiệp phát hành, không được phép sử dụng để thanh toán, mua bán hàng hóa thực hay sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp khác.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, do tính chất của Internet, sự xuất hiện và tiêu dùng các đồng tiền ảo ở Trung Quốc liên tục phát triển vượt ra khỏi bối cảnh trò chơi trực tuyến và nằm ngoài giới hạn nghiêm ngặt của pháp luật. Sự xuất hiện của Bitcoin cùng với số lượng cộng đồng tham gia khổng lồ ở Trung Quốc đã khiến chính phủ xem lại quy định về mặt pháp lý cho việc sử dụng đồng tiền ảo này.

Ngày 5/12/2013, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và 5 cơ quan khác bao gồm: Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc, Ủy ban Giám sát Ngân hàng Trung Quốc, Ủy ban Giám sát Chứng khoán Trung Quốc, Ủy ban Giám sát Bảo hiểm Trung Quốc chính thức ban hành Thông tư liên tịch Số 239 [2013] , theo đó:

- Bitcoin không có tổ chức phát hành trung ương, có số lượng hữu hạn, phạm vi sử dụng không có giới hạn địa lý và có tính ẩn danh. Mặc dù được gọi là “tiền tệ” nhưng Bitcoin không phải do cơ quan tiền tệ phát hành, không được pháp định và không có tính thanh toán bắt buộc nên về mặt bản chất không phải là tiền tệ. Do những đặc điểm trên, Bitcoin được coi là một loại hàng hóa ảo mặc định, không có tư cách pháp lý tương đương tiền tệ, không thể và không nên được sử dụng như một loại tiền tệ lưu thông trên thị trường.

- Các tổ chức tài chính và các tổ chức thanh toán không được phép tham gia vào các nghiệp vụ liên quan đến Bitcoin, bao gồm niêm yết giá, mua bán, giao dịch, bảo hiểm, ngoại hối, đầu tư, tiết kiệm hay bất cứ dịch vụ nào khác.

- Các giao dịch Bitcoin trên mạng Internet được xem như hành vi trao đổi hàng hóa, người dân bình thường vẫn có thể tự do tham gia và tự chấp nhận rủi ro.

- Theo Luật Viễn thông Trung Quốc và Luật Quản lý Dịch vụ Thông tin Mạng, các trang web cung cấp dịch vụ liên quan đến Bitcoin phải đăng kí với cơ quan quản lý viễn thông. Các trang web Bitcoin bất hợp pháp sẽ bị đóng cửa.

- Ngoài ra, để tránh việc Bitcoin và các loại hàng hóa ảo khác lạm dụng danh nghĩa “tiền tệ ảo” để quảng bá quá mức, gây ảnh hưởng đến lợi ích công cộng và đồng Nhân dân tệ, thông báo yêu cầu các tổ chức tài chính và các tổ chức thanh toán nhận thức đúng về khái niệm “tiền tệ” trong hoạt động hàng ngày, đồng thời chú trọng giáo dục người dân hiểu đúng về tiền tệ, tiền ảo và hàng hóa ảo, từ đó có quyết định đầu tư đúng đắn.

Sau sự kiện này, tỷ giá Bitcoin trên thị trường thế giới sụt giảm mạnh từ 1028.34 USD/BTC xuống còn 894 USD/BTC. Một thời gian sau các trang web lớn của Trung Quốc là Alibaba và Taobao cũng ngừng chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin.

ICELAND

Theo Ngân hàng Trung ương Iceland , các đơn vị trong nước không được phép mua Bitcoin từ các tổ chức nước ngoài , các giao dịch này được cho là làm chảy máu dòng vốn ra khỏi đất nước . Những giao dịch với Bitcoin là bất hợp pháp để đảm bảo sự kiểm soát vốn áp dụng ở Iceland sau sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng năm 2008. Hơn nữa, Ngân hàng Trung ương xếp xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ để đổi lấy Bitcoin cũng là vi phạm về luật kiểm soát vốn. Thương gia và nhà cung cấp dịch vụ giao dịch bằng Bitcoin là bất hợp pháp. Ngân hàng Trung ương vẫn chưa có quyết định với việc coi Bitcoin là một loại tiền tệ theo luật Iceland,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về tiền ảo bitcoin và các khuyến nghị quản lý tiền ảo ở việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w