Giải pháp quản lý Bitcoin ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về tiền ảo bitcoin và các khuyến nghị quản lý tiền ảo ở việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 81 - 105)

Thực tế hiện nay, qua các phân tích đã nêu ở trên, có thể thấy hệ thống tài chính – ngân hàng của Việt Nam còn ở trình độ đang phát triển, chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro có thể xảy ra đổ vỡ. Thêm vào đó, các yếu tố khác như cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin…cũng còn có khoảng cách xa với các nước phát triển. Vì vậy, việc chấp nhận hoàn toàn đồng Bitcoin như một số nước phát triển trong giai đoạn này đối với Việt Nam có thể là chưa phù hợp. Tuy nhiên, cũng không nên cứng nhắc “ngăn cấm” bằng biện pháp hành chính như Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện.

Từ quan điểm coi Bitcoin là một dạng “tài sản ảo”, nhóm nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị để quản lý Bitcoin ở Việt Nam như sau:

4.2.3.1. Đối với các công ty và tổ chức tài chính

Các công ty và tổ chức tài chính hoạt động trong lĩnh vực trao đổi, giao dịch Bitcoin cần đăng kí hoạt động với các cơ quan chức năng, trong đó cần:

+ Đăng kí xác nhận quyền sở hữu tài khoản Bitcoin: địa chỉ này sẽ được công khai và quản lý. Trong trường hợp tài khoản bị đánh cắp, thông tin có thể được đưa lên toàn hệ thống để chặn mọi giao dịch với tài khoản này.

Theo định nghĩa về Quyền sở hữu được quy ước ở Bộ Luật Dân sự: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.” trong đó, “Chủ sở hữu” là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản. Hiện quy định này mới áp dụng cụ thể cho các loại tài sản hữu hình, xét thấy mức phổ biến các loại tài sản ảo (mang giá trị quy đổi ra tiền thật) ngày càng cao, nhóm đề xuất xét tài sản ảo, trong đó có Bitcoin ứng dụng quy định này. Theo đó, các cá nhân tổ chức sở hữu Bitcoin phải thực hiện đầy đủ các nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu theo điều 165 của Bộ Luật: “Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý

chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”. Ngoài ra, ở điều 170 về việc căn cứ xác lập quyền sở hữu nêu rõ: Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp (1). “Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp”; (4). “Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến”. Dựa vào 2 điều kiện này để xác lập quyền sở hữu cho tổ chức tham gia giao dịch mua bán Bitcoin và đào / tạo ra Bitcoin.

+ Lưu trữ các thông tin về lịch sử giao dịch: mọi giao dịch cần được sao lưu theo quy định ( ngày giờ, giá trị, các bên tham gia…), đặc biệt với các giao dịch trao đổi từ Bitcoin sang loại hình tài sản khác như dịch vụ, hàng hóa thực cần phải có quy ước về cách thức quy đổi giá trị cụ thể. Các giao dịch bất thường phải được theo dõi và báo cáo lên cấp ngành có thẩm quyền.

Vì giá trị của Bitcoin phụ thuộc vào số người tham gia giao dịch và số lượng Bitcoin đào được nên các thông tin về lịch sử giao dịch cần được ghi rõ để xác định giá Bitcoin trong các trường hợp xảy ra tranh chấp, mọi giao dịch không rõ ràng về thông tin lịch sử giao dịch sẽ không được chấp nhận giải quyết.

+ Tuân thủ các nguyên tắc về kế toán, kiểm toán đối với tài sản vô hình trong các doanh nghiệp có sử dụng Bitcoin.

Theo chuẩn mực số 04 - tài sản cố định vô hình (ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của bộ trưởng bộ tài chính): “Tài sản cố định vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh…” Một tài sản vô hình được ghi nhận là TSCĐ vô hình phải thỏa mãn đồng thời định nghĩa về TSCĐ vô hình và Bốn tiêu chuẩn ghi nhận sau:

+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại; + Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;

+ Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;

+ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.

Khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình làm căn cứ tính khấu hao cần phải xem xét các yếu tố sau:

(a) Khả năng sử dụng dự tính của tài sản;

đến thời gian sử dụng hữu ích của các loại tài sản giống nhau được sử dụng trong điều kiện tương tự;

(c) Sự lạc hậu về kỹ thuật, công nghệ;

(d) Tính ổn định của ngành sử dụng tài sản đó và sự thay đổi về nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm hoặc việc cung cấp dịch vụ mà tài sản đó đem lại;

(e) Hoạt động dự tính của các đối thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm tàng; (f) Mức chi phí cần thiết để duy trì, bảo dưỡng;

(g) Thời gian kiểm soát tài sản, những hạn chế về mặt pháp lý và những hạn chế khác về quá trình sử dụng tài sản;

(h) Sự phụ thuộc thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình với các tài sản khác trong doanh nghiệp.

Nếu một tổ chức, doanh nghiệp được định giá trong đó có bao gồm Bitcoin được xét là tài sản vô hình, ngoài các điều kiện trên, cần xét đến các nhân tố kinh tế và pháp lý ảnh hưởng đến thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình, gồm: (1) Các nhân tố kinh tế quyết định khoảng thời gian thu được lợi ích kinh tế trong tương lai; (2) Các nhân tố pháp lý giới hạn khoảng thời gian doanh nghiệp kiểm soát được lợi ích kinh tế này. Thời gian sử dụng hữu ích là thời gian ngắn hơn trong số các khoảng thời gian trên. Do vậy việc định giá của Bitcoin phụ thuộc vào giá thị trường vào từng thời điểm quy định.

+ Chấp hành nghĩa vụ về thuế liên quan đến sở hữu và sử dụng tài sản: trong đó cần xác định rõ giá của Bitcoin dựa trên giá của thị trường tại thời điểm quy định.

Cần bổ sung các hình thức thuế thu nhập từ kinh doanh của người sở hữu giao dịch Bitcoin phải chịu trong Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP. Cụ thể, là thu nhập có được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật như: sản xuất, kinh doanh hàng hóa; xây dựng; vận tải; kinh doanh ăn uống; kinh doanh dịch vụ, kể cả dịch vụ cho thuê nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác. Mọi giao dịch phát sinh lợi nhuân từ mua bán Bitcoin đều phải chịu thuế thu nhập này như các loại hàng hóa bất động sản thông thường. Ngoài ra, người đào Bitcoin tức tạo ra được một khoản hàng hóa (là Bitcoin) có giá trị nên được xét như

một khoản thu nhập và chịu thuế thu nhập cá nhân được quy đổi ra Đồng Việt Nam như quy định ở điều 6 của Bộ Luật : “Thu nhập chịu thuế nhận được không bằng tiền phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo giá thị trường của sản phẩm, dịch vụ đó hoặc sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh thu nhập”. Nhóm cũng đề xuất Bitcoin chịu thuế giá trị gia tăng VAT với mức 10% cho mỗi giao dịch như các hàng hóa thông thường được quy định ở điều 2 trong luật thuế GTGT : “Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng” .

+ Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền, trong đó giới hạn phạm vi, khối lượng và có xác thực cho mỗi giao dịch.

Cụ thể, theo Nghị định số 74 của chính phủ về phòng, chống rửa tiền quy định ở Điều 9 “ Mức giá trị giao dịch phải báo cáo theo quy định” : (1). “Một hoặc nhiều giao dịch trong một ngày do cá nhân hay tổ chức thực hiện bằng tiền mặt có tổng giá trị từ 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) trở lên hoặc bằng ngoại tệ, bằng vàng có giá trị tương đương, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”: (2). “Đối với giao dịch tiền gửi tiết kiệm thì mức tổng giá trị của một hay nhiều giao dịch bằng tiền mặt trong một ngày do cá nhân, tổ chức thực hiện là 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) trở lên hoặc bằng ngoại tệ, bằng vàng có giá trị tương đương”;(3). “Thủ tướng Chính phủ sẽ điều chỉnh các mức giá trị giao dịch tiền mặt phải báo cáo quy định tại các khoản 1, 2 Điều này cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng thời kỳ”.

4.2.3.2. Đối với người dùng cá nhân.

Cần có những quy định riêng biệt và hạn mức sử dụng đối với Bitcoin. Đối với các giao dịch giá trị thấp, hoạt động này ít có rủi ro và người dùng không cần có tránh nhiệm pháp lý. Tuy nhiên với các giao dịch giá trị cao, người dùng nên tuân thủ các nguyên tắc về mua bán tài sản và có nghĩa vụ đóng thuế. Với người “ đào “ Bitcoin, giá trị khoản Bitcoin đào được có thể coi như thu nhập và người “ đào” phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Trong bối cảnh hiện nay, khi hoạt động của người dùng Bitcoin mới chỉ diễn ra trên quy mô nhỏ, các biện pháp trên là cần thiết nhằm đảm bảo quyền lợi người dùng và trách các hậu quả đáng tiếc sau này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN

Trong thời đại khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin như hiện nay, thanh toán điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến. Việt Nam, trong giai đoạn hội nhập với kinh tế thế giới không thể nằm ngoài xu hướng này. Khi không chỉ các loại tiền điện tử mà các loại tiền ảo cũng đang phát triển rất mạnh, Bitcoin được cho là đồng tiền ảo thành công nhất hiện nay, với việc được chấp nhận sử dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới. Dù còn nhiều hạn chế, song thông qua việc lựa chọn các mục tiêu và sử dụng các công cụ quản lý hợp lý, chính phủ Việt Nam có thể tận dụng những ưu điểm của tiền ảo, hạn chế những nhược điểm của nó, góp phần thúc đẩy kinh tế nước nhà. Đề tài “ đã tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến tiền ảo nói chung và Bitcoin nói riêng. Qua đó, đề tài đã đánh giá một cách toàn diện thực trạng quản lý tiền ảo tại một số nước và Việt Nam, từ đó đề xuất biện pháp quản lý đồng tiền này ở Việt Nam trong thời gian tới thay bằng biên pháp ngăn cấm mang tính chất hành chính như hiện nay.

Đề tài đã giải quyết khá triệt để các câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu đề ra. Hoàn thiện đề tài này, nhóm nghiên cứu mong muốn góp một phần kiến thức vào vấn đề quản lý và phát triển tiền ảo ở Việt Nam. Tuy nhiên do những hạn chế về tài liệu và kiến thức, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy nhóm nghiên cứu mong muốn nhận được sự đánh giá của các nhà khoa học, các nhà quản lý để đề tài được hoàn thiện nữa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt

1) Bộ Tư pháp. 2011. Luật phòng chống rửa tiền

2) Chính phủ Việt Nam. 2012. Nghị định 101 về thanh toán không dùng tiền mặt.

3) GS.TS. Nguyễn Quang Dong.2012. Giáo trình kinh tế lượng. NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2014. Thông cáo báo chí về Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác.

5) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2013. Dự thảo thông tư hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

6) Phan Hoài Dương (2014). “Tiền ảo, rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố”. Tạp chí Ngân hàng, số 3, tháng 2/2014.

7) Đậu Thị Mai Hương (2014). ” Một số vấn đề pháp lý về tiền ảo và khuyến nghị”. Tạp chí Ngân hàng, số 10, 2014.

8) Trang Ngọc (2014).”Quá trình phát triển của đồng Bitcoin và những vấn đề đặt ra”. Thị trường Tài chính Tiền tệ, số tháng 1/2014.

9) Ths. Đinh Thị Thu Hồng (2012). “Bộ ba bất khả thi và một số phương pháp đo lường”

Các trang mạng tra cứu

1) Báo Điện tử của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam http://baodientu.chinhphu.vn/

2) Báo Đại biểu Nhân dân http://www.daibieunhandan.vn

3) Cơ sở dữ liệu Quốc gia về văn bản pháp luật- Bộ Tư pháp http://vbpl.vn/Pages/portal.aspx

4) Hệ thống tài khoản VTC https://id.vtc.vn

5) Tạp chí Tài chính điện tử - Cơ quan của Cục Tin học và Thống kê tài chính (DFIS)

http://www.taichinhdientu.vn/

6) Thời báo Ngân hàng- Cơ quan của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam http://thoibaonganhang.vn

7) Techinasia

http://vn.techinasia.com

8) Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam http://sbv.gov.vn/

9) Website Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công Thương

http://vecita.gov.vn/

10) Ví điện tử và Cổng Thanh toán Trực tuyến Nganluong.vn https://www.nganluong.vn/

B. Tiếng Anh

1) Andolfatto, David (March 31, 2014). "Bitcoin and Beyond: The Possibilities and Pitfalls of Virtual Currencies". Dialogue with the Fed. Federal Reserve Bank of St. Louis.

2) Andy Greenberg (2013). “End Of The Silk Road: FBI Says It's Busted The Web's Biggest Anonymous Drug Black Market” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3) Aswath Damodaran (2014). “Country Default Spreads and Risk Premiums”

4) Brito and Andrea Castillo (2013). "Bitcoin: A Primer for Policymakers". Mercatus Center. George Mason University. p. 5.

5) Cameron Keng (2014). “Bitcoin's Mt. Gox Goes Offline, Loses $409M -- Recovery Steps and Taking Your Tax Losses”

6) Cerrito P., et al. (1998): “Nonparametric statistical tests for the random walk in stock prices”. Advances in Quantitative Analysis of Finance and Accounting, vol. 6, 27-36.

7) Cyber Intelligence Section and Criminal Intelligence Section. FBI. 24 April 2012. "Bitcoin Virtual Currency: Unique Features Present Challenges for Deterring Illicit Activity".

8) European Banking Authority. 12 December 2013. "Warning to consumers on virtual currencie

9) European Banking Authority (EBA). EBA/Op/2014/08. " EBA Opinion on ‘virtual currencies’ ".

10) European Central Bank (ECB). 2012. Virtual currency schemes

11) Fama, E. F. (September – October 1965): “Random Walks in Stock Market Prices”. Financial Analysts Journal 51

12) Fama, E. F. (1970): “Efficient Capital Markets: A Review of Theory and Empirical Work”. Journal of Finance, vol. 25, no. 2, 283-417.

13) FBI (2012). “Bitcoin Virtual Currency: Unique Features Present Distinct Challenges for Deterring Illicit Activity”.

14) Financal Crimes Enforcement Network (FinCEN). 2013. Guidance

15) Government Accounting Offices (GAO). 2013. "Virtual Economies and Currencies: Additional IRS Guidance Could Reduce Tax Compliance Risks"

16) Ittay Eyal and Emin Gun Sirer (2013). “Majority is not Enough: Bitcoin Mining is Vulnerable”.

17) Kristoufek, L (2013). “Bitcoin meets Google Trends and Wikipedia: Quantifying the relationship between phenomena of the Internet era.”

18) KPMG. 2013. Virtually unregulated – countering virtual currency money laundring in the 21st century.

19) KTH industrial engineering and management). 2013. Virtual currency- real opportunities?

20) Ron Dorit; Adi Shamir (2012). "Quantitative Analysis of the Full Bitcoin Transaction Graph". Cryptology ePrint Archive. Truy cập 5/4/2014

21) Ron Dorit; Adi Shamir (2012). "Quantitative Analysis of the Full Bitcoin Transaction Graph". Cryptology ePrint Archive.

22) Satoshi Nakamoto (2008). “Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic Cash System” https://Bitcoin.org/Bitcoin.pdf

23) Yankee group .2013. Redefining virtual currency.

Các trang mạng tra cứu

1) BitLegal- Regulatory landscape of virtual currency around the world http://bitlegal.net/

2) Blockchain.info – Bitcoin wallet and block explorer https://blockchain.info/

3) History of Bitcoin http://historyofBitcoin.org/ 4) The Bitcoin Foundation https://Bitcoin.org/

5) The Bitcoin wiki https://en.Bitcoin.it/

6) Website của Bộ Văn hóa CHND Trung Hoa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về tiền ảo bitcoin và các khuyến nghị quản lý tiền ảo ở việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 81 - 105)