Tiền ảo Bitcoin và rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về tiền ảo bitcoin và các khuyến nghị quản lý tiền ảo ở việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 46 - 50)

Bitcoin là tiền ảo được lưu giữ dưới dạng kỹ thuật số nên nguy cơ bị tấn công, đánh cắp, thay đổi dữ liệu hoặc bị ngừng giao dịch là rất lớn. Các giao dịch bằng BTC có tính ẩn danh cao, không có địa chỉ của người mua và người bán, không có bên thứ ba (không có hệ thống thanh toán và giám sát bởi định chế tài chính uy tín) và do đó không có phí giao dịch, nên BTC dễ dàng bị lợi dụng trở thành công cụ cho tội phạm rửa tiền, buôn bán ma túy, trốn thuế, giao dịch, thanh toán tài sản phi pháp hay tài trợ cho các hoạt động khủng bố…

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Cơ quan Ngân hàng Châu Âu (EBA) đã có đánh giá về nguy cơ sử dụng Bitcoin vào các mục đích phi pháp như sau:

Tội phạm Nguy cơ

FBI (2012) EBA (2014)

Rửa tiền Thấp Cao

Tài trợ khủng bố và các tổ

chức tội phạm Trung bình Cao

Mua bán các mặt hàng

cấm (ma túy, vũ khí,…) Trung bình Cao Đánh cắp tiền ảo qua

mạng Cao Cao

Đánh bạc và cá độ trực

tuyến Trung bình Cao

Tống tiền nặc danh (Chưa có đánh giá) Cao Trốn thuế (Chưa có đánh giá) Trung bình

Tẩu tán tài sản phi pháp (Chưa có đánh giá) Cao Qua mặt lệnh cấm vận và

trừng phạt kinh tế (Chưa có đánh giá) Cao

Và dưới đây là một số vụ việc tiêu biểu:

Tháng 12 - 2013, ngân hàng Trung ương Trung Quốc cấm thanh toán bằng Bitcoin. Ngay sau đó Baidu và China Telecom đã ngừng chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin. Ngoài Trung Quốc, vẫn chưa có quốc gia nào tuyên bố cấm Bitcoin. Trái lại, nhiều nước lại xem Bitcoin là một thực tế cuộc sống, tức không đồng tình cũng chẳng phản đối. Cụ thể là tại Singapore, ngân hàng trung ương với tên gọi quen thuộc là MAS tuyên bố Bitcoin là “quyết định mang tính thương mại nên không can thiệp”. Điều thú vị là trước thực tế có một số cơ sở kinh doanh đã bắt đầu chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin.

Đóng cửa trang web Silk Road:

Từ tháng 1/2011 đến tháng 9/2013, Silk Road đóng vai trò là thị trường trực tuyến cho ma túy và các sản phẩm không rõ nguồn gốc. Website này được thiết kế để hỗ trợ giao dịch bí mật bằng cách cho phép người dùng ẩn danh và yêu cầu thanh toán bằng tiền ảo Bitcoin. Có gần 13.000 sản phẩm, như ma túy, súng… với các danh mục dịch vụ rất đa dạng, như đột nhập tài khoản Facebook, Twitter và các mạng xã hội, thậm chí là ám sát. Hồi tháng 10-2013, các nhà chức trách Mỹ đã đóng cửa trang web Silk Road khi phát hiện đây là một “siêu thị” ma túy trực tuyến. Chúng nhận thanh toán bằng BTC rồi gửi ma túy cho khách hàng qua đường bưu điện. Chỉ riêng lượng ma túy và hàng hóa bất hợp pháp trên Silk Road đã có giá trị lên đến hơn 9,5 triệu BTC, tương đương 1,2 tỷ USD lúc bấy giờ. Tuy nhiên, không lâu sau đó, phiên bản thứ 2 của Silkroad đã được ra đời. Mới đây, một cá nhân nào đó đã hack vào cơ sở dữ liệu của Silkroad 2, lấy đi tổng cộng 4474.266 Bitcoin, tương đương 2.7 triệu đô la Mỹ.

Sập sàn Mt. Gox:

máy tính của một nhân viên quản trị Mt. Gox và đặt lệnh chuyển một lượng lớn Bitcoin vào tài khoản của kẻ xấu. Những tài khoản bị thâm nhập có tổng trị giá lên tới gần 9 triệu USD.

Tháng 8/ 2013, Mt. Gox thông báo không chấp nhận bất kỳ một khoản ký gửi nào nữa do đình trệ trong ký gửi tín dụng.

Tháng 5/ 2013, Sở An ninh nội địa Mỹ ra quyết định thu hồi 2 tài khoản của Mt. Goax vì cho rằng đây là 2 tài khoản chuyển tiền chưa được đăng ký tại Mỹ.

Tháng 2/2014, Toàn bộ lệnh rút tiền tiếp tục bị chặn bởi Mt. Gox để bảo trì. 3 ngày sau, Mt.Gox chính thức thông báo đang gặp phải sự cố kỹ thuật. 2 tuần sau đó, giá giao dịch Bitcoin sụt xuống còn khoảng 200 USD so với 600 USD trên các sàn giao dịch khác. Các khách hàng của Mt.Gox vẫn chưa thể rút lại tiền. Hồi đầu tuần này, giám đốc Mt.Gox rút lui khỏi Hiệp hội Bitcoin và xóa tất cả bình luận của ông trên trang mạng xã hội, địa chỉ giao dịch giờ chỉ còn là 1 trang web trắng. Tối ngày 28/2 sàn giao dịch chính thức tuyên bố phá sản và cho hay gần nửa tỉ đô la đã bốc hơi cùng tin tặc.

Các vụ đột nhập khác:

Vào giữa tháng 6 năm 2011, các nhà nghiên cứu từ một công ty bảo mật máy tính báo cáo đã phát hiện phần mềm độc hại " Infostealer.Coinbit " - là phần mềm độc hại đầu tiên được thiết kế để ăn cắp Bitcoin từ ví người dùng . Trong tháng 6 năm 2011 một người sử dụng Bitcoin đã đăng tin nhắn trên diễn đàn Bitcoin nói rằng 25.000 Bitcoin của họ đã bị đánh cắp từ một ví Bitcoin không được mã hóa với tỷ giá khoảng $ 20/ Bitcoin , giá trị thiệt hại ước tính là 500.000 USD. Cũng theo đơn khiếu nại nhận được của FBI, trong tháng Tư năm 2011, một cá nhân đã bị đánh cắp 680 Bitcoin từ trang web trò chơi trực tuyến của mình, tỷ giá thị trường là $8 mỗi Bitcoin, ước tính gần $ 5,440.43. Tới tháng 4-2013, một nhà đầu tư tên Đ. Rai (Dave Wright) cho biết đã bị mất số BTC trị giá 16.500USD lúc bấy giờ khi tin tặc dùng mã độc tấn công một sàn giao dịch để cướp đi tiền ảo. Chưa dừng lại ở đó, vào tháng 10 cùng năm, tin tặc tấn công sàn giao dịch Inputs.io, và rút đi 4.100 BTC trị giá 1,3 triệu USD lúc đó. Tương tự, hồi tháng 11 bọn tin tặc đã tổ chức một số đợt tấn công vào sàn giao dịch BIPS ở châu Âu, cướp đi 1.295 BTC, trị giá

khoảng 1 triệu USD. Cũng trong thời gian này, trang web Sheep Marketplace thông báo đã bị tin tặc lấy đi 96.000 BTC, trị giá tổng cộng 107,8 triệu USD.

CHƯƠNG 3

TIỀN ẢO BITCOIN TRÊN THẾ GIỚI: THỰC TIỄN SỬ DỤNG, QUẢN LÝ VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG VỀ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA

THỊ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về tiền ảo bitcoin và các khuyến nghị quản lý tiền ảo ở việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w