Vài nét về các côngty Dược phẩm nước ngoà

Một phần của tài liệu Khảo sát cách thức quản trị nguồn nhân lực của một số doanh nghiệp dược trong và ngoài nước (Trang 27 - 32)

1. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu

1.1.1 Vài nét về các côngty Dược phẩm nước ngoà

Công ty Glaxo SmithKline (GSK) [13]: Là công ty đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu dược phẩm trên thế giới. Phương châm của công ty là cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp con người sống khoẻ mạnh hơn, kéo dài tuổi thọ hơn.

Công ty có trụ sở đặt tại Anh Quốc và hoạt động trên 130 quốc gia. Hàng năm công ty chi phí cho nghiên cứu và phát triển khoảng 4 tỷ USD. Nhóm sản phẩm nổi tiếng của công ty phải kể đến nhóm thuốc kháng sinh như: Clamoxyl, Augmentin... , thuốc điều trị AIDS, vaccine viên gan A,B. bạch hầu, uốn ván.. Năm 2004 công ty đạt doanh số bán là 37,2 tỷ USD , lợi nhuận trước thuế là 11,1 tỷ USD. Tổng doanh thu từ dược phẩm là trên 31 tỷ USD.

GSK có trên 100.000 nhân viên trên khắp thế giới trong đó 40.000 nhân viên làm việc trong lĩnh vực kinh doanh và marketing, 35.000 nhân viên làm việc tại 82 cơ sở sản xuất ở 37 quốc gia và trên 16.000 nhân viên làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. • Công ty Servier [14]: Công ty có trụ sở chính tại Pháp, hoạt động kinh doanh ở 140 quốc gia. Doanh số bán từ dược phẩm đạt 2,2 tỷ USD (2004). Công ty Servier đang ngày càng mở rộng ở khu vực Thái Bình Dương với doanh thu đạt được chiếm 22% doanh số của Servier trên toàn thế giới. Công ty cũng đang hoạt động mạnh ở khu vực Đông Nam Á đặc biệt Philippin, Malaysia, Việt Nam. Hiện tại công ty có 16.000 nhân viên trên toàn thế giới, trong đó có 2.500 nhân viên làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Những sản phẩm nổi tiếng của Servier đang có mặt trên thị trường dược phẩm thế giới là : Coversyl, Daflon500, Duxil, Vastarel MR...

Công ty Johnson and Johnson (J&J) [15]: Là công ty đứng đầu về nhiều lĩnh vực sản phẩm trên thế giới. J&J có trên 200 công ty thành viên với số lượng nhân viên khoảng 109.900 người có mặt ở 57 quốc gia trên thế giới. Mục tiêu của J&J là : nâng cao chất lượng sản phẩm và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, đẩy lùi bệnh tật và cải thiện sức khoẻ

con người

Công ty Ampharco USA [16]: Ampharco USA là một công ty dược phẩm quốc tế có

trụ sở tại bang Califomia của Mỹ. Mục tiêu của công ty là cải thiện chất lượng cuộc sống, tích cực đẩy mạnh việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

1.1.2 Mô hình tổ chức

Giám đốc điều hành hoặc Trưởng VPĐD (người nước ngoài)

1

Văn

o Bộ phận 4> Bộ phận «• ■* Bộ phận Bộ phận 4> Bộ phận

phòng Marketing đăng kí nhân sự bán hặng TCKT

GĐ nhóm GĐ nhóm GĐ bán hàng GĐ bán hàng sản phẩm sản phẩm KVMB KVMT GĐbán hàng KVMN \r 1r ' GĐ sản phẩm GĐ sản phẩm

Quản lý vùng I Quản lý vùngl ỊQuản

i ĩ

ỷ vùng

Trợ lý GĐ sản phẩm TDV TDV TDV TDV TDV TDV

Hình 3.1: Sơ đổ cơ cấu tổ chức của các công ty dược phẩm nước ngoài tại Việt Nam

• Theo như sơ đồ thấy rằng các công ty DPNN thường được tổ chức theo kiểu trực tuyến - chức năng. Giám đốc điều hành là người nước ngoài. Các công ty DPNN khi tham gia vào thị trường nước ta vói mục đích hoạt động kinh doanh là chính nên quy mô vẫn còn ở dạng vừa và nhỏ với số lượng từ 100-500 nhân viên. Nhận thấy các công ty đều có bộ

phận chức năng về nguồn nhân lực, bộ phận này được đặt ngang hàng với các bộ phận chức năng khác trong công ty dưới các tên gọi như: Phòng nhân sự (công ty Servier, Ampharco USA...), phòng nhân sự và phát triển tổ chức (công ty GSK). Tại công ty Servier bộ phận nhân sự được tách ra thành hai phòng chức năng riêng là phòng nhân sự và phòng đào tạo, khi đó phòng nhân sự không phụ trách các vấn đề về đào tạo nữa mà trách nhiệm đó được giao cho phòng đào tạo quản lý. Trong khi đó, tại công ty Johnson and Johnson (J&J) là công ty kinh doanh ngoài những sản phẩm thuốc và các dụng cụ y tế như chỉ phẫu thuật, bông băng... còn có nhiều nhóm sản phẩm khác như các loại dầu gội, sữa tắm trẻ em... nên về cơ cấu tổ chức công ty hơi có sự khác biệt một chút so với các công ty trên (hình 3.2). Mặt khác, ở J&J bộ phận nhân sự được ghép vào cùng các bộ phận khác như Tài chính - Kế toán; Hành chính tổng hợp; Điều phối... mà chưa chính thức được tách ra thành một phòng chức năng độc lập nhưng trong thòi gian tới công ty sẽ có kế hoạch tách ra thành một bộ phận chức năng riêng chuyên trách về nguồn nhân lực của công ty.

TDV TDV TDV TDV

Hình 3.2 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức công tỵ Johnso'n anh Johnson tại Hà Nội

Các công ty DPNN thường tiến hành thay đổi cơ cấu tổ chức của công ty để thích ứng với tình hình kinh doanh và những biến động của thị trường. Điển hình như công ty GSK năm 2004 được tổ chức theo mô hình của J&J (hình 3.2) nhưng hiện nay công ty đã thay đổi theo mô hình như hình 3.1.

• Cơ cấu bộ phận chức năng về nguồn nhân lực tại các công ty DPNN thường đơn giản, có khi chỉ gồm một giám đốc bộ phận và một thư ký. Có thể khái quát cấu trúc nội bộ của quản lý nguồn nhân lực trong các công ty DPNN như sau:

Trợ lý Chuyên viên đào tạo Nhân viên

Hình 3.3 : Sơ đồ cơ cấu bộ phận nhân sự của các công ty nước ngoài tại VN

Ghi chú: ► : Quan hệ trực tuyến , <■...► : Quan hệ chức năng

• Về chức năng chung của quản lý nguồn nhân lực trong các công ty DPNN là: Lập kế hoạch, tuyển dụng và lựa chọn, đào tạo và phát triển, nghỉ hưu, sa thải, lương bổng, giữ nhân viên. Đặc biệt với công ty Servier bộ phận nhân sự không đảm nhận việc tuyển chọn nhân viên mà công việc này được giám đốc các bộ phận có nhu cầu về nhân sự tuyển chọn, sau đó bộ phận nhân sự mới thực hiện chức năng của mình khi nhân viên đó chính thức là thành viên của công ty.

Trong các công ty DPNN có một bộ phận nhân lực đóng vai trò tích cực trong hoạt động kinh doanh của công ty, đó là đội ngũ các trình dược viên (TDV) chiếm số lượng rất đông mà việc quản lý và sử dụng đang rất được quan tâm do tính chất đặc thù của ngành dược so với các ngành kinh tế khác.

Một phần của tài liệu Khảo sát cách thức quản trị nguồn nhân lực của một số doanh nghiệp dược trong và ngoài nước (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)