Chỉ tiêu vốn huy động/Tổng nguồn vốn

Một phần của tài liệu tình hình huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tân hiệp – kiên giang (Trang 51)

Bảng 7: Tình hình Vốn huy động/Tổng nguồn vốn tại NH

Đơn vị: triệu đồng

Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Vốn tự huy động 70.576 113.423 166.698 Tổng nguồn vốn 390.448 439.994 573.155 Vốn huy động/Tổng nguồn vốn (%) 18,08 25,81 29,08

Nguồn: Phòng kinh doanh của Chi nhánhNHNO&PTNT huyện Tân hiệp

Qua bảng số liệu trên cho thấy chỉ tiêu vốn huy động/ tổng nguồn vốn

tăng qua các năm. Chỉ tiêu này là 18,08% của năm 2007, 25,81% của năm 2008

và là 29,08% của năm 2009. Điều này cho thấy hoạt động huy động vốn của NH ngày càng đạt hiệu quả và tỷ trọng này chiếm ngày càng lớn trong tổng nguồn vốn. Ngoài ra, với chỉ tiêu này cũng cho thấy năng lực cạnh tranh của NH trên lĩnh vực hoạt động huy động vốn, sự tín nhiệm của khách hàng giành cho NH

O

ngày càng ưu ái. Chính vì thế, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của NH ngày càng tăng.

4.3.2 Chỉ tiêu Dư nợ/Vốn huy động

Bảng 8: Tình hình dư nợ/Vốn huy động tại NH

Đơn vị: triệu đồng

Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Vốn tự huy động 70.576 113.423 166.698 Dư nợ 391.095 437.346 557.709 Dư nợ/Vốn huy động (lần) 5,54 3,86 3,35

Nguồn: Phòng kinh doanh của Chi nhánhNHNO&PTNT huyện Tân hiệp

Khả năng huy động vốn của NH là khá tốt qua ba năm. Vốn huy động của

NH tăng qua các năm thể hiện thông qua tỷ lệ tham gia vào dư nợ. Như ta thấy,

trong năm 2007 bình quân cứ 5,54 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn do NH huy

động được tham gia. Và sang năm 2008 thì 1 đồng huy động vốn tham gia trong

3,86 đồng dư nợ. Đến năm 2009, con số dư nợ mà 1 đồng huy động vốn tham gia

là 3,35 đồng. Qua chỉ tiêu này cho thấy sự tham gia của đồng vốn huy động vào tín dụng của NH ngày càng nhiều. Do đó, khả năng huy động vốn ngày càng tăng cũn như khả năng sử dụng vốn của NH cũng hiệu quả hơn.

4.3.3 Chỉ tiêu Vốn huy động/Doanh số cho vay

Bảng 9: Tình hình Vốn huy động/Doanh số cho vay

Đơn vị: triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu

2007 2008 2009

Vốn tự huy động 70.576 113.423 166.698

Doanh số cho vay 615.596 795.464 924.615

Vốn huy động/Doanh số cho vay (%) 11,46 14,26 18,03

Nguồn: Phòng kinh doanh của Chi nhánhNHNO&PTNT huyện Tân hiệp

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu cho vay của NH. Và có lẽ qua kết quả tính toán được, ta thấy phần trăm mà nguồn vốn huy động được tham gia vào hoạt động tín dụng của NH ngày một nhiều hơn. Năm 2007, chỉ có 11,46% vốn huy động tham gia vào hoạt động cho vay. Nhưng đến năm 2008 thì

O

số phần trăm này đã tăng lên thành 14,26%. Khả năng huy động vốn của NH tăng song song với việc tăng khả năng tín dụng. Điều này chứng tỏ, khả năng dư thừa vốn của các cá nhân và các tổ chức ngày càng nhiều đồng thời nhu cầu vốn của họ cũng tăng lên. Đến năm 2009, chỉ tiêu vốn huy động/doanh số cho vay là 18,03%. Chỉ tiêu này tăng hơn so với năm 2008. Với con số này đã cho ta biết hoạt động tín dụng của NH đang ngày được củng cố và ngày càng chủ động hơn. Đó là nhờ vào nguồn vốn huy động ngày càng tăng. Chỉ tiêu này còn cho biết khả năng đáp ứng vốn của NH ngày càng kịp thời.

4.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NH CỦA NH

Ở phần vừa rồi chúng ta chỉ xem xét sự tăng giảm của tình hình huy động

vốn trong ba năm tại chi nhánh NHNO&PTNT huyện Tân Hiệp. Nhưng sự tăng

giảm ấy là do đâu? Đó là điều mà NH rất quan tâm, rất muốn biết để từ đó NH có những chiến lược và đường lối đúng đắn cho NH mình. Cũng có thể nói, sự tăng giảm ấy là do sự tác động của các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan.

4.4.1 Nhân tố khách quan

4.4.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội nước ta có nhiều thay đổi.

- Tình hình kinh tế

+ Trước tiên là ngày 07/11/2006, nước ta chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đây là một thời kỳ mới cho đất nước ta, thời kỳ hội nhập kinh tế với các quốc gia trên thế giới. Việc gia nhập WTO vừa là một cơ hội vừa là một thách thức cho các NHTM Việt Nam nói chung và NHNO&PTNT nói riêng. Khi gia nhập WTO, NHNO&PTNT có cơ hội mở rộng thị trường rộng hơn, tiếp thu công nghệ kỹ thuật tiên tiến hơn…Điều này cũng góp phần làm cho công tác huy động vốn được thuận lợi hơn. Nhưng bên cạnh cơ hội phát triển thì cũng xuất hiện nhiều thách thức khó khăn, đó là sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt vì sự thâm nhập sâu của các NH nước ngoài (thường là những NH lớn trên thế giới) vào thị trường trong nước. Theo thống kê của NH

Nhà nước Việt Nam, tính đến tháng 10/2006, các NH nước ngoài đã có mặt tại

O

trên 40 văn phòng đại diện đến từ hơn 10 quốc gia. Và đến tháng 1/2008 thì con

số này đã thay đổi, kể cả NH trong nước thì Hệ thống NH nước ta có 6 NHTM

Nhà nước, 37 NHTM cổ phần, 31 chi nhánh NH nước ngoài, 6 NH liên doanh, 6

công ty tài chính… Sức ép về mặt cạnh tranh với các NH nước ngoài càng tăng khi thực trạng NH còn yếu, quy mô còn nhỏ, sản phẩm dịch vụ còn đơn điệu, tính tiện ích chất lượng chưa cao. Tại địa bàn huyện Tân Hiệp, việc cạnh tranh của chi nhánh NHNO&PTNT huyện Tân Hiệp cũng gay gắt, thị phần ngày càng bị chia sẻ. Tính trên quốc lộ 80 dài khoảng 15km và thị trấn xã Tân Thành đã có 21 trụ sở của các NH và Quỹ tín dụng hoạt động (theo Báo cáo tham luận của Chi nhánh NHNO&PTNT huyện Tân Hiệp ngày 03/01/2010) trong đó có nhiều NH

lớn tên tuổi như: NH Công thương, NH Đông Á, NH Kiên Long… Bên cạnh đó,

việc gia nhập WTO cũng là điều kiện để các tổ chức kinh tế mở rông quy mô hoạt động, thị trường, sản phẩm… Do đó, nhu cầu vốn càng tăng cao. Vì vậy buộc NH phải nỗ lực hơn trong công tác huy động vốn của NH nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn một cách kịp thời cho thị trường. Điều này tác động nhiều đến công tác huy động vốn của NH.

+ Tiếp theo là cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu vào năm 2007 và diễn ra

vào năm 2008 đã gây ảnh hưởng cho đất nước ta. Chính tại thời điểm 2008, kinh

tế nước ta rơi vào tình trạng lạm phát cao, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong những

tháng đầu năm năm 2008 tăng gần 4% nâng mức CPI trong những tháng đầu năm

lên mức cao nhất trong vòng 12 năm qua, đạt 15,96%. Và đến cuối tháng 12/2008 giá tiêu dùng bình quân là 22,87%. Mức lạm phát ở nước ta trong năm này là 20%. Chi phí sản xuất, xăng dầu tăng làm cho nhu cầu về vốn để chi trả cho các khoản chi phí ấy cũng tăng theo. Điều này khiến cho lượng tiền trong lưu thông quá nhiều. Vì vậy khi nhận thấy tình hình lạm phát bắt đầu xảy ra, để giảm bớt lượng tiền này, NH Nhà nước đã tăng gấp hai lần dự trữ bắt buộc từ cuối tháng 05/2007 với các NHTM. Do đó, tác động của quyết định này làm ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế. Do thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất của NHTM tăng, làm hạn chế nhu cầu vay của người dân và các tổ chức kinh tế và cũng kích thích nhu cầu gửi tiền của họ nhiều hơn. Và cũng thông qua quyết định này, các NHTM phải nỗ lực hơn trong công tác huy động vốn để nâng cao nguồn vốn. Góp phần bé nhỏ của mình vào công tác kiềm chế lạm phát nước

O

ta, NHNO&PTNT huyện Tân Hiệp dưới sự chỉ đạo của NHNO&PTNT tỉnh Kiên Giang đã có những cố gắng trong công tác huy động vốn, bằng chứng là nguồn

vốn huy động tăng qua các 2007 – 2009.

- Tình hình xã hội

Trong năm 2007, tình hình kinh tế đã ảnh hưởng khá nhiều đến tình hình xã

hội. Tình trạng bất ổn về giá cả, đặc biệt là tình trạng bấp bênh của giá nông sản đang khiến người nông dân gặp nhiều khó khăn, bị động trong sản xuất, nhiều loại sản phẩm năm trước được giá nhưng năm sau thì biến động ngược lại. Tình trạng giá nông sản quá thấp, trong khi giá vật tư quá cao dẫn đến người nông dân sản xuất không có lãi hoặc có lãi nhưng rất thấp. Vì vậy, xu hướng tăng giá mạnh, nhất là các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm đang ngày càng đe dọa trực tiếp đến mức sống của người dân nhất là những người có thu nhập thấp. Bên cạnh đó mức lương của người lao động cũng gặp khó khăn và tình trạng thiếu việc làm cũng đang là vấn đề bức thiết. Mức sống của người dân thấp, sinh hoạt văn hóa khó khăn, tình trạng tệ nạn xã hội có chiều hướng tăng… Cuộc sống thiếu thốn làm người dân không an tâm sản xuất, do vậy khả năng thu hút vốn của NH cũng bị ảnh hưởng nhiều vì khách hàng chủ yếu của Chi nhánh NHNO&PTNT huyện Tân Hiệp là những người nông dân.

4.4.1.2 Môi trường pháp lý và các chính sách kinh tế

- Hệ thống pháp lý: Nhờ củng cố lại hệ thống pháp lý từng ngày mà hệ thống NH đã có cuộc đổi mới toàn diện. Bằng chứng là đã có nhiều văn bản luật được ban hành một cách đồng bộ, cơ chế chính sách về hoạt động NH đã ngày một hoàn chỉnh và phù hợp với thông lệ quốc tế, khuôn khổ thể chế ngày một thông thoáng và minh bạch hơn. Chính điều này mà những phân biệt đối xử giữa loại hình tổ chức tín dụng - tổ chức tín dụng trong nước và tổ chức tín dụng nước ngoài - đã từng bước được loại bỏ, chức năng cho vay tín dụng chính sách và cho vay tín dụng thương mại đã được tách bạch và làm cho các NHTM, các tổ chức tín dụng đã được tự chủ và tự chịu trách nhiệm khá đầy đủ. Khiến cho tính cạnh tranh của các tổ chức tín dụng được nâng cao và thị trường dịch vụ NH được phát triển an toàn và hiệu quả. Góp phần thúc đẩy khả năng cạnh tranh về nguồn vốn trong NH được tốt hơn, thuận lợi hơn.

O

- Các chính sách kinh tế: Có thể thấy vốn huy động tại NH trong thời gian qua tăng trưởng khá ổn định. Mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và tình hình lạm phát trong nước xảy ra đã ảnh hưởng ít nhiều đến tình hình kinh tế của Huyện, làm cho Huyện cũng gặp khó khăn. Đạt được kết quả này là do sự quan tâm của Nhà nước và NH Trung ương cùng các chính sách kiềm chế lạm phát kịp thời và hợp lý. Đó là chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ được đổi mới và điều hành theo nguyên tắc thị trường và phù hợp với thông lệ quốc tế. Các công cụ gián tiếp điều hành chính sách tiền tệ đã được hình thành và phát triển. Chính sách lãi suất và tỷ giá hối đoái đã được áp dụng một cách linh hoạt theo cơ chế thị trường. Chính sách tín dụng được mở rộng và đổi mới theo hướng tạo sự công bằng, bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp và mọi đối tượng dân cư. Bên cạnh đó là chính sách cơ cấu lại tài chính hệ thống NH, tăng vốn điều lệ cho các NHTM, đào tạo cán bộ và nâng cấp hệ thống cũng góp phần thúc

đẩy huy động vốn cho NH.

4.4.1.3 Môi trường cạnh tranh

Tham gia vào WTO cũng đồng nghĩa với việc NH sẽ có nhiều cơ hội để phát triển về thị trường, khách hàng, công nghệ… nhưng bên cạnh đó là sự xuất hiện của những đối thủ mới. Mà đặc biệt là trong những năm gần đây, ở địa bàn Huyện đã xuất hiện khá nhiều NH và các TCTD. Và con số 21 là con số thống kê nói về trụ sở của các NH và tổ chức tín dụng, đã cho thấy quy mô thị phần của NH phải san sẻ cho nhau và cạnh tranh với nhau về công nghệ, dịch vụ, sản phẩm… Tuy nhiên, phần lớn các NH và Quỹ tín dụng thường tập trung trong một khu vực thị trấn của Huyện. Vì vậy tính cạnh tranh sẽ càng gay gắt hơn. Khi mà

các NH nước ngoài tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam và mang trong họ

khả năng tài chính vững vàng, năng lực quản trị và công nghệ tiên tiến. Ngược lại, đó là khả năng tài chính thấp, sức cạnh tranh chưa cao, năng lực quản trị và công nghệ yếu, việc cải cách diễn ra chậm và thiếu minh bạch của hệ thống NH nói chung và của NHNO&PTNT nói riêng. Chính sự đối lập này đã cho thấy sự yếu kém của NH trong nước. Ngoài ra, các chiến lược cạnh tranh của NH nước ngoài là lâu dài là bền vững. Còn với các NH Việt Nam, các chiến lược là tập trung vào khách hàng truyền thống và lợi thế về am hiểu địa phương… là không bền vững. Mặt yếu kém không chỉ dừng tại đó mà còn được thể hiện về công

O

nghệ, trình độ quản lý, chất lượng và sự đa dạng của hệ thống sản phẩm. Và sự cạnh tranh này sẽ ngày càng nhiều, làm ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn

của NH. Mà điều ảnh hưởng này là sự suy giảm lượng khách hàng, giảm lượng

huy động vốn của NH.

4.4.1.4 Tiết kiệm của dân cư

Mặc dù trong những năm qua có khá nhiều biến động kinh tế, thiên tai nhưng được sự quan tâm của Nhà nước và chính quyền địa phương nên trong những năm gần đây, người dân chuyên tâm làm ăn, tiết kiệm trong sản xuất và chi tiêu có ý thức, nên tình hình sản xuất kinh doanh của bà con được ổn định góp phần nâng cao đời sống của các hộ nông dân trong Huyện. Thu nhập của họ có phần dư thừa hơn. Điều đó làm họ nghĩ đến việc cho NH vay. Một mặt thuận lợi nữa là cơ sở hạ tầng của dân cư trong Huyện khá ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho bà con sản xuất và giao lưu hàng hóa làm cho thu nhập của dân cư được tốt hơn. Như vậy khả năng huy động vốn của NH sẽ được mở rộng hơn, tiền gửi

tiết kiệm của dân cư ngày càng tăng hơn và tăng nhiều vào năm 2009.

4.4.2 Nhân tố chủ quan 4.4.2.1 Lãi suất 4.4.2.1 Lãi suất

Khi gửi tiền, ngoài việc chú ý đến uy tín, chất lượng của NH thì khách hàng còn quan tâm đến lãi suất. Đây là mức sinh lời của tiền khi khách hàng cần gửi tiền vào NH.

Bên cạnh đó, lãi suất còn là công cụ quản lý kinh tế của NH Nhà nước. Lãi suất tiền gửi cao sẽ thu hút lượng tiền gửi vào NH nhiều hơn. Lợi dụng được thế mạnh này. Vì thế khi lạm phát xảy ra, lượng tiền trong lưu thông nhiều. NH

Trung ương quyết định tăng mức lãi suất huy động lên để thu hút lượng tiền dư

thừa trong lưu thông. Năm 2007, mức lãi suất trần của NH Trung ương là 10%.

Đến năm 2008 do mức lạm phát tăng cao ở mức 20% nên lãi suất huy động tăng

liên tục. Mức lãi suất huy động trong khoảng tháng 6/2008 là 18%. Và có lúc đạt

đỉnh là 20%/năm. Chính điều này càng thức đẩy các cá nhân và tổ chức cho NH

vay nhiều hơn. Nhưng năm 2008 là thời kỳ kinh tế khó khăn nên dòng vốn huy

động trong dân không tăng lên mà nó chuyển từ NH này sang NH khác. Đến cuối

tháng 7/2008, lãi suất thị trường có bước biến chuyển mới, lãi suất huy động lúc

Một phần của tài liệu tình hình huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tân hiệp – kiên giang (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)