Đối với chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu tình hình huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tân hiệp – kiên giang (Trang 71 - 73)

- Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho NH hơn nữa trong công tác huy động vốn của NH.

- Giúp NH xác định đúng nhu cầu vốn của người dân trong địa bàn để từ đó

NH có những chiến lược huy động vốn tốt hơn, phù hợp với tình hình huyện hơn

- Ngoài ra, ban chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện giao thông, cở sở hạ tầng… để giúp người dân dễ dàng đén giao dịch với NH hơn.

6.2.2 Đối với NHNO&PTNT Việt Nam

6.2.2.1 Cải tiến tài khoản tiền gửi thanh toán cho các doanh nghiệp

Chuyển sang cơ chế thị trường, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế đồng thời tạo cho mình thế đứng vững chắc trong cạnh tranh. Mọi chủ thể trong nền kinh tế thị trường đều có vị thế độc lập tự chủ, có quyền chủ động thiết lập mối quan hệ và tiến hành các hoạt động kinh tế trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Hiện nay, các NH nước ta hoàn toàn tách biệt nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ thanh toán đối với doanh nghiệp và áp dụng hai tài khoản: tài khoản cho vay và tài khoản tiền gửi thanh toán với điều kiện không được phép sử dụng quá số dư. Các tài khoản này có số lượng lớn, tỷ trọng cao mang lại cho NH nguồn vốn tiền gửi cơ bản và là nguồn mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, NH cần quan tâm cải tiến sử dụng tài khoản này, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong điều kiện có thể nhằm thu hút khách hàng và nguồn vốn từ tiền gửi này.

Áp dụng tài khoản tiền gửi thấu chi (Tài khoản vãng lai): Thường mục đích mở tài khoản này của doanh nghiệp để được NH cung cấp các dịch vụ thanh toán thu hộ, chi hộ an toàn thuận tiện và nhanh chóng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chứ không nhằm mục đích kiếm lời. Ở một số nước được NH cung cấp dịch vụ này thường doanh nghiệp không được hưởng lãi, thậm chí còn phải trả chi phí cho dịch vụ này. Cũng có một số nước, trong đó có nước ta thì dịch vụ này NH vừa miễn phí vừa trả lãi cho các doanh nghiệp mặc dù lãi suất không cao. Chính sách này nhằm khuyến khích các doanh nghiệp mở tài khoản và sử dụng dịch vụ này. Nhưng đến nay còn một số hạn chế là không được phát hành quá số dư. Nếu vi phạm có thể bị phạt kể cả khi doanh nghiệp

O

không cố tình hoặc chỉ do khó khăn về tài chính mà tạm thời doanh nghiệp chưa thu được các khoản thu kịp thời làm nhịp độ kinh doanh bị chậm lại.

Vì vậy cần hợp nhất nghiệp vụ tiền gửi thanh toán với vay ngắn hạn vào một tài khoản tạo cho việc sử dụng linh hoạt tiền gửi và tiền vay. Khi đó khoản thấu chi được coi là khoản vay ngắn hạn với lãi suất cao so với lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường, vừa tạo được điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh, vừa mang lại khoản tín dụng lãi suất cao cho NH. Loại tài khoản này ở nước ta gọi là tài khoản vãng lai được sử dụng rất phổ biến không chỉ cho doanh nghiệp mà cả cho người dân. Đặc điểm của tài khoản này là lúc có dư có, có lúc dư nợ. Nếu tài khoản dư có thì doanh nghiệp còn tiền gửi, còn dư nợ tức là doanh nghiệp vay NH. Tuy nhiên số dư nợ tức là thấu chi phải có hạn mức theo sự thỏa thuận giữa NH và doanh nghiệp (căn cứ vào khả năng nguồn vốn của NH và khả

năng trả nợ của khách hàng). Nếu vì nguyên nhân chủ quan hay khách quan vượt

quá hạn mức trên thì áp dụng chế tài phạt quá hạn mức.

Ưu điểm của tài khoản vãng lai: đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho doanh nghiệp, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh liên tục nhịp nhàng, không bị phạt do phát hành quá số dư hoặc làm thủ tục vay phức tạp như khoản vay thông thường; Lãi suất cho vay tính trên số dư thực tế phát sinh và số này thường thấp, vì vậy các doanh nghiệp tích cực nộp tiền để giảm và tất toán dư nợ, NH không phải áp dụng chỉ đạo phạt quá số dư dễ gây ra phản ứng bất bình của doanh nghiệp và vẫn cho vay một khoản tín dụng lãi suất nóng thường có khả năng dễ dàng thu hồi, nhưng bên cạnh đó NH phải có kế hoạch nguồn vốn cho thấu chi và khi doanh nghiệp không sử dụng hết hạn mức thì NH ứ đọng vốn.

6.2.2.2 Cải tiến tài khoản tiền gửi tiết kiệm và tài khoản cá nhân

Là tài khoản được mở và sử dụng cho mọi người dân muốn tiết kiệm để dành tiền an toàn và kiếm được lợi tức. Khi tình hình kinh tế phát triển, thu nhập của người dân cao, mức tiết kiệm tích lũy để dành nhiều thì đây là một nguồn vốn lớn và ít biến đổi đột ngột trừ khi tình hình kinh tế là lạm phát phi mã (lạm phát ở mức 2 – 3 con số). Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người ở nước ta thấp nhưng họ có thói quen tiết kiệm dự phòng và không phải tất cả mọi người gửi tiết kiệm.

O

Đối với dân cư cần tạo cho họ hai loại tài khoản cho hai khoản tiết kiệm. Đó là tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn với mục đích tích lũy để dành và kiếm lời. Thực tế, khi NH muốn huy động nguồn vốn có kỳ hạn của dân

cư thường là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng. Nhưng để thỏa mãn

nhu cầu tiết kiệm thường xuyên, tích lũy dần nên NH cần mở cho người dân một tài khoản tiết kiệm theo hợp đồng dài hạn để họ tiết kiệm nhằm mục đích tích lũy mua tiện nghi đắt tiền. Khi người dân tiết kiệm được gần đủ số vốn cần thiết thì phần còn lại sẽ do NH cho vay với lãi suất ưu đãi để khuyến khích họ mở và sử dụng tài khoản này. Tài khoản này mang lại nguồn vốn ổn định vững chắc để NH có thể vay trung và dài hạn. Ngoài ra, NH có thể mua lại sổ tiết kiệm đó khi khách hàng có nhu cầu. Còn khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn thì nên mở cho khách hàng một tài khoản tiền gửi cá nhân. Người dân nước ta thường có tập quán sử dụng quá nhiều tiền mặt trong giao dịch. Một mặt và các dịch vụ NH quá ít, thanh toán NH chưa đáp ứng nhu cầu kịp thời… cho nên mọi hoạt động dự trữ trong dân rất lớn, vẫn chưa tham gia vào chu trình NH được. Do đó cần phải xây dựng được mạng lưới tổ chức NH đến mọi tụ điểm của nền kinh tế, mọi khu dân cư, thiết lập được hệ thống kế toán, thực sự có thị trường tiền tệ, thị trường hối đoái, thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu tình hình huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tân hiệp – kiên giang (Trang 71 - 73)