Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu tình hình huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tân hiệp – kiên giang (Trang 29)

NHNO&PTNT huyện Tân Hiệp là chi nhánh trực thuộc NHNO&PTNH tỉnh Kiên Giang nằm trong hệ thống NHNO&PTNH Việt Nam, được sự chỉ đạo trực tiếp về nghiệp vụ của NHNO&PTNH tỉnh Kiên Giang

Trụ sở chính đặt tại Số 15, khóm B, thị trấn Tân Hiệp. huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang

O

NH còn có hai phòng giao dịch trực thuộc là phòng giao dịch Thạnh Đông A, tọa lạc tại ấp Đông Phước, xã Thạnh Đông A và phòng giao dịch Kinh B tọa lạc tại ấp Đông An, thị trấn Tân Hiệp.

3.2.2 Cơ cấu tổ chức của NHNO&PTNH huyện Tân Hiệp 3.2.2.1 Bộ máy tổ chức

Tính đến ngày 31/12/2009 NHNO&PTNT huyện Tân Hiệp có tất cả 29 cán

bộ công nhân viên được phân vào hai phòng (phòng Kế hoạch kinh doanh và phòng Kế toán – Hành chính – Ngân quỹ) và hai phòng giao dịch trực thuộc, cụ thể:

- Ban giám đốc gồm 2 người

- Phòng Kế hoạch kinh doanh gồm 8 người

- Phòng kế toán – hành chính – ngân quỹ gồm 6 người - Phòng giao dịch Thạnh Đông A gồm 8 người

- Phòng giao dịch kinh B gồm 5 người

Hình 1: Cơ cấu tổ chức của NHNO&PTNT huyện Tân Hiệp

3.2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng, ban nghiệp vụ

Giám đốc

- Chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ nghiệp vụ và các kế hoạch kinh doanh trong phạm vi quyền hạn của Chi nhánh.

- Là người điều hành quản lý mọi hoạt động của NH, là người ra quyết định cuối cùng trong việc xét duyệt cho vay.

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Kế toán – ngân quỹ Phòng Kế hoạch – kinh doanh Tổ thẩm định Phòng giao dịch Thạnh Đông A Phòng giao dịch Kinh B

O

- Chịu trách nhiệm cao nhất về kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, đại diện trong quan hệ trực thuộc và báo cáo kết quả hoạt động cho NH cấp trên

Phó giám đốc

- Là người hỗ trợ và tham mưu cho giám đốc trong việc điều hành hoạt động của NH

- Giải quyết những vấn đề được giám đốc giao phó, ủy quyền

Phòng kế hoạch kinh doanh

- Trưởng phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành chung; đại diện phòng tham mưu với Ban giám đốc trong việc tính toán, xây dựng các dự án và kế hoạch hoạt động của NH

- Cán bộ tín dụng (CBTD): trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh như: thu thập, cung cấp thông tin và đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật; thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của các đơn vị trực thuộc; thẩm định các đề xuất về hạn mức tín dụng và giới hạn cho vay đối với từng khách hàng; quản lý, kiểm soát hạn mức tín dụng cho từng khách hàng và của toàn bộ NH.

Ngoài ra, CBTD còn thống kê, phân tích thông tin, số liệu về hoạt động kinh doanh của NH; đề xuất kế hoạch kinh doanh, đề xuất chiến lược huy động vốn, chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng và xây dựng mạng lưới kinh doanh; báo cáo thường xuyên, định kỳ theo quy định, sơ kết, tổng kết hoạt động của NH.

Phòng kế toán - hành chính – ngân quỹ

- Bộ phận kế toán: trực tiếp giao dịch với khách hàng, thực hiện các quy trình thủ tục về tiền tệ, tín dụng và thanh toán, cụ thể:

+ Thực hiện việc theo dõi hạch toán kế toán – tài chính cho toàn bộ hoạt động của NH, tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán, chế độ báo cáo kế toán; lập và phân tích báo cáo tài chính, kế toán…

+ Thực hiện kiểm tra các mặt hoạt động kinh doanh của NH để nhanh chóng phát hiện những sai sót và kiến nghị với Ban giám đốc kịp thời sửa chữa, bổ sung.

O (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bộ phận hành chính: tham mưu cho Giám đốc và hướng dẫn cán bộ công

nhân viên thực hiện các chế độ, chính sách pháp luật về trách nhiệm và quyền lợi của người lao động, tổ chức sắp xếp, bố trí nhân sự, quản lý theo dõi hồ sơ cán bộ công nhân viên chức; bảo vệ an toàn tài sản cơ quan; giữ gìn trật tự an ninh

cho khách hàng khi đến giao dịch…

- Bộ phận ngân quỹ: thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ, ngân quỹ như quản lý nghiệp vụ thu chi tiền mặt, quản lý hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố; thực hiện chế độ xuất nhập kho…

- Kiểm tra viên: là người kiểm tra, kiểm soát nội bộ tất cả mọi hoạt động tại

NH cơ sở; tham mưu cho Ban giám đốc trong việc chỉ đạo điều hành; đồng thời

kiểm tra mọi chứng từ nghiệp vụ phát sinh đã được bộ phận kế toán ngân quỹ thực hiện, uốn nắn sửa chữa kịp thời những sai sót; hỗ trợ cho phòng kinh doanh trong việc thực hiện nhiệm vụ cho vay, thu nợ và xử lý nợ; tham gia kiểm tra, kiểm soát hoạt động của NH trong phạm vi của tỉnh khi có đợt kiểm tra do NH tỉnh tổ chức.

Phòng giao dịch thạnh đông A và phòng giao dịch kinh B

Tổ chức quản lý và thực hiện các mặt nghiệp vụ, các giao dịch tại địa bàn phụ trách, định kỳ báo cáo về NH hội sở huyện

3.2.3 Các hoạt động chính của NHNO&PTNT huyện Tân Hiệp

NHNO&PTNT huyện Tân Hiệp là một NHTM quốc doanh nên hoạt động rất đa dạng và phong phú. Muốn phục vụ tốt sự phát triển nền kinh tế của địa phương cũng như đẩy mạnh sự tăng trưởng bền vững của ngành NH và để thực hiện tốt tiêu chí “Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng”, NHNO&PTNT huyện Tân Hiệp đã phát triển không ngừngcác mặt hoạt động chính sau đây:

- Huy động vốn

- Cho vay

- Đầu tư

- Hoạt động trung gian

O

3.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh trong ba năm 2007 – 2009 của NHNO&PTNT huyện Tân Hiệp

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNO&PTNT huyện Tân Hiệp từ năm 2007 đến năm 2009

Đơn vị: triệu đồng

2007 2008 2009 So sánh 2007 – 2008 So sánh 2008 - 2009 Năm Chỉ tiêu Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền % Số tiền % Doanh thu 48.788 100 81.956 100 64.626 100 33.168 68,00 (17.330) (21,15) Chi phí 33.373 68,40 70.023 85,44 57.354 88,75 36.650 109,82 (12.669) (18,09) Lợi nhuận 15.415 31,60 11.933 14,56 7.272 11,25 (3,482) (22,59) (4.661) (39,06)

Nguồn: Phòng kinh doanh của Chi nhánhNHNO&PTNT huyện Tân Hiệp

Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của mọi hoạt động kinh doanh, NHNO&PTNT huyện Tân Hiệp cũng vậy. Dưới sự chỉ đạo của NHNO&PTNT tỉnh Kiên Giang, NHNO&PTNT huyện Tân Hiệp luôn cố gắng hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Năm 2007, với doanh thu là 48.788 triệu đồng và phải trả chi phí cho các hoạt động của mình là 33.373 triệu động thì lợi nhuận của NH còn lại là 15.415 triệu đồng, chiếm 31,60% doanh thu. Nhưng qua năm 2008 thì doanh thu của NH có vẻ khả thi hơn khi thấy doanh thu của NH là 81.956 triệu đồng, tăng lên khoảng 68,00% so với năm 2007. Một điều đáng ngạc nhiên khi xét đến chi phí của NH. Nếu doanh thu 2008 tăng hơn doanh thu 2007 thì chi phí cũng vậy. Chi phí của năm 2008 là 70.023 triệu đồng, tăng lên 109, 82%. So với mức doanh thu thì còn số chi phí này không phải là nhỏ. Vì vậy lợi nhuận của năm 2008 giảm so với năm 2007. Lợi nhuận giảm từ 15.415 triệu đồng năm 2007 còn 11.933 triệu đồng năm 2008. Tính ra lợi nhuận giảm 3.482 triệu đồng, khoảng 22,59 %. Lợi nhuận tiếp tục giảm sang năm 2009. Lợi nhuận trong năm 2009 thật sự giảm so với năm 2008 khi lợi nhuận chỉ còn 7.272 triệu đồng. Lợi nhuận này giảm 39,06%, một mức giảm quá lớn mặc dù doanh thu có tăng hơn so với năm 2008, doanh thu giảm 21,15% (còn 64.626 triệu đồng). Nhưng bù với việc giảm doanh thu cho năm 2009 là việc giảm chi phí. Mức chi phí của năm 2009 là 57.354 triệu đồng, giảm 18,09 %. Tất cả việc tăng giảm doanh thu, chi phí và lợi nhuận của NH là do sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung

O

và tình hình lạm phát trong nước nói riêng, khi mà nó chớm bắt đầu vào năm 2007 và bùng phát mạnh vào năm 2008 và kéo dài sang năm 2009. Hậu quả này làm lợi nhuận của NH giảm mạnh vào năm 2009. Do NH nhà nước chủ trương tăng lãi suất cho vay và lãi suất huy động nhằm giảm bớt số lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường. Điều này đã làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NH. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Triệu đồng 2007 2008 2009 Năm Thu nhập Chi phí Lợi nhuận

Hình 2. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm

Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của trong ba năm qua có lợi nhuận mặc dù lợi nhuận không tăng qua các năm. Vì vậy, trong thời gian tới NH cần cố gắng hơn nữa để nâng cao kết quả kinh doanh, đồng thời cần nỗ lực hơn nữa trong các hoạt động của mình nhằm gia tăng thu nhập và giảm thiểu chi phí đến mức thấp nhất để có thể đứng vững trên thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và cùng vượt qua cơn khủng hoảng kinh tế, đi lên cùng với đất nước.

3.2.5 Phương hướng hoạt động của Ngân hàng năm 2010

Trong buổi họp tổng kết cuối năm 2009 diễn ra vào ngày 10/01/2010 NH đã đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 và đưa ra các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trong năm 2010 mà NH phấn đấu hoàn thành trong

năm 2010. Phương hướng cụ thể như sau:

- Tổng huy động vốn nội tệ năm 2010 đạt 200 tỷ đồng (tăng 25% so năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2009). Trong đó, tiền gửi dân cư nội tệ: 130 tỷ đồng (đạt 65% tổng huy động nội tệ cả năm).

O

- Dư nợ tín dụng thông thường năm 2010 đạt 650 tỷ đồng (tăng 19% so năm 2009).

- Tỷ lệ nợ xấu <0,15% tổng dư nợ.

- Thu nợ rủi ro đạt trên 100% số dư hiện nay, bằng tiền 286 triệu đồng.

- Tài chính có chênh lệch thu chi chưa lương đạt 8,000 triệu đồng trở lên.

- Chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào 0,2 trở lên.

- Dịch vụ ngoài tín dụng đạt 1,000 triệu đồng tăng 69,5% so năm 2009.

- Cuối năm phấn đấu có trên 80% cán bộ CNV đạt lao động tiên tiến.

3.2.6 Thuận lợi và khó khăn của NHNO&PTNT huyện Tân Hiệp 3.2.6.1 Thuận lợi 3.2.6.1 Thuận lợi

- Được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo thường xuyên của NH cấp trên về vốn, nghiệp vụ; được tạo điều kiện thuận lợi về vật chất, tinh thần; được trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc, các thiết bị máy móc giúp cho việc quản lý và kinh doanh mang lại hiệu quả.

- Được sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của chính quyền địa phương và của các ngành có liên quan, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn, cho vay và thu hồi nợ vay

- Các cán bộ công nhân viên chức của NH có trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ và có kinh nghiệm đối với công việc và địa bàn hoạt động; năng nổ và nhiệt tình với công việc, đoàn kết nhất trí phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch và nhiệm vụ được giao

- Phòng giao dịch Thạnh Đông A cũng là một thuận lợi lớn của NH cho việc huy động vốn và đáp ứng vốn kịp thời cho nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh của bà con nông dân ở các xã xa, tạo thuận lợi cho việc giao dịch và đi lại của khách hàng.

3.2.6.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, hoạt động của NHNO&PTNT huyện Tân Hiệp còn gặp nhiều khó khăn như:

Về địa bàn hoạt động

- Đặc thù của huyện Tân Hiệp là đại đa số khách hàng là người dân làm nghề nông nghiệp, sản xuất độc canh là cây lúa (99% là trồng lúa), còn lại các nghề khác như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ

O

chiếm phần ít và chậm phát triển. Phần lớn khách hàng là hộ nông dân, NH cho vay theo mô hình đa canh tổng hợp trực tiếp đến hộ nông dân 100% chủ yếu là đầu tư cho sản xuất lúa, việc đầu tư đối với các đối tượng, các nghành nghề khác và kinh doanh dịch vụ còn hạn chế. Đầu tư trong nông nghiệp phụ thuộc mùa vụ, thị trường giá luôn biến động; thời tiết, dịch bệnh, lũ lụt… ảnh hưởng nhiều đến nguồn thu nhập của người dân.

- Trên địa bàn hiện nay được xác định là Huyện thuần nông, sản phẩm chính là lúa (năm hai vụ, kết thúc sản xuất và thu hoạch xong là tháng ba và tháng chín). Vì vậy sản xuất và thu nhập của người dân mang tính thời vụ rất cao, việc tập trung nguồn vốn, nhân lực vật lực cho công tác kinh doanh của NH cơ sở cũng ảnh hưởng theo. Trước mỗi mùa vụ, nhu cầu vốn để tập trung vật tư, cày xới, mua phân bón cho sản xuất, chi tiêu cho đời sống, sửa chữa xây dựng nhà cửa… Do đó việc huy động vốn vốn ở những thời điểm này thường rất thấp, việc quản lý hạn mức dư nợ dư có của NH không đạt yêu cầu, rất khó khăn. Ngược lại khi vào vụ thu hoạch, khách hàng trả nợ đông, khách hàng gửi và thanh toán qua quỹ nhiều làm quá tải trong khâu phục vụ khách và trong khâu quản lý dư nợ.

- Đất sản xuất của một số hộ vay vốn NH trước đây đã thế chấp nhưng vẫn cầm cố, cấn trừ nợ trái pháp luật dẫn đến nợ xấu, nợ tồn đọng kéo dài không xử lý dứt điểm được. Các loại vốn cho vay chỉ định trước đây, qua nhiều năm quá hạn đã khoanh nợ, phân loại nợ và lên phương án thu với các biện pháp, hình thức thu, nhưng kết quả không đạt bao nhiêu.

- Hiện NHNO&PTNT huyện Tân Hiệp phải cạnh tranh gay gắt về lãi suất và khách hàng với các NHTM và các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn huyện như:

NH Sài Gòn Thương Tín, NH Đông Á, NH Nam Việt, NH Sài Gòn Hà Nội, NH

Kiên Long, NH Công Thương, NH Đầu Tư, Quỹ Tín dụng thị trấn Tân Hiệp…

Làm cho việc huy động vốn và dịch vụ còn hạn chế, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, dịch vụ chậm hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ, làm kết quả

hoạt động kinh doanh NH chưa cao.

- Giá cả hàng hóa trên thị trường nhiều lúc không ổn định, nhất là các mặt

hàng lương thực, phân bón, xăng dầu… Đây là các loại mặt hàng liên quan đến

sản xuất của người nông dân. Vì vậy ảnh hưởng đến chi phí đầu vào tăng gây cho hộ dân vay NH gặp khó khăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

O

Với phương trâm “đi vay để cho vay” và “có huy động vốn mới được tăng

dư nợ”, NHNO&PTNT huyện Tân Hiệp đã phải đứng trước những khó khăn nhất

định như vừa nêu trên.

Về nhân lực

Tân Hiệp là địa bàn độc canh về sản xuất lúa (chiếm tới 90% diện tích của toàn huyện). Diện tích huyện rộng khoảng 420 km2. Với địa bàn quản lý khá rộng mà tổng lượng nhân viên của NH chỉ có 29 người. Như vây việc quản lý tiếp cận đến khách hàng cũng khó khăn vì dân sốở đây có khoảng 142.148 người. Có thể nói bình quân một nhân viên phải làm việc cho khoảng 4.902 người. Nhu cầu về vốn để sản xuất của các hộ nông dân ngày càng tăng trong khi địa bàn hoạt động có nhiều kinh rạch khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn; lực lượng cán bộ tín dụng mỏng, quản lý hơn 5000 hộ nông dân với dư nợ bình quân 50.000 triệu đồng/cán bộ tín dụng

Trình độ cán bộ công nhân viên nhìn chung chưa thật đồng đều, thường

Một phần của tài liệu tình hình huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tân hiệp – kiên giang (Trang 29)