Rủi ro và tổn thất (Rick & Loss Average)

Một phần của tài liệu Quy trình vận tải đường biển, đường hàng không và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu (Trang 56)

B. BẢO HIỂM

1.5.Rủi ro và tổn thất (Rick & Loss Average)

1.5.1. Rủi ro

1.5.1.1. Khái niệm

Rủi ro là những tai nạn, tai hoạ, sự cố xảy ra một cách bất ngờ ngẫu nhiên hoặc những mối đe doạ nguy hại, khi xảy ra sẽ gây lên tổn thất cho đối tượng được bảo hiểm. Ví dụ như : tàu đắm, hàng mất, hàng bị đổ vỡ, hư hỏng...

1.5.1.2. Phân loại

Rủi ro trong xuất nhập khẩu hàng hoá vận chuyển bằng đường biển có nhiều loại, căn cứ vào nguồn gốc phát sinh:

Rủi ro do thiên tai :

Thiên tai là những hiện tượng tự nhiên mà con người không thể chi phối được như : động đất, núi lửa, biển động, bão, gió lốc, sấm sét, thời tiết xấu, sóng thần...

Rủi ro trên biển:

Là những tai hoạ xảy ra đối với con tàu ở ngoài biển như : tàu bị mắc cạn, đâm va, đắm chìm, cướp biển, cháy nổ, tàu bị lật úp, mất tích... những rủi ro này được gọi là những rủi ro chính.

Các rủi ro trong mọi trường hợp đều được bồi thường (trừ trường hợp tự bốc cháy, hàng tươi sống để lâu bị hỏng, bốc hơi theo tỷ lệ nhất định)

Các tai nạn bất ngờ khác:

Là những thiệt hại do các tác động ngẫu nhiên bên ngoài, không thuộc những tai hoạ của biển nói trên. Tai nạn bất ngờ khác có thể xảy ra trên biển nhưng nguyên nhân không phải là một tai hoạ của biển, có thể xảy ra trên bộ, trên không trong quá

trình vận chuyển, xếp dỡ hàng hoá, giao nhận, lưu kho, bảo quản hàng như : hàng hoá bị đổ vỡ, rò chảy, lát, hấp hơi, thiếu hụt, mất trộm, mất cắp, không giao hàng ... những rủi ro này được gọi là những rủi ro phụ.

Rủi ro do các hiện tượng xã hội:

Chiến tranh, nổi loạn, đình công, biểu tình.

Theo nghiệp vụ bảo hiểm thì những rủi ro của hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển có thể được chia thành các loại sau đây

Rủi ro thông thƣờng đƣợc bảo hiểm: là những rủi ro được bảo hiểm một cách bình thường theo các điều kiện bảo hiểm gốc A, B, C. Đây là những rủi ro mang tính bất ngờ ngẫu nhiên xảy ra ngoài ý muốn của người được bảo hiểm như thiên tai, tai hoạ của biển, tai nạn bất ngờ khác tức là bao gồm cả rủi ro chính và rủi ro phụ.

Rủi ro bảo hiểm riêng: là những rủi ro mà muốn được bảo hiểm thì phải thoả thuận riêng, thoả thuận thêm chứ không được bồi thường theo các điều kiện bảo hiểm gốc. Loại rủi ro này gồm : rủi ro chiến tranh, đình công, khủng bố được bảo hiểm theo điều kiện riêng.

Rủi ro không đƣợc bảo hiểm: là những rủi ro không được người bảo hiểm bồi thường trong mọi trường hợp. Đó là các rủi ro đương nhiên xảy ra, chắc chắn xảy ra hoặc các thiệt hại do nội tỳ, bản chất của hàng hoá, do lỗi của người được bảo hiểm, thiệt hại mà nguyên nhân trực tiếp là chậm trễ, rủi ro có tính chất thảm hoạ mà con người không lường trước được, quy mô, mức độ và hậu quả của nó.

Tóm lại, các rủi ro được bảo hiểm phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất. Việc phân nguyên nhân trực tiếp hay nguyên nhân gián tiếp có vai trò rất quan trọng để xác định rủi ro gây ra tổn thất có phải là rủi ro được bảo hiểm hay không. Những tổn thất nào có nguyên nhân trực tiếp là rủi ro được bảo hiểm gây ra mới được bồi thường.

1.6. Nội dung cơ bản của bảo hiểm chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đƣờng biển khẩu vận chuyển bằng đƣờng biển

1.6.1. Đối tƣợng bảo hiểm, ngƣời tham gia bảo hiểm, ngƣời đƣợc bảo hiểm

Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển là hàng hóa XNK đang trong quá trình vận chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác

(bao gồm cả thời gian lưu kho, chờ xếp lên phương tiện vận chuyển, trung chuyển hoặc chờ chủ hàng nhận lại hàng theo qui định của điều khoản bảo hiểm).

Trong hợp đồng BH hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển có thể người mua hoặc người bán đứng ra mua bảo hiểm cho hàng hóa (người tham gia bảo hiểm). Tuy nhiên, người được hưởng quyền lợi bảo hiểm thông thường là những người mua hàng hóa đó. Nếu người bán đứng ra mua bảo hiểm cho hàng hóa thì họ phải làm một thủ tục kí hậu để chuyển quyền lợi bảo hiểm cho người mua. Như vậy, người tham gia bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển có thể là nhà NK và cũng có thể là nhà XK tùy theo điều kiện giao hàng mà họ ký kết, nhưng người được bảo hiểm thường là người NK. Tuy nhiên, người trả tiền cuối cùng cho dịch vụ bảo hiểm luôn là người NK.

1.6.2. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm 1.6.2.1. Giá trị bảo hiểm (GTBH)

Giá trị BH là giá trị thực tế của lô hàng, thường là giá CIF, bao gồm Giá hàng hóa ghi trên hóa đơn bán hàng (hoặc giá thực tế tại nơi gửi hàng nếu không có hóa đơn), cộng cước phí vận chuyển, phí bảo hiểm và các chi phí liên quan.

Công thức xác định giá CIF: Ta có CIF= C+I+F

I=R.CIF

 Nếu hàng hoá bị tổn thất toàn bộ thì V là mức bồi thường cao nhất của BH

V= CIF= C+F 1-R (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Nếu xuất khẩu theo điều kiện CIF

V = CIF = [C+F][a+1] 1-R

 Nếu xuất khẩu theo điều kiện CIP

V = CIF = [C+P][a+1] 1-R

a: Lãi dự tính (%) P: Tổng chi phí vận tải

V = CIF = C+F 1-R V = CIP = C+P

1-R

Trong đó V- Giá trị bảo hiểm; F- Cước phí vận chuyển; C- Giá FOB của hàng hóa; R- Tỷ lệ phí bảo hiểm.

1.6.2.2. Số tiền bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm (STBH) là một phần hay toàn bộ giá trị bảo hiểm, do người được bảo hiểm yêu cầu và được bảo hiểm.

Số tiền bảo hiểm có thể là một phần hoặc toàn bộ của giá trị bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm.

Nếu số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm thì phần lớn hơn không được bồi thường.

Nếu số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm thì sẽ được bồi thường theo tỷ lệ.

1.6.2.3. Phí bảo hiểm (I)

Phí bảo hiểm là một khoản tiền do người tham gia bảo hiểm nộp cho người bảo hiểm để được bồi thường khi có tổn thất xảy ra.

Phí bảo hiểm (I) được xác định như sau:

I = A x R

Trong đó A – Số tiền bảo hiểm R – Tỉ lệ phí bảo hiểm

 Đối với hàng xuất khẩu

I = [C+F][a+1] 1-R x R

 Đối với hàng nhập khẩu

I = C+F 1-R x R

1.7.1. Khái niệm điều kiện bảo hiểm

Điều kiện bảo hiểm là những điều quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với đối tượng được bảo hiểm bị tổn thất. Vì vậy, phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm phụ thuộc vào các điều kiện bảo hiểm mà các bên thoả thuận trong hợp đồng.

1.7.2. Các điều kiện bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đƣờng biển

Giống như ICC 1982, qtc 1998 ban hành ngày 25/12/1997 gồm ba điều kiện bảo hiểm. Tương ứng với ICC 1/1/1982, Việt Nam có Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển 2004 (QTCB 2004) do Bảo Việt ban hành ngày 10/5/2004.

ICC 1982 ban hành ngày 1/1/1982 gồm 3 Điều kiện bảo hiểm

 Institute cargo clauses C (ICC-C) - điều kiện bảo hiểm C

 Institute cargo clauses B (ICC-B) - điều kiện bảo hiểm B

 Institute cargo clauses A(ICC-A) - điều kiện bảo hiểm A (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều kiện bảo hiểm

Rủi ro đƣợc bảo

hiểm Rủi ro loại trừ Những trách nhiệm khác

C

- Cháy hoặc nổ

- Tàu bị đâm, va, mắc cạn, đắm hoặc mất tích - Dỡ hàng tại cảng lánh nạn; - Hy sinh tổn thất chung - Phương tiện bộ bị lật đổ, trật bánh.

- Chiến tranh, nội chiến, thù địch

- Chiếm bắt giữ tài sản - Đình công, khủng bố. - Nội tỳ của hàng hoá - Hành động ác ý

- Giao nhận hàng chậm trễ - Tàu không đủ khả năng đi biển

-Bao bì không thích hợp - Hao hụt, hao mòn tự nhiên

- Chủ tàu hoặc người thuê

- Tổn thất chung và chi phí cứu hộ

- Chi phí à tiền công hợp lý nhằm phòng tránh và giảm nhẹ tổn thất cho hàng hoá

- Những chi phí và tiền công hợp lý cho việc dỡ hàng. Lưu kho và gửi tiếp hàng hoá được bảo hiểm do một rủi ro quy định gây nên

1.8. Hợp đồng bảo hiểm chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu 1.8.1. Khái niệm 1.8.1. Khái niệm

Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là một văn bản trong đó người bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường cho người tham gia bảo hiểm các tổn thất của hàng hoá theo các điều kiện bảo hiểm đã ký kết, còn người tham gia bảo hiểm cam kết trả phí bảo hiểm.

1.8.2. Các loại hợp đồng bảo hiểm

tàu mắc nợ giám định và xác định số tổn thất.

B

Như điều kiện C và mở rộng thêm một số rủi ro sau:

- Động đất, núi lửa phun, sét đánh;

- Nước biển , hồ, sông chảy hoặc cuốn vào tàu;

- Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào do rơi, rớt khi tàu đang xếp dỡ, hành trình

Như điều kiện C. Như điều kiện C.

A

Theo điều kiện này, người bảo hiểm chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất mát hư hỏng cho hàng hoá bảo hiểm trừ những rủi ro đã được loại trừ

Trong hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển người ta chia ra làm hai loại hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảo hiểm bao:

Hợp đồng bảo hiểm chuyến: là hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàng đợc vận chuyển từ địa điểm này đến một địa điểm khác ghi trong hợp đồng bảo hiểm. Người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm về hàng hoá trong phạm vi một chuyến. Hợp đồng bảo hiểm chuyến thường được trình bày dưới hình thức đơn bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm do người bảo hiểm cấp. Đơn bảo hiểm chính là một hợp đồng bảo hiểm chuyến đầy đủ. Nội dung gồm hai phần mặt trước và mặt sau của đơn bảo hiểm. Mặt trước thường ghi các chi tiết về hàng, tàu, hành trình. Mặt sau thường ghi các điều lệ hay các quy tắc bảo hiểm của công ty bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm bao: là hợp đồng bảo hiểm mà công ty bảo hiểm sẽ thực hiện bảo hiểm cho một loạt chuyến hàng kinh doanh xuất nhập khẩu của một công ty xuất nhập khẩu. Hợp đồng bảo hiểm bao có thể được chia làm hai loại

Hợp đồng bảo hiểm thả nổi (Floating policy): Là loại hợp đồng mà người bảo hiểm phải dự kiến trước một số tiền nhất định đủ để đảm bảo một vài lô hàng sẽ đưa ra vận chuyển. Giá trị bảo hiểm của từng lô hàng sẽ được khấu trừ dần vào tổng số chung của giá trị hợp đồng bảo hiểm.  Hợp đồng bảo hiểm bao nhiều chuyến (Open policy): Là loại hợp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đồng bảo hiểm nhiều chuyến hàng trong một thời gian nhất định. Người bảo hiểm nhận bảo hiểm toàn bộ hàng hoá của người được bảo hiểm. Giá trị của mỗi lô hàng cũng có giới hạn nhất định.

Ƣu điểm: có tính chết linh hoạt và tự động

Khi có chuyến hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu là tự động người bảo hiểm chịu trách nhiệm bảo hiểm trong trường hợp

+ Người được bảo hiểm chưa kịp khai báo hàng hoá.

+ Vì một lý do nào đó chưa kịp gửi giấy yêu cầu bảo hiểm mà hàng hoá đã bị tổn thất rồi.

1.8.3. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm được in sẵn thành mẫu thường bao gồm 2 mặt mặt trước gồm các thông tin về người bảo hiểm, người được bảo hiểm và đối tượng bảo hiểm;

mặt sau in sẵn các quy định cơ bản về bảo hiểm. Mẫu của các nước khác nhau có thể khác nhau song hiện nay hầu hết các nước, các công ty đều sử dụng mẫu đơn bảo hiểm của Hiệp hội bảo hiểm London từ tháng 4 năm 1982 theo quy định của ICC- 1982. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm bao gồm

 Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản ở ngân hàng của người bảo hiểm và người được bảo hiểm.

 Tên hàng hoá được bảo hiểm, số lượng, trọng lượng, loại bao bì, cách đóng gói...

 Loại tàu chuyên chở tên tàu, tuổi tàu, cờ tàu, trọng tải, dung tích...

 Các xếp hàng lên tàu

 Nơi đi, nơi đến, nơi chuyển tải

 Ngày gửi hàng

 Thời gian khởi hành và thời gian cả hành trình

 Điều kiện bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm

 Nơi giám định tổn thất, nơi thanh toán bồi thường

 Ký tên, đóng dấu.

Lưu ý:

Hợp đồng bảo hiểm được ký kết khi công ty bảo hiểm có chấp thuận bằng văn bản cấp cho người được bảo hiểm.

Trường hợp đã ký hợp đồng mà một trong những chi tiết trên còn thiếu thì người mua bảo hiểm phải báo ngay cho công ty bảo hiểm để làm giấy sửa đổi bổ sung kịp thời.

Ngoài ra, người có nhu cầu bảo hiểm phải báo ngay cho người bảo hiểm biết những tình huống quan trọng khác mà họ biết để giúp người bảo hiểm phán đoán được các rủi ro.

Người bảo hiểm có quyền huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm nếu phí bảo hiểm không được thanh toán đúng thời hạn quy định.

Ngƣời thực hiện Các bƣớc công việc Khai thác viên Khai thác viên Khai thác viên/ Lãnh đạo chi nhánh Khai thác viên, lãnh đạo Khai thác viên Lãnh đạo phòng KD/ Chi nhánh.

Khai thác viên, văn thư

Khai thác viên, người được phân công.

Tiếp thị, nhận Yêu cầu bảo hiểm

Phân tích, điều tra và đánh giá rủi ro Xem xét đề nghị bảo hiểm Đàm phán, chào phí Từ chối, kết thúc Chuẩn bị Đơn/ Hợp đồng/ Giấy chứng nhận bảo hiểm Kí duyệt Đơn/ Hợp đồng/ Giấy chứng nhận bảo hiểm Đóng dấu Đơn/ Hợp đồng/ Giấy chứng nhận bảo hiểm Quản lí Đơn/ Hợp đồng/ Giấy chứng nhận bảo hiểm

Sơ đồ 1.5: Quy trình mua bảo hiểm hàng hóa

Đối với người nhập khẩu chỉ mua bảo hiểm trong trường hợp nhập khẩu theo điều kiện thương mại nhóm E,F và nhóm C (trừ CIF và CIP). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với người xuất khẩu chỉ mua bảo hiểm trong trường hợp bán theo điều kiện thương mại CIF, CIP và điều kiện của nhóm D.

Bƣớc 1: Nhận thông tin từ khách hàng

Khai thác viên có nhiệm vụ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, gửi hoặc trao đổi các thông tin về sản phẩm của công ty nhằm giới thiệu các nghiệp vụ bảo hiểm và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Khai thác viên tìm hiểu thêm các thông tin về nguồn vốn, khả năng tài chính, khả năng tham gia bảo hiểm của khách hàng… Và có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng khai thác chi tiết các thông tin cần thiết.

Khai thác viên có trách nhiệm cung cấp Giấy yêu cầu bảo hiểm và các tài liệu khác theo yêu cầu của khách hàng.

Bƣớc 2: Xem xét đề nghị bảo hiểm

Trên cơ sở giấy yêu cầu bảo hiểm và việc phân tích các thông tin liên quan, cùng với các thông tin khách hàng cung cấp cùng với chính sách khách hàng của công ty, khai thác viên xác định tỉ lệ phí bảo hiểm phù hợp và làm bản chào phí.

Trường hợp các yêu cầu trên không được thỏa mãn, khai thác viên có thể từ chối nhận bảo hiểm.

Công thức tính phí bảo hiểm như sau: CIF = (C+F) / (1-R)I = CIF x R (Trong đó, I: Phí bảo hiểm, C: Giá hàng, F: Giá cước phí vận chuyển, R: Tỷ lệ phí bảo hiểm)

Một phần của tài liệu Quy trình vận tải đường biển, đường hàng không và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu (Trang 56)