Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học cao ethanol

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần hóa học của lá cóc kèn (derris trifoliata lour.) (Trang 40)

g. Nhận xét đối với sinh viện thực hiện đề tài:

4.2Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học cao ethanol

4.2.1 Khảo sát sự hiện diện của alkaloid

 Thuốc thử Mayer Công thức:

Dung dịch A: 1,36 g HgCl2 + 60 mL nước cất. Dung dịch B: 5 g KI + 10 mL nước cất.

Hỗn hợp hai dung dịch A và B, thêm nước cất vừa đủ 100 mL ta được thuốc thử Mayer.

Hiện tượng: nếu có alkaloid sẽ xuất hiện kết tủa trắng hoặc vàng nhạt. Lá cóc kèn tươi (5,5 kg)

Bột cây khô (1,158 kg)

Cao ethanol (180,866 g)

Cao PE (19,912 g) Phần còn lại

28

Thực nghiệm: lấy 1 mL dịch alcol cho vào ống nghiệm, sau đó cho từ từ thuốc thử Mayer vào.

Kết quả: dung dịch xuất hiện kết tủa vàng nhạt, phản ứng dương tính.

Hình 8 Định tính alkaloid bằng thuốc thử Mayer (1): dịch alcol

(2): dịch alcol có thuốc thử

 Thuốc thử Dragendorff Công thức:

Dung dịch A: 8 g Bi(NO)3.H2O + 25 mL HNO3 30 % (d=1,18). Dung dịch B: 28 g KI + 1 mL HCl 6N + 5 mL nước cất.

Hỗn hợp hai dung dịch A và B, để yên trong tủ lạnh ở 5°C cho tủa màu nâu sậm và tan trở lại, lọc, thêm nước cất đủ 100 mL được thuốc thử Dragendorff.

Hiện tượng: nếu có alkaloid sẽ xuất hiện kết tủa màu cam-nâu.

Thực nghiệm: lấy 1 mL dịch alcol cho vào ống nghiệm, sau đó cho từ từ thuốc thử Dragendorff vào.

Kết quả: xuất hiện kết tủa màu cam, phản ứng dương tính.

Hình 9 Định tính alkaloid bằng thuốc thử Dragendorff (1): dịch alcol

(2): dịch alcol có thuốc thử Kết luận: trong cao tổng có chứa alkaloid.

(2 ) (2 ) (1 ) (1 )

29

4.2.2 Khảo sát sự hiện diện của flavonoid

 Thuốc thử FeCl3 5%

Thực nghiệm: cho vào ống nghiệm 1 mL dịch chiết, thêm vài giọt dung dịch FeCl3 5%.

Kết quả: xuất hiện kết tủa xanh đen, phản ứng dương tính.

Hình 10 Định tính flavonoid bằng dung dịch FeCl3 (1): dịch alcol

(2): dịch alcol có thuốc thử

 Tác dụng với H2SO4 đậm đặc

Hòa tan hợp chất flavonoid vào H2SO4 đậm đặc: flavon và flavonol cho màu vàng đậm đến màu cam và có phát huỳnh quang đặc biệt. Chalcon, auron cho màu đỏ hoặc xanh dương-đỏ.Flavanon cho màu từ cam đến đỏ.

Thực nghiệm: cho vào ống nghiệm 1 mL dịch chiết, thêm vài giọt dung dịch H2SO4 đậm đặc.

Kết quả: dung dịch chuyển sang màu vàng nâu, phản ứng dương tính.

Hình 11 Định tính flavonoid bằng H2SO4 đậm đặc

(1): dịch alcol

(2): dịch alcol có thuốc thử

 Thuốc thử 1% NaOH/ethanol

Nhỏ dung dịch NaOH vào một dung dịch flavonoid/hòa tan trong ethanol, sẽ có màu từ vàng đến cam-đỏ.

Thực nghiệm: cho vào ống nghiệm 1 mL dịch chiết, thêm vài giọt thuốc thử 1% NaOH/ethanol. (2 ) (2 ) (1 ) (1 )

30

Kết quả: dung dịch sau khi thêm thuốc thử có màu vàng, phản ứng dương tính.

Hình 12Định tính flavonoid bằng thuốc thử 1% NaOH/ethanol

(1): dịch alcol

(2): dịch alcol có thuốc thử Kết luận: trong cao tổng có chứa flavonoid.

4.2.3 Khảo sát sự hiện diện của steroid-triterpenoid

 Thuốc thử Liebermann-Burchard

Công thức: 1 mL anhydrid acetic + 1 mL chloroform, làm lạnh, thêm 1 giọt H2SO4 đậm đặc.

Cho mẫu vào ở thể rắn hoặc pha trong chloroform. Nếu có steroid thì dung dịch đổi màu thành xanh dương, lục, cam hoặc đỏ, màu này bền không đổi

Thực nghiệm: hòa tan cao tổng trong chloroform, cho 1 mL dung dịch này vào ống nghiệm, thêm từ từ vài giọt thuốc thử Liebermann-Burchard vào.

Kết quả: xuất hiện kết tủa màu đỏ, phản ứng dương tính.

Hình 13Định tính steroid-triterpenoid bằng thuốc thử Liebermann-Burchard

(1): mẫu thử

(2): mẫu thử có thuốc thử

 Thuốc thử Salkowski

Hòa tan 1-2 mg mẫu thử trong 1 mL chloroform và nhỏ thêm 1 mL H2SO4 đậm đặc. Phản ứng dương tính khi dung dịch đổi màu thành đỏ đậm, xanh, xanh-tím. (2 ) (2 ) (1 ) (1 )

31

Kết quả: dung dịch đổi thành màu đỏ đậm, phản ứng dương tính.

Hình 14Định tính steroid-triterpenoid bằng thuốc thử Salkowski

(1): mẫu thử

(2): mẫu thử có thuốc thử Kết luận: trong cao tổng có chứa steroid-triterpenoid.

4.2.4 Khảo sát sự hiện diện của tanin

 Thuốc thử Stiasny

Công thức: 20 mL formol 36% + 10 ml HCl đậm đặc.

Phản ứng dương tính có tanin khi xuất hiện trầm hiện màu đỏ.

Thực nghiệm: cho vào ống nghiệm 1 mL mẫu thử, thêm từ từ thuốc thử Stiasny vào.

Kết quả: không xuất hiện trầm hiện màu đỏ, phản ứng âm tính.

Hình 15Định tính tanin bằng thuốc thử Stiasny

(1): mẫu thử

(2): mẫu thử có thuốc thử

 Thuốc thử Pb(CH3COO)2 bão hòa

Phản ứng dương tính có tanin khi xuất hiện kết tủa.

Thực nghiệm: cho vào ống nghiệm 1 mL mẫu thử, thêm từ từ dung dịch Pb(CH3COO)2 bão hòa vào

Kết quả: không xuất hiện kết tủa, phản ứng âm tính.

(2 ) (2 ) (1 ) (1 )

32

Hình 16Định tính tanin bằng Pb(CH3COO)2 bão hòa

(1): mẫu thử

(2): mẫu thử có thuốc thử Kết luận: trong cao tổng không có chứa tanin.

4.2.5 Khảo sát sự hiện diện của saponin

 Dựa vào tính chất tạo bọt của saponin

Ống nghiệm 1: 5 mL NaOH 0,1N (pH=13) + 3 giọt dung dịch alcol chứa mẫu thử.

Ống nghiệm 2: 5 mL HCl 0,1N (pH=1) + 3 giọt dung dịch alcol chứa mẫu thử.

Bịt miệng 2 ống nghiệm, lắc mạnh cả 2 ống, để yên 15 phút và quan sát cột bọt trong 2 ống nghiệm. Nếu trong 2 ống nghiệm có cột bọt bền thì mẫu thử có chứa saponin.

Kết quả: cả hai ống nghiệm không có bọt, phản ứng âm tính.

Hình 17 Định tính saponin dựa vào tính chất tạo bọt

 Thuốc thử Pb(CH3COO)2 bão hòa

Phản ứng dương tính có saponin khi xuất hiện kết tủa.

Thực nghiệm: cho vào ống nghiệm 1 mL mẫu thử, thêm từ từ dung dịch Pb(CH3COO)2 bão hòa vào

Kết quả: không xuất hiện kết tủa, phản ứng âm tính.

(2 ) (2 ) (1 ) (1 )

33

Hình 18Định tính saponin bằng Pb(CH3COO)2 bão hòa

(1): mẫu thử

(2): mẫu thử có thuốc thử Kết luận: trong cao tổng không có chứa saponin.

4.2.6 Khảo sát sự hiện diện của glycoside

Thuốc thử Fehling

Fehling A: dung dịch CuSO4.

Fehling B: dung dịch muối kali natri tartrat.

Phản ứng dương tính có glycoside khi xuất hiện kết tủa đỏ gạch

Thực nghiệm: Cho vào ống nghiệm vài giọt Fehling A, vài giọt Fehling B theo tỉ lệ 1:1, lắc, ta thấy xuất hiện màu xanh thẫm, thêm dung dịch mẫu thử rồi đem đun cách thủy.

Kết quả: xuất hiện kết tủa đỏ gạch, phản ứng dương tính.

Hình 19 Định tính glycoside bằng thuốc thử Fehling Kết luận: trong cao tổng có chứa glycoside.

4.2.7 Khảo sát sự hiện diện của iridoid

Thuốc thử Trim-Hill: CH3COOH (10 mL), dung dịch nước 0,2% CuSO4

(1 mL), HCl đậm đặc (0,5 mL).

Phản ứng dương tính có iridoid khi dung dịch chuyển màu xanh dương.

(1 )

(2 )

34

Thực nghiệm: cho vào ống nghiệm 1 mL mẫu thử, thêm vài giọt thuốc thử Trim-Hill vào.

Kết quả: dung dịch chuyển màu, phản ứng dương tính.

Hình 20Định tính iridoid bằng thuốc thử Trim-Hill

(1): mẫu thử

(2): mẫu thử có thuốc thử Kết luận: trong cao tổng có chứa iridoid.

Bảng 1 Kết quả định tính một số nhóm hợp chất có trong lá cóc kèn

Nhóm chức Thuốc thử Hiện tượng Kết luận

Alkaloid Mayer Kết tủa vàng nhạt +

Dragendroff Kết tủa cam +

Flavonoid

FeCl3 5% Kết tủa xanh đen +

H2SO4 đậm đặc Dung dịch vàng nâu + 1% NaOH/ethanol Dung dịch màu vàng + Steroid-

Triterpenoid

Liebermann-Burchard Kết tủa đỏ +

Salkowski Dung dịch màu đỏ đậm +

Tanin Stiasny Không xuất hiện trầm hiện -

Pb(CH3COO)2 bão hòa Không có kết tủa -

Saponin Phản ứng tạo bọt Không có bọt -

Pb(CH3COO)2 Không có kết tủa -

Glycoside Fehling Kết tủa gạch +

Iridoid Trim-Hill Dung dịch có màu xanh +

4.3 KHẢO SÁT CAO PETROLEUM ETHER 4.3.1 Sắc ký cột thường cao PE 4.3.1 Sắc ký cột thường cao PE

Tiến hành sắc ký cột thường cao PE với các số liệu như sau:

 Đường kính cột: 2 cm.

 Khối lượng pha tĩnh (silica gel 60 F254): 35 g.

 Khối lượng cao PE: 2 g.

 Chiều cao cột silica gel: 25 cm.

 Dung môi ổn định cột: petroleum ether 100%.

(2 ) (1

35

 Phương pháp nhồi cột: nhồi cột ướt.

Dung môi triển khai cột ban đầu là PE, sau đó dùng hệ dung môi PE:EA (tăng dần tỷ lệ EA).

Dung dịch ra khỏi cột được hứng vào các lọ với thể tích như nhau. Sau đó chấm TLC các lọ theo thứ tự, các lọ có vết giống nhau được gom chung lại thành một phân đoạn. Các vết chấm được so sánh trong cùng một bản mỏng và cùng một hệ dung môi giải ly bản mỏng để việc so sánh giá trị Rf dễ dàng. Dung dịch hiện hình bản mỏng là H2SO4 20% trong MeOH.

Kết quả sắc ký cột thường cao PE được trình bày trong bảng sau: Bảng 2 Kết quả sắc ký cột thường cao PE

Phân đoạn Thứ tự lọ Dung môi triển khai cột Dung môi giải ly bản mỏng Kết quả TLC Ghi chú I 1-9 PE 100% PE:EA = 8:2 Không có vết II 10 PE:EA = 95:5 PE:EA = 8:2 1 vết màu đỏ, 1 vết

mờ ở dưới. Dung dịch màu đỏ, lượng rất ít. III 11-16 PE:EA = 95:5 PE:EA = 8:2 2 vết chính có Rf

gần nhau,1 vết màu cam, 1 vết màu tím. Dung dịch màu vàng, không có tinh thể. IV 17-25 PE:EA = 95:5 PE:EA = 8:2 1 vết màu xanh,

đậm. Dung dịch màu vàng, tinh thể màu trắng V 26-39 PE:EA = 90:10 PE:EA = 8:2 1 vết chính đậm, 1 vết mờ ở phía trên, kéo vệt. Khảo sát tiếp. VI 40-60 PE:EA = 90:10 PE:EA = 8:2 2 vết chính, 1 vết màu cam, 1 vết màu xanh. Khảo sát tiếp. VII 61-100 101- 120 PE:EA = 90:10 PE:EA = 80:20 PE:EA = 7:3 PE:EA = 6:4 1 vết chính màu xanh, kéo vệt. VIII 121- 139 PE:EA = 75:25 PE:EA = 5:5 1 vết chính, nhiều vết phụ. IX 140- 161 PE:EA = 75:25 EA:Me = 99:1 2 vết chính rất gần nhau, kéo vệt. X 160- 195 PE:EA = 75:25 EA:Me = 99:1 1 vết, vệt đuôi kéo dài. Xả cột Me

36

Hình 21 Sắc ký cột thường cao PE

Sau khi sắc ký cột cao PE, thu được một chất kết tinh màu trắng ở phân đoạn IV chỉ có 1 vết tròn, đậm. Dùng phương pháp kết tinh lại nhiều lần để tinh chế, thu được chất sạch thứ nhất gọi là T1. Khảo sát TLC của T1 trên 3 hệ dung môi giải ly có độ phân cực khác nhau chỉ cho một vết và chất T1 được gửi đi đo phổ để xác định cấu trúc hóa học.

Hình 22 Tinh thể chất T1

Kết quả TLC của chất T1 được trình bày trong hình 23.

Hình 23 Kết quả TLC chất T1 trong 3 hệ dung môi khác nhau

(1) Hệ giải ly PE:EA = 6:4 (Rf = 0,77) (2) Hệ giải ly PE:DC = 2:8 (Rf = 0,45) (3) Hệ giải ly He:DC = 7:3 (Rf = 0,09)

37

4.3.2 Khảo sát phân đoạn PE VI

Phân đoạn PE VI có 2 vết chính có Rf khá xa nhau và khối lượng khá nhiều nên được tiếp tục sắc ký cột thường để tách chất. Tiến hành sắc ký cột thường phân đoạn PE VI với các số liệu như sau:

 Đường kính cột: 1 cm.

 Khối lượng pha tĩnh (silica gel 60 F254): 5 g.

 Khối lượng mẫu: 0,2 g.

 Chiều cao cột silica gel: 12 cm.

 Dung môi ổn định cột: petroleum ether 100%.

 Phương pháp nhồi cột: nhồi cột ướt.

Dung môi triển khai cột ban đầu là PE, sau đó dùng hệ dung môi PE:EA (tăng dần tỷ lệ EA).

Dung dịch ra khỏi cột được hứng vào các lọ với thể tích như nhau. Sau đó chấm TLC các lọ theo thứ tự, các lọ có vết giống nhau được gom chung lại. Các vết chấm được so sánh trong cùng một bản mỏng và cùng một hệ dung môi giải ly bản mỏng để việc so sánh giá trị Rf dễ dàng. Dung dịch hiện hình bản mỏng là vanillin trong H2SO4.

Kết quả sắc ký phân đoạn PE VI được trình bày trong bảng sau: Bảng 3 Kết quả sắc ký cột thường phân đoạn PE VI

Phân đoạn

Thứ tự lọ

Dung môi triển khai cột

Dung môi giải ly bản mỏng

Kết quả TLC

VI-1 1-5 PE 100% PE:EA = 7:3 Không có vết VI-2 6-17 PE:EA = 99:1 PE:EA = 7:3 1 vết tạp

VI-3 18-30 PE:EA = 97:3 PE:EA = 7:3 1 vết màu xanh lá, có vết mờ ở dưới VI-4 31-45 PE:EA = 95:5 PE:EA = 7:3 1 vết màu xanh lá, 2

vết mờ ở dưới VI-5 46-52 PE:EA = 90:10 PE:EA = 7:3 1 vết màu xanh đậm VI-6 53-65 PE:EA = 90:10 PE:EA = 7:3 nhiều vết tạp

Xả cột Me

Sau khi tiến hành sắc ký cột, ở phân đoạn PE VI-5 thu được một chất có dạng bột màu cam, khảo sát TLC chất này với 3 hệ dung môi khác nhau chỉ cho 1 vết cho thấy đây là chất sạch, gọi là chất T2.

38

Hình 24 Chất sạch T2

Kết quả khảo sát TLC của chất T2 với 3 hệ giải ly khác nhau được trình bày trong hình 25.

Hình 25 Kết quả TLC chất T2 trong 3 hệ dung môi khác nhau

(1) Hệ giải ly EA:Me = 10:1 (Rf = 0,77) (2) Hệ giải ly PE:EA = 1:1 (Rf = 0,59) (3) Hệ giải ly He:EA = 7:3 (Rf = 0,21)

4.3.3 Khảo sát phân đoạn PE V

Phân đoạn PE V có 1 vết chính đậm và 1 vết phụ ở phía trên nên được tiếp tục sắc ký cột thường để tách chất. Tiến hành sắc ký cột thường phân đoạn PE V với các số liệu như sau:

 Đường kính cột: 1 cm.

 Khối lượng pha tĩnh (silica gel 60 F254): 6 g.

 Khối lượng mẫu: 0,2 g.

 Chiều cao cột silica gel: 15 cm.

 Dung môi ổn định cột: petroleum ether 100%.

39

Hình 26 Sắc ký cột thường phân đoạn PE V

Dung môi triển khai cột ban đầu là PE, sau đó dùng hệ dung môi PE:EA (tăng dần tỷ lệ EA).

Dung dịch ra khỏi cột được hứng vào các lọ với thể tích như nhau. Sau đó chấm TLC các lọ theo thứ tự, các lọ có vết giống nhau được gom chung lại. Các vết chấm được so sánh trong cùng một bản mỏng và cùng một hệ dung môi giải ly bản mỏng để việc so sánh giá trị Rf dễ dàng. Dung dịch hiện hình bản mỏng là H2SO4 20% trong MeOH.

Kết quả sắc ký phân đoạn PE V được trình bày trong bảng sau: Bảng 4 Kết quả sắc ký cột thường phân đoạn PE V

Phân

đoạn Thứ tự lọ Dung môi triển khai cột

Dung môi giải ly bản mỏng Kết quả TLC Ghi chú V-1 1-5 PE 100% PE:EA = 7:3 Không có vết. V-2 6-20 PE:EA = 99:1 PE:EA = 7:3 1 vết tạp. V-3 21-30 PE:EA = 98:2 PE:EA = 7:3 1 vết mờ. V-4 31-45 PE:EA = 97:3 PE:EA = 7:3 1 vết màu tím,

1 vết mờ ở dưới.

V-5 46-57 PE:EA = 95:5 PE:EA = 7:3 1 vết màu cam chuyển sang màu tím. Dung dịch không màu, tinh thể màu trắng V-6 58-67 PE:EA = 90:10 PE:EA = 7:3 1 vết mờ, kéo

40

Xả cột Me

Sau khi tiến hành sắc ký cột, ở phân đoạn PE V-5 thu được một chất kết tinh màu trắng, khảo sát TLC chất này với 3 hệ dung môi khác nhau chỉ cho 1 vết cho thấy đây là chất sạch, gọi là chất T3. Chất này được gửi đo phổ để xác định cấu trúc hóa học.

Hình 27 Tinh thể hợp chất T3

Kết quả khảo sát TLC của chất T3 với 3 hệ giải ly khác nhau được trình bày trong hình 28.

Hình 28 Kết quả TLC chất T3 trong 3 hệ dung môi khác nhau

(1) Hệ giải ly He:EA = 1:1 (Rf = 0,82) (2) Hệ giải ly PE:EA = 85:15 (Rf = 0,41) (3) Hệ giải ly PE:DC = 1:1 (Rf = 0,23)

4.3.4 Biện luận phổ của hợp chất T1

Phổ 1H-NMR (500 MHz, CDCl3,δppm) cho các tín hiệu tại0,80 (3H,

s, CH3-27), 0,82 (3H, s, CH3-26), 0,90 (3H, s, CH3-29), 0,92 (3H, CH3-20), 1,01 (3H, s, CH3-19), 3,20 (1H, m, H-3), 5,53 (1H, dd, J = 5 Hz, H-6).

41

Bảng 5 Số liệu so sánh kết quả phổ 1H-NMR của hợp chất T1 và β-sitosterol đã được công bố [7] 1H-NMR (δ ppm) T1 1H-NMR (δ ppm) β-sitosterol 0.80 (3H, s) 0.79 (3H, s, CH3-27) 0.82 (3H, s) 0.83 (3H, s, CH3-26) 0.90 (3H, s) 0.87 (3H, s, CH3-29) 0.92 (3H) 0.91 (3H, d, J = 6.4 Hz, CH3-20) 1.01 (3H, s) 1.01 (3H, s, CH3-19) 3.20 (1H, m) 3.52 (1H, m, H-3) 5.53 (1H, dd, J = 5 Hz) 5.35 (1H, d, J = 5 Hz, H-6) Từ các dữ kiện đã nêu trên, so sánh với tài liệu tham khảo [7], [9], [10], [13] có thể nhận danh hợp chất T1 là β-sitosterol.

β-Sitosterol

β-Sitosterol là một chất thuộc nhóm steroid, có công thức phân tử C29H50O, khối lượng phân tử mol 414 g/mol. Theo nhiều nghiên cứu, β-Sitosterol là một loại sterol thực vật có khả năng cản trở quá trình hấp thu cholesterol, làm giảm tỉ lệ cholesterol trong máu, phòng tránh các nguy cơ tai biến mạch máu não hoặc các bệnh liên quan đến tim mạch, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

4.3.5 Biện luận phổ của hợp chất T3

Phổ 1H-NMR (500MHz, CDCl3, δ ppm) cho thấy trong phân tử T3 có 1 tín hiệu mũi đôi-đôi của 1 proton ở vùng từ trường cao 3,18 ppm là dấu hiệu

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần hóa học của lá cóc kèn (derris trifoliata lour.) (Trang 40)