Khảo sát phân đoạn P EV

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần hóa học của lá cóc kèn (derris trifoliata lour.) (Trang 51 - 53)

g. Nhận xét đối với sinh viện thực hiện đề tài:

4.3.3 Khảo sát phân đoạn P EV

Phân đoạn PE V có 1 vết chính đậm và 1 vết phụ ở phía trên nên được tiếp tục sắc ký cột thường để tách chất. Tiến hành sắc ký cột thường phân đoạn PE V với các số liệu như sau:

 Đường kính cột: 1 cm.

 Khối lượng pha tĩnh (silica gel 60 F254): 6 g.

 Khối lượng mẫu: 0,2 g.

 Chiều cao cột silica gel: 15 cm.

 Dung môi ổn định cột: petroleum ether 100%.

39

Hình 26 Sắc ký cột thường phân đoạn PE V

Dung môi triển khai cột ban đầu là PE, sau đó dùng hệ dung môi PE:EA (tăng dần tỷ lệ EA).

Dung dịch ra khỏi cột được hứng vào các lọ với thể tích như nhau. Sau đó chấm TLC các lọ theo thứ tự, các lọ có vết giống nhau được gom chung lại. Các vết chấm được so sánh trong cùng một bản mỏng và cùng một hệ dung môi giải ly bản mỏng để việc so sánh giá trị Rf dễ dàng. Dung dịch hiện hình bản mỏng là H2SO4 20% trong MeOH.

Kết quả sắc ký phân đoạn PE V được trình bày trong bảng sau: Bảng 4 Kết quả sắc ký cột thường phân đoạn PE V

Phân

đoạn Thứ tự lọ Dung môi triển khai cột

Dung môi giải ly bản mỏng Kết quả TLC Ghi chú V-1 1-5 PE 100% PE:EA = 7:3 Không có vết. V-2 6-20 PE:EA = 99:1 PE:EA = 7:3 1 vết tạp. V-3 21-30 PE:EA = 98:2 PE:EA = 7:3 1 vết mờ. V-4 31-45 PE:EA = 97:3 PE:EA = 7:3 1 vết màu tím,

1 vết mờ ở dưới.

V-5 46-57 PE:EA = 95:5 PE:EA = 7:3 1 vết màu cam chuyển sang màu tím. Dung dịch không màu, tinh thể màu trắng V-6 58-67 PE:EA = 90:10 PE:EA = 7:3 1 vết mờ, kéo

40

Xả cột Me

Sau khi tiến hành sắc ký cột, ở phân đoạn PE V-5 thu được một chất kết tinh màu trắng, khảo sát TLC chất này với 3 hệ dung môi khác nhau chỉ cho 1 vết cho thấy đây là chất sạch, gọi là chất T3. Chất này được gửi đo phổ để xác định cấu trúc hóa học.

Hình 27 Tinh thể hợp chất T3

Kết quả khảo sát TLC của chất T3 với 3 hệ giải ly khác nhau được trình bày trong hình 28.

Hình 28 Kết quả TLC chất T3 trong 3 hệ dung môi khác nhau

(1) Hệ giải ly He:EA = 1:1 (Rf = 0,82) (2) Hệ giải ly PE:EA = 85:15 (Rf = 0,41) (3) Hệ giải ly PE:DC = 1:1 (Rf = 0,23)

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần hóa học của lá cóc kèn (derris trifoliata lour.) (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)