1. Mục tiêu
- Giáo dục lòng nhân ái, cảm thông chia sẻ với những bạn, những người có hoàn cảnh khó khăn.
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử, kĩ năng thể hiện sự cảm thông
2. Quy mô, địa điểm, thời điểm, thời lượng
- Quy mô: Có thể tổ chức theo quy mô nhóm/lớp/trường
- Địa điểm: Có thể tổ chức ở lớp học, sân trường, hoặc tại nhà của người cần được ủng hộ, giúp đỡ
- Thời điểm: tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ
- Thời lượng: Có thể tiến hành trong khoảng thời gian 1-2 tuần, kể từ lúc phát động đến quyên góp và tổng kết.
3. Nội dung và hình thức hoạt động
Tùy theo khả năng thực tế của HS, các em có thể quyên góp ủng hộ vật chất (sách vở, quần áo, đồ dùng, tiền,…) hoặc ủng hộ về tinh thần (đến thăm hỏi, hát/đọc truyện động viên, viết thư bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ và động viên,…) đối với các bạn HS vượt khó trong học tập; các nạn nhân chất độc da cam, trẻ em và nhân dân các vùng bị thiên tai, bão lụt; những người già neo đơn, không nơi nương tựa ở địa phương; những người khuyết tật,… Nhà trường và GV nên để HS tự nguyện lựa chọn hình thức ủng hộ và mức độ ủng hộ tùy theo khả năng, không nên áp đặt HS phải ủng hộ vật chất và quy định mức độ đóng góp cụ thể.
4. Tài liệu và phương tiện
- Sách vở, đồ dùng, quần áo, tiền,… - Giấy viết thư, bút viết, phong bì, tem thư
- Phương tiện đi lại (nếu đến thăm các gia đình có khó khăn)
Có thể gồm các bước chính sau:
- Nhà trường/lớp học phát động quyên góp ủng hộ (trong các giờ chào cờ đầu tuần hoặc sinh hoạt lớp cuối tuần).
- HS chuẩn bị quyên góp ủng hộ hoặc viết thư động viên, thăm hỏi hay chuẩn bị các tiết mục văn nghệ,…chuẩn bị cho các chuyến đi thăm hỏi. - Thu thập, đóng gói các đồ quyên góp ủng hộ theo từng nhóm, từng lớp - Chuyển thư, quà quyên góp ủng hộ đến các địa chỉ cần động viên, giúp
đỡ; Hoặc tổ chức cho HS đến nơi ở của các gia đình khó khăn để biểu diễn các tiết mục văn nghệ, đọc truyện, kể chuyện, động viên, khích lệ họ.
VI. HOẠT ĐỘNG THAM QUAN, DU LỊCH 1. Mục tiêu