I. HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN 1 Mục tiêu
7. Tư liệu (Nguồn: Từ trang Web của dự án Việt-Bỉ)
Thư vin trưng h c đa chc năng
Thư viện đa chức năng là không gian học tập đa chức năng với các góc hoạt
động khác nhau như: góc đọc, góc nghiên cứu, góc sáng tạo, góc vẽ, góc nghệ
thuật, góc nghe, góc trò chơi giáo dục…
Với thư viện lớp học chỉ đơn giản là một giá sách, tủ sách nhỏ, thậm chí ở một số trường tiểu học, thư viện lớp học chỉ là các thùng nhựa đựng sách nhằm
đảm bảo tất cả các lớp ở các khối đều có góc thư viện tại lớp của mình.
Thư viện ngoài trời
Không gian ngoài trời ởđây được hướng tới là những chòi lá cọ hoặc dưới những tán cây xanh, thậm chí là cảở hành lang lớp học, gầm cầu thang, nếu đủ
THƯ ViỆN NGOÀI TRỜI
Thư viện lưu động
Thư viện lưu động dưới hình thức là một tủ sách có bánh xe, có thể di chuyển
được từ nơi này sang nơi khác, nhằm đáp ứng khả năng tiếp cận thư viện công bằng giữa các học sinh II. HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI 1. Mục tiêu
- Rèn luyện sức khỏe, sự nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ, dẻo dai, năng động, sáng tạo cho HS
- Giáo dục cho HS các phẩm chất đạo đức như: tinh thần tập thể, trách nhiệm, hợp tác, đoàn kết, khoan dung, ý chí vượt khó,…
- Phát triển cho HS các KNS như: KN giao tiếp, KN ra quyết định và giải quyết vấn đề, KN hợp tác, KN tư duy phê phán,KN tư duy sáng tạo,….
- Tăng cường sự tương tác giữa HS với HS, giữa GV với HS.
- Tạo không khí tươi vui, phấn khởi, giảm bớt những mệt mỏi, căng thẳng cho HS.
2. Quy mô, địa điểm, thời điểm, thời lượng
- Quy mô: Có thể tổ chức cho HS chơi theo nhóm, theo lớp hoặc khối lớp. Song nên tổ chức theo quy mô nhóm hoặc lớp để tạo cơ hội cho nhiều HS được tham gia trò chơi.
- Địa điểm: Có thể tổ chức cho HS chơi tại lớp học, sân trường, phòng đa năng,…tuỳ theo yêu cầu không gian hẹp hay rộng của từng trò chơi cụ thể. Ví dụ:
+ Những trò chơi như: Lịch sự, Đất- Biển - Trời, Hãy làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi làm, Đố vui, Cờ vua,… có thể tổ chức ngay tại lớp học.
+ Những trò chơi như: Kéo co, Mèo đuổi chuột, Cướp cờ, Bịt mắt đánh trống, Thuyền trong sương mù, … cần tổ chức ở sân trường hoặc phòng đa năng.
+…
- Thời điểm: Có thể tổ chức cho HS chơi vào 1 tiết riêng, cũng có thể tổ chức chơi trong giờ ra chơi, nghỉ giữa các tiết học hoặc giờ nghỉ trưa. Tuy nhiên, trò chơi tổ chức vào giờ nghỉ trưa cần phải nhẹ nhàng, không gây ồn ào, làm ảnh hưởng đến giờ ngủ trưa của các HS khác.
- Thời lượng: Thời lượng tổ chức trò chơi có thể dài hay ngắn tùy tính chất của trò chơi. Có thể từ 5 – 30 phút.
Có rất nhiều trò chơi phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học và phù hợp với điều kiện thực tế của các trường tiểu học hiện nay. Ví dụ như:
- Các trò chơi dân gian: Kéo co, Mèo đuổi chuột, Cướp cờ, Bịt mắt bắt dê, Rồng rắn lên mây, Nhẩy dây, Đá cầu, Ô ăn quan, Ném còn, Bịt mắt đấm trống, Đồ,…
Trò chơi “Bịt mắt đấm trống”
Trò chơi Kéo co
- Các trò chơi tập thể khác như: Sóng biển, Tiếp sức chuyền bóng, Vượt chướng ngại vật, Thuyền trong sương mù, Nhảy bao bố, Trái bóng yêu thương, Lịch sự,
Đất- Biển - Trời, Sóng biển, Tiếp sức chuyền bóng, Truyền điện, Hãy làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi làm, Đố vui, Cờ vua, Cờ tướng,…