HOẠT ĐỘNG GIAO LƯU 1 Mục tiêu

Một phần của tài liệu Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học FDS (Trang 32 - 34)

- Tăng cường sự hiểu biết, tinh thần đoàn kết, hợp tác giữa HS với các HS các lớp khác, trường khác, địa phương khác hoặc với thiếu nhi quốc tế, với các cựu chiến binh, các nhà hoạt động xã hội, các nhân chứng lịch sử,…

- Rèn luyện cho HS các KNS như: KN giao tiếp, ứng xử, KN cảm thông chia sẻ; KN mạnh dạn, tự tin; KN trình bày suy nghĩ, ý tưởng; KN lắng nghe tích cực; KN phản hồi tích cực; KN hợp tác.

2. Quy mô, địa đim, thi lượng, thi đim t chc hot động

- Quy mô: Có thể tổ chức theo quy mô lớp/khối lớp/trường

- Địa điểm: Có thể tổ chức ở lớp học, sân trường, phòng đa năng hoặc ở một địa điểm ngoài trường.

- Thời lượng: Có thể từ 30 phút – 1 buổi, tùy quy mô, tính chất hoạt động.

- Thời điểm: Có thể tổ chức vào giờ ra chơi, giờ sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp,…

3. Ni dung và hình thc hot động

Có nhiều loại. Ví dụ: Giao lưu giữa HS lớp 5 với HS lớp 1, giao lưu giữa HS các lớp trong cùng khối lớp của trường, giao lưu giữa HS trường này với HS trường khác, giao lưu giữa HS nam với HS nữ, giao lưu giữa HS với các chuyên gia, với

các cựu chiến binh, với các nhà hoạt động xã hội ở địa phương, với những người lao động giỏi, với HS quốc tế, …

Tùy theo tính chất và đối tượng tham gia giao lưu mà nội dung và hình thức giao lưu có thể khác nhau.

4. Tài liu và phương tin

- Sách ”Hưng dn HĐGDNGLL lp 1,...,lp 5”, của Lưu Thu Thủy (chủ biên)- Lê Thị Tuyết Mai, Ngô Quang Quế, Bùi Sĩ Tụng, NXB GD 2010

- Các tranh ảnh, băng hình, tiết mục văn nghệ, các bài thơ, bài hát về chủ đề giao lưu

- Các câu hỏi tìm hiểu về chủ đề (nếu là giao lưu giữa HS với các chuyên gia, các nhà hoạt động chính trị- xã hội, các cựu chiến binh,..).

- Hoa, tặng phẩm, nếu có điều kiện

- Dụng cụ để tổ chức các trò chơi (nếu là giao lưu giữa HS với HS)

- Phông màn để trang trí khán đài, bát/lọ hoa, loa đài, máy chiếu,... (nếu tổ chức theo quy mô trường)

5. Các bưc tin hành

1) Nếu là giao lưu giữa HS với HS cùng độ tuổi thì cách tiến hành có thể như sau:

- Chào hỏi, giới thiệu, làm quen

- Giao lưu múa hát, trình diễn tiểu phẩm theo chủ đề - Giao lưu vẽ tranh theo chủ đề

- Giao lưu trình diễn tiểu phẩm theo chủ đề - Giao lưu ứng xử/diễn thuyết theo chủ đề

- Giao lưu trò chơi dân gian, trò chơi tập thể, TDTT - Tặng quà lưu niệm và chia tay

Lưu ý: Không phải buổi giao lưu nào cũng đầy đủ hết các nội dung trên (múa hát, trình diễn tiểu phẩm; vẽ tranh, diễn tiểu phẩm, ứng xử, trò chơi dân gian, trò

chơi tập thể, TDTT,.. theo chủ đề) mà GV cần lựa chọn và phối hợp 2- 3 hình thức cho phù hợp).

2) Nếu là giao lưu giữa HS lớp 5 với HS lớp 1 trong trường vào đầu năm học thì có thể tiến hành như sau:

- Nhóm HS lớp 5 tự giới thiêu về mình - HS lớp 1 tự giới thiệu

- HS lớp 5 chia nhau hướng dẫn từng nhóm HS lớp 1 đi thăm quan các địa điểm trong nhà trường: các lớp học, phòng hiệu trưởng, hiệu phó, phòng truyền thống, phòng đa năng, nhà ăn, nhà vệ sinh, phòng bảo vệ,…

- Chia HS lớp 1 thành các nhóm theo sở thích của các em: nhóm thích chơi trò chơi, nhóm thích nghe kể chuyện, nhóm thích múa, hát, nhóm thích vẽ tranh, tô tượng,…

- HS lớp 5 hướng dẫn các nhóm HS lớp 1 chơi trò chơi, nghe kể chuyện, nhóm múa, hát, vẽ tranh, tô màu tượng, … (1-2 HS lớp 5/nhóm HS lớp 1).

- HS lớp 1 chia sẻ cảm xúc và bày tỏ mong muốn về hoạt động tiếp theo - Tặng quà lưu niệm và chia tay

3) Nếu là giao lưu giữa HS với các cựu chiến binh, các nhà hoạt động XH,… thì có thể tiến hành như sau:

- Giới thiệu làm quen, tặng hoa cho các đại biểu - HS nghe nói chuyện về chủ đề

- HS nêu câu hỏi, trao đổi, trò chuyện, chia sẻ ý kiến, cảm xúc của các em với diễn giả

- HS múa, hát, đọc thơ, diễn tiểu phẩm …về chủ đề - Chia tay

Một phần của tài liệu Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học FDS (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)