Nhân tố chủ quan.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hòa Bình (Trang 28 - 31)

1.3.1.1. Kiến thức, kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức của cán bộ thẩm định.

Trong tất cả mọi lĩnh vực thì con người luôn đóng vai trò là nhân tố chủ đạo giữ vị trí không thể thay thế, trong công tác thẩm định cũng vậy, hiệu quả của công tác thẩm định tín dụng KHDN sẽ được quyết định bởi cán bộ thẩm định, công tác thẩm định tín dụng đối với KHDN của một ngân hàng dù có tốt, quy trình có đảm bảo mà nếu cán bộ thẩm định làm việc sai nguyên tắc thì cũng không thể hiệu quả. Mọi sai lầm dù vô tình hay cố ý của cán bộ thẩm định đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

Một cán bộ thẩm định để làm tốt, hiệu quả công việc của mình cần phải hội tụ đủ các yếu tố sau: kiến thức, kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức.

Sự hội tụ các yếu tố trên sẽ là cơ sở tiền đề cho những quyết định đúng đắn của cán bộ thẩm định, từ đó giúp ngân hàng lựa chọn những hồ sơ xin vay KHDN đảm bảo khả năng trả nợ của các chủ dự án theo đúng thỏa thuận giữa hai bên.

1.3.1.2. Các nguồn thông tin thu thập phục vụ cho quá trình thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp.

Nguồn thông tin là cơ sở quan trọng để cán bộ thẩm định đưa ra những nhận xét về khách hàng, từ đó ra quyết định thẩm định hợp lý và đúng đắn.

Thông tin chính là nguồn nguyên liệu chính phục vụ cho quá trình tác nghiệp của cán bộ thẩm định. Do đó, số lượng cũng như chất lượng và tính kịp thời của thông tin có tác động rất lớn đến chất lượng thẩm định. Nếu thông tin không chính xác thì mọi quá trình thẩm định từ đầu đến cuối đều không có ý nghĩa cho dù chúng ta sử dụng các phương tiện hiện đại như thế nào, thông tin chính xác là điều kiện để đưa ra những đánh giá đúng. Thông tin thiếu, không đầy đủ dẫn đến chất lượng thẩm định không tốt hoặc không thẩm định được, nhất là những thông tin không cân xứng có thể dẫn tới lựa chọn đối nghịch, gây rủi ro cho ngân hàng. Do đó, việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn có liên quan đến dự án là rất cần thiết, tuy nhiên khái niệm đầy đủ chỉ mang ý nghĩa tương đối. Vấn đề là các nguồn thông tin phải đảm bảo độ tin cậy, có ý nghĩa quyết định.

1.3.1.3. Phương pháp thẩm định.

Công tác thẩm định tín dụng đối với KHDN còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ phương pháp thẩm định mà ngân hàng áp dụng, một phương pháp thẩm định tiên tiến, phù hợp sẽ giúp cho ngân hàng đánh giá khách hàng một cách chính xác hơn. Ngược lại, nếu một phương pháp thẩm định lạc hậu, không phù hợp với từng loại hình vay cụ thể thỡ dự thông tin thu thập được có chính xác thế nào vẫn có thể có sai sót trong quá trình đánh

Mỗi khoản vay có những đặc thù nhất định, không phải bất cứ khoản vay nào cũng áp dụng được tất cả các chỉ tiêu trong hệ thống thẩm định, do đó việc lựa chọn phương pháp và các chỉ tiêu làm sao đánh giá được tính khả thi về mặt tài chính của khoản vay cũng như tính khả thi về khả năng trả nợ ngân hàng. Phương pháp thẩm định phải mang đầy đủ nội dung đề cập đến tất cả các vấn đề tài chính có liên quan đứng trên góc độ ngân hàng.

1.3.1.4. Yếu tố công nghệ.

Với thời đại khoa học công nghệ phát triển không ngừng như hiện nay thì ngân hàng nào sở hữu công nghệ tiên tiến, hiện đại sẽ nâng cao được hiệu quả cũng như chất lượng hoạt động của mình. Trong lĩnh vực thẩm định tín dụng KHDN cũng vậy, việc sở hữu một công nghệ hiện đại, một phần mềm chuyên dụng sẽ giúp cho công tác thẩm định được tiến hành nhanh chóng, chính xác hơn. Ngân hàng có thể tiết kiệm chi phí và thời gian trong việc tìm kiếm cũng như xử lý một khối lượng thông tin khổng lồ. Từ đó góp phần hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng đối với KHDN.

1.3.1.5. Tổ chức thẩm định.

Công tác thẩm định là nghiệp vụ đòi hỏi tập hợp của nhiều hoạt động khác nhau, liên kết chặt chẽ với nhau đòi hỏi có một sự phân công, sắp xếp, quy định quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận tham gia thẩm định, trình tự tiến hành cũng như mối liên hệ giữa các cá nhân và các bộ phận trong quá trình thực hiện. Việc tổ chức điều hành công tác thẩm định tín dụng KHDN nếu được xây dựng khoa học, chặt chẽ, phát huy được năng lực, sức sáng tạo của từng cá nhân và sức mạnh tập thể tạo thành một hệ thống đồng bộ sẽ nâng cao hiệu quả công tác thẩm định. Đồng thời, ngân hàng phải có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thẩm định đối với từng cá nhân và bộ phận thẩm định. Tuy nhiên, các quy định trên không được cứng nhắc, gò bó mất đi tính chủ

động, sức sáng tạo của từng cá nhân làm giảm chất lượng thẩm định dự án.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hòa Bình (Trang 28 - 31)