Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình thẩm định( bằng các máy tính hiện đại và các phần mềm chuyên dụng.)

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hòa Bình (Trang 68 - 69)

B Các chỉ tiêu khác

3.2.4.Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình thẩm định( bằng các máy tính hiện đại và các phần mềm chuyên dụng.)

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình ngân hàng là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành công của một ngân hàng trong giai đoạn ngày nay. Đặc biệt trong quá trình thẩm định, nơi mà việc tính toán thủ công sẽ tốn nhiều thời gian, công sức mà nhiều khi không đem lại kết quả như mong muốn. Ứng dụng công nghệ thông tin cần thiết nhất đó là việc trang bị các máy tính hiện đại cùng với các phần mềm chuyên dụng áp dụng trong công tác thẩm định. Bên cạnh việc trang bị các trang thiết bị, thì việc đào tạo nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ tín dụng cũng là một việc làm quan trọng.

3.2.5 Tăng cường thêm các chỉ tiêu phân tích tài chính

Hiện nay, về cơ bản quy trình tín dụng của bất cứ Ngân hàng nào khi đánh gía tình hình tài chính của khách hàng cũng dựa trên 5 nhóm chỉ tiêu đó là: Nhóm hệ số cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư, các hệ số khả năng thanh toán, Nhóm hệ số phản ánh năng lực hoạt động của tài sản, nhóm hệ số phản ánh khả năng sinh lời, nhóm hệ số phản ánh quy mô tăng tương trưởng. Các nhóm hệ số này chỉ dựa trên Bảng cân đối kế toán và báo cáo kêt quả hoạt động kinh doanh để phản ánh đúng năng lực, khả năng trả nợ của khách hàng. Ngân hàng cần đưa thêm những chỉ tiêu tài chính dựa trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ…

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ lại phản ánh rất rõ nét lượng tiền và tương đương tiền cuối kì mà doanh nghiệp có thể sử dụng để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Do vậy ngân hàng cần thực hiện phân tích thêm báo cáo lưu chuyển tiền tệ để thấy rõ hơn tình hình tài chính doanh nghiệp vay vốn.

SV: Vũ Thu Hương – CQ48/15.03 68

trăm các dòng tiền ( dòng tiền ra, dòng tiền vào so với tổng chi, tổng thu) qua đó có thể thấy sự chênh lệch qua các năm, nếu có sự chênh lệch lớn thì nguyên nhân là vì đâu. Ngoài ra nên chú ý tới khả năng thanh toán nợ đến hạn, dòng tiền nào là dòng tiền chủ yếu của doanh nghiệp.

3.2.6 Xây dựng một tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hiệu quả của công tác thẩm định.

Hiện nay, hiệu quả của công tác thẩm định chủ yếu được đánh giá qua các thông số như dư nợ tín dụng hay tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu mà chưa có một thước đo cụ thể nào đánh giá tổng quan hiệu quả của công tác thẩm định như về chi phí của hoạt động thẩm định hay mức độ tác dụng của hoạt động thẩm định đối với công tác tín dụng. Vì ngoài yếu tố chủ quan là hoạt động thẩm định của ngân hàng thì còn rất nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng tới kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng, như các yếu tố môi trường chính trị phapr luật, thị trường, xã hội…vv. Nên việc dùng các chỉ số dư nợ tín dụng, tỷ lệ nợ xấu , nợ quá hạn… để đánh giá chất lượng của công tác thẩm định tín dụng là chưa thực sự hợp lý, gây sai lệch trong việc nhìn nhận, đánh giá công tác thẩm định tín dụng của ngân hàng. Điều này đặt ra một yêu cầu là cần có một tiêu chuẩn hợp lý hơn để đánh giá hiệu quả của công tác thẩm định tín dụng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hòa Bình (Trang 68 - 69)