Nâng cao trình độ và số lượng đội ngũ cán bộ thẩm định.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hòa Bình (Trang 61 - 67)

B Các chỉ tiêu khác

3.2.1. Nâng cao trình độ và số lượng đội ngũ cán bộ thẩm định.

Kết quả thẩm định khách hàng doanh nghiệp là kết quả của việc đánh giá, xem xét dự án theo nhìn nhận chủ quan của người thẩm định trên cơ sở khoa học và các tiêu chuẩn thẩm định khác nhau. Do đó hiệu quả của hoạt động thẩm định phụ thuộc vào chất lượng của nhân tố con người. Con người ở đây là đội

định của ngân hàng từ trung ương đến các cơ sở địa phương.

Để có được đội ngũ cán bộ đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu hiện tại của công tác thẩm định, đồng thời tận dụng tốt nguồn nhân lực để đảm bảo có thể phát huy tính sáng tạo cũng như sự tích cực, chủ động trong công việc, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hòa Bình cần xây dựng một đội ngũ cán bộ thẩm định đáp ứng được các yêu cầu:

Thứ nhất, về trình độ chuyên môn: cán bộ thẩm định yêu cầu cần phải có đủ trình độ (từ đại học trở lên), phải có sự hiểu biết về kinh tế thị trường, về hoạt động tài chính, ngân hàng cũng như pháp luật, đặc biệt những cán bộ chuyên về thẩm định đối với khách hàng doanh nghiệp cần phải hiểu rõ nhóm khách hàng này cùng những mảng sản phẩm dịch vụ mà nhóm khách hàng này thường xuyên có quan hệ tín dụng với ngân hàng (vay đầu tư, vay đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên, hạn mức tín dụng, bảo lãnh…). Đồng thời phải luôn được phổ biến các văn bản, phương pháp thẩm định mới một cách nhanh chóng, luôn có sự học hỏi từ các ngân hàng khác.

Thứ hai, về kinh nghiệm: cán bộ thẩm định phải là người trực tiếp tham gia giám sát, theo dõi và quản lý nhiều dự án, biết đúc kết kinh nghiệm từ các lĩnh vực khác phục vụ cho chuyên môn của mình.

Thứ ba, về đạo đức nghề nghiệp: cán bộ tín dụng phải có phẩm chất đạo đức trung thực, có tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật cao, có lòng nhiệt tình trong công việc, có tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức rèn luyện tự bồi dưỡng. Không vì lợi ích riêng tư mà ảnh hưởng tới lợi ích chung.

Để có được đội ngũ như trên, NHTMCP BIDV Hòa Bình cần thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thẩm định theo hướng sau:

SV: Vũ Thu Hương – CQ48/15.03 62

định được đào tạo một cách cơ bản và chính quy tại các trường đại học có uy tín, chuyên ngành về tài chính ngân hàng, am hiểu pháp luật, có tư duy năng động sáng tạo, có đạo đức tốt và lối sống tích cực điều này sẽ giúp ngân hàng có một đội ngũ có nền tảng về các lĩnh vực mà ngân hàng hoạt động, đồng thời có kiến thức pháp luật tốt.

- Chủ động thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và những kiến thức hỗ trợ cho hoạt động của ngành nhằm giúp cho cán bộ lãnh đạo các cấp và cán bộ tín dụng thẩm định trực tiếp nắm bắt các kiến thức mới phù hợp với tình hình và bối cảnh kinh doanh mới.

- Chi nhánh ngân hàng cần đảm bảo rằng các cán bộ thẩm định là đủ năng lực, cần phân công công việc một cách hợp lý. Đối với các cán bộ không đáp ứng được yêu cầu công việc thì ngân hàng nên xem xét và chuyển sang nhiệm vụ khác.

- Ngân hàng TMCP BIDV Hòa Bình cần tiếp tục phối hợp với Trường đào tạo cán bộ BIDV triển khai và nhân rộng các khóa đào tạo cho cán bộ tín dụng về lĩnh vực thẩm định đối với nhóm KHDN. Kèm theo các chính sách hỗ trợ học phí, trợ cấp tiền tài liệu, tạo điều kiện về thời gian để cán bộ nâng cao về kiến thức và trình độ của mình.

- Cần có chính sách ưu tiên, ưu đãi, khen thưởng thỏa đáng đối với các cán bộ tín dụng giỏi, làm việc có kinh nghiệm, hiệu quả cao đồng thời kỷ luật nghiêm minh các hành vi tiêu cực. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng thông qua các hình thức tuyên truyền, nêu gương người tốt việc tốt.

- Xây dựng hệ thống các quy tắc, chuẩn mực về trình độ đối với cán bộ thẩm định để làm tiêu chuẩn tuyển chọn cũng như các kế hoạch về bồi dưỡng và đào tạo.

Thông tin là nguyên liệu chính quyết định đến chất lượng thẩm định. Thông tin chính xác, kịp thời sẽ giúp cho hiệu quả thẩm định cao hơn, hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy, cần xây dựng một hệ thống thông tin toàn diện có chiều sâu, cụ thể như sau:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin về kinh tế, thị trường và khách hàng nhằm có thể dự báo kịp thời những rủi ro có thể xảy ra, nắm bắt kịp thời về tình hình biến động cung cầu, về vốn cho từng thời kỳ để có các biện pháp điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp.

- Chi nhánh ngân hàng cần có quy định về việc cung cấp thông tin từ các khách hàng đã có quan hệ tín dụng, xử lý khối lượng thông tin đó là đã tạo một cơ sở dữ liệu thông tin khổng lồ vì đối tượng khách hàng rất đa dạng ở mọi thành phần kinh tế, mọi loại hình doanh nghiệp, đó là cơ sở tham khảo hữu ích cho hoạt động thẩm định.

- Với những tài liệu có nghi ngờ cần đối chiếu hoặc đòi hỏi phải được giải trình bởi những cơ quan chịu trách nhiệm cung cấp.

Các thông tin mà NHTMCP BIDV Hòa Bình thu thập được có thể từ các nguồn:

Thứ nhất: Thông tin trong hồ sơ khách hàng.

Các thông tin trong hồ sơ khách hàng là những thông tin cần thiết cũng như cơ bản nhất về phía khách hàng mà khách hàng đã cung cấp cho ngân hàng khi xin vay vốn, đây là những cơ sở đầu tiên để cán bộ thẩm định tiến hành xem xét về tư cách của khách hàng vay vốn, trong đó là các giấy tờ chứng minh năng lực pháp lý của khách hàng, giấy đề nghị vay vốn cũng như phương án vay vốn và trả nợ, các giấy tờ chứng minh tài sản đảm bảo, nhiệm vụ của cán bộ ngân

SV: Vũ Thu Hương – CQ48/15.03 64

công tác thẩm định.

Tuy nhiên, các giấy tờ trong hồ sơ là khách hàng cung cấp, do đó sẽ mang tính chủ quan của khách hàng. Vì vậy, để đảm bảo tính chính xác của nó yêu cầu cán bộ thẩm định phải tiến hành kiểm tra độ trung thực của các hồ sơ, tài liệu khách hàng cung cấp, đồng thời thu thập, tìm kiếm thêm cỏc thông tin khác bên ngoài để kiểm tra, đánh giá tính xác thực của thông tin.

Thứ hai: Thông tin trong nội bộ ngân hàng và từ các ngân hàng bạn.

Thông tin này bao gồm các lần khách hàng có quan hệ tín dụng với Chi nhánh ngân hàng và các chi nhánh khác trong cùng hệ thống hoặc với các ngân hàng khác, thể hiện khả năng trả nợ của khách hàng, điều này được thể hiện qua số lần phát sinh số dư NQH của khách hàng với ngân hàng. Với các thông tin về quan hệ tín dụng với các ngân hàng khác cán bộ có thể dễ dàng khai thác từ Trung tâm thông tin tín dụng CIC. Cán bộ cần được hướng dẫn để tra cứu thành thạo và am hiểu các thông tin tra cứu từ trung tâm.

Thứ ba: Thông tin qua việc phỏng vấn, tiếp xúc khách hàng vay.

Để có thêm nguồn thông tin cho việc ra quyết định thẩm định của mình, bên cạnh thông tin trong hồ sơ khách hàng thì CBTĐ còn phải tiếp tục thu thập thêm qua việc tiếp xúc và phỏng vấn khách hàng. Thông tin có được từ nguồn này đảm bảo có độ chính xác tương đối cao và chi phí thấp. Trong khi tiếp xúc, phỏng vấn khách hàng vay CBTĐ cần đánh giá được một số mặt sau đây:

- Kiểm tra tính chính xác của các thông tin khách hàng cung cấp trong hồ sơ như về thân nhân, thu nhập hay tài sản đảm bảo…

- Đánh giá được tư cách cũng như mức độ trung thực của khách hàng vay thông qua việc quan sát thái độ, cách trả lời các câu hỏi của khách hàng từ đó

cung cấp trong hồ sơ.

- Xác định được nhu cầu cũng như mục đích vay vốn của khách hàng có chính xác hay không.

- Tìm hiểu, giải đáp những thắc mắc khó khăn của khách hàng đồng thời đưa ra được những lời khuyên hợp lý cho khách hàng để việc vay vốn được thuận lợi, điều này sẽ giúp tăng thêm uy tín của ngân hàng với khách hàng.

Để làm được những việc trên, yêu cầu đối với cán bộ thẩm định trong cuộc phỏng vấn cần:

- Chuẩn bị sẵn nội dung phỏng vấn.

- Có sự tìm hiểu trước về khách hàng thông qua việc nghiên cứu hồ sơ khách hàng. Việc này sẽ giúp tạo ra sự chủ động cho phía nhân viên thẩm định, tránh khỏi những thiếu sót hoặc những tình huống bất ngờ ngoài dự tính.

- Có xu hướng tạo ra những câu hỏi mở, tạo điều kiện cho khách hàng nói nhiều hơn, từ đó có thể thu được nguồn thông tin phong phú hơn. Tạo bầu không khí thỏa mái cho cuộc nói chuyện, tránh gây cảm giác hỏi cung với khách hàng

Nói chung, chất lượng thông tin thu thập từ nguồn trên chủ yếu do khả năng cũng như kinh nghiệm phỏng vấn của chuyên viên thẩm định. Đối với các cán bộ mới chưa có nhiều kinh nghiệm thẩm định thì cần có sự trợ giúp từ người có nhiều kinh nghiệm hơn.

Thứ tư: Thông tin khác.

CBTĐ cần phải tham khảo các sách báo, tạp chí nghiên cứu thị trường, tài liệu chuyên ngành, thông tin từ Tổng cục thống kê hoặc mua thông tin của các

SV: Vũ Thu Hương – CQ48/15.03 66

trực tiếp tiến hành khảo sát và điều tra những vấn đề mà bản thân quan tâm. Tuy nhiên, ý kiến cuối cùng là từ phía cán bộ thẩm định do đó điều quan trọng là chuyên viên thẩm định cần có sự khai thác, tận dụng triệt để mọi nguồn thông tin các mối quan hệ mà mình có, để từ đó có sự bổ sung, phối hợp lẫn nhau giữa các thông tin này. Điều này sẽ giúp cho cán bộ thẩm định đưa ra được những ý kiến chính xác, từ đó góp phần hoàn thiện và nâng cao được hiệu quả của công tác thẩm định.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hòa Bình (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w