Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2011-

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hòa Bình (Trang 34 - 44)

đoạn 2011-2013

Trong những năm qua, BIDV- Chi nhánh Hòa Bình luôn khẳng định vị trí là một đơn vị lá cờ đầu của hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, với tổng tài sản chiếm trên 4% tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, thị phần khoảng 4.2% tổng dư nợ và đem lại khoảng 6% % lợi nhuận cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Với bề dầy lịch sử hơn 35 năm, với sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ cán bộ nhân viên và người lao động, hoạt động kinh doanh của BIDV- Chi nhánh Hòa Bình luôn an toàn, hiệu quả và hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu đạt ra.

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của BIDV- Chi nhánh Hòa Bình giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: Tỷ đồng, %

STT Chỉ tiêu 2011 2012 Tăngtrưởng 2013 Tăngtrưởng 1 Tổng tài sản 19 116 17 897 ( 6,4) 23 875 33,4 2 Huy động vốn 18 845 16 980 (9,9) 21 559 27 3 Dư nợ tín dụng 7 862 8 401 6,9 9 105 8,4 4 Doanh thu dịch vụròng 129 135 4,7 143 5,9 5 Lợi nhuận trướcthuế 346 455 31,5 560 23 ( Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp)

Hoạt động Huy động vốn:

Trong những năm qua, điều kiện môi trường kinh doanh có nhiều biến động phức tạp. Vì vậy, việc duy tri và tăng trưởng nguồn vốn là một khó khăn, thách thức lớn cho hệ thống Ngân hàng nói chung và BIDV- Chi nhánh Hòa Bình nói riêng. Tuy nhiên, quán triệt chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về công tác huy động vốn, BIDV- Chi nhánh Hòa Bình đã nỗ lực hoàn thành tốt kế hoạch HĐV được HSC giao phó, nguồn vốn huy động chiếm tỷ lệ cao trong tổng số nguồn huy động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

Việt Nam (chiếm trên 4%). Tuy nhiên, nguồn vốn của BIDV- Chi nhánh Hòa Bình thường không ổn định, chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp và định chế tài chính. Vì vậy, số dư HĐV hàng năm có sự thay đổi lớn. Cụ thể: Năm 2012 số dư HĐV cuối kỳ đạt mức 16 980 tỷ đồng, năm 2013 đạt mức 21 559 tỷ đồng.

Qua số liệu cho ta thấy, mặc dù xu hướng HĐV có sụt giảm trong giai đoạn 2011- 2012 (giảm 1865 tỷ đồng tương ứng giảm 9,9% so với năm 2010) do trong thời điểm này kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoàng tài chính. Tuy nhiên đến năm 2013 HĐV đã tăng lên rõ rệt, đạt 21 559 tỷ đồng (tăng 27% so với năm 2012) đã phản ánh được sự cố gắng và nỗ lực của CN .

Hoạt động Tín dụng:

BIDV- Chi nhánh Hòa Bình là một đơn vị có dư nợ khá lớn trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Trong những năm qua, BIDV- Chi nhánh Hòa Bình luôn tuân thủ tốt công tác quản lý hạn mức của Hội sở chính, kiểm soát dư nợ của tất cả các khách hàng, đảm bảo chi tiêu kế hoạch tín dụng được giao. Tổng dư nợ hàng năm đạt tốc độ tăng trưởng khá.

Hình 2.4: Tăng trưởng dư nợ tín dụngcủa chi nhánh BIDV Hòa Bình

Từ đồ thị có thể thấy dư nợ tín dụng tăng đều qua các năm từ 2011 đến năm 2013. Năm 2012 tồng dư nợ đạt 8 401 tỷ đồng, tăng 6,9% so với năm 2011, năm 2013 đạt 9 105 tỷ đồng, tăng 8,4% so với năm 2012. Trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động, những con số trên đã chứng tỏ công tác tín dụng của CN khá ổn định về mặt quy mô.

Hoạt động dịch vụ:

BIDV- Chi nhánh Hòa Bình luôn là một trong những chi nhánh có thu dịch vụ ròng khá lớn trong khối chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tính đến 31/12/2013, tổng thu dịch vụ ròng của CN đạt mức 143 tỷ đồng (bao gồm phần thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và phái sinh). Nguồn thu dịch vụ tại BIDV- Chi nhánh Hòa Bình tăng trong giai đoạn 2011-2012 từ 129 tỷ đồng lên 135 tỷ đồng tương đương với tăng 4,7%, đến năm 2013 thu dịch vụ ròng tăng lên 143 tỷ đồng (tăng 5,9% so với năm 2012). Kết quả này đã phản ánh được chất lượng dịch vụ ngân hàng cung cấp, hiệu quả hoạt động đặc biệt trong giai đoạn kinh tế đang có nhiều biến động như hiện nay, điều này sẽ càng khẳng định thêm uy tín của ngân hàng.

Hình 2.5: Tăng trưởng thu dịch vụ ròng của CN BIDV Hòa Bình (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011, 2012, 2013)

Nguồn thu dịch vụ của BIDV- Chi nhánh Hòa Bình chủ yếu tập trung vào một số hoạt động: bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ, thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, bảo hiểm, dịch vụ thẻ thanh toán, Homebanking, BSMS, trả lương tự động,...

Kết quả kinh doanh:

Với việc đảm bảo ổn định và tăng trưởng trưởng các hoạt động của mình. BIDV- Chi nhánh Hòa Bình là một chi nhánh có quy mô tương đối lớn, có tổng tài sản luôn đứng ở mức khá cao trong toàn hệ thống. Tổng tài sản của BIDV- Chi nhánh Hòa Bình được thể hiện qua biểu đồ sau:

(Đơn vị: tỷ đồng)

Hình 2.6: Tăng trưởng Tổng tài sản của BIDV- Chi nhánh Hòa Bình (Nguồn: Báo cáo kết quả kỉnh doanh năm 2001, 2012, 2013)

Bên cạnh việc tăng trưởng tổng tài sản trong những năm qua BIDV- Chi nhánh Hòa Bình luôn là chi nhánh có chênh lệch thu chi khá lớn trong hệ thống NHĐT và PTVN cũng như là một CN đóng góp nhiều cho NHĐT và PTVN. Cụ thể năm 2011, chênh lệch thu chi của BIDV- Chi nhánh Hòa Bình đạt mức 360 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 346 tỷ đồng, năm 2012 chênh lệch thu chi của

BIDV- Chi nhánh Hòa Bình đạt mức 505 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 455 tỷ đồng, năm 2013 chênh lệch 582 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 560 tỷ đồng. Từ các số liệu trên có thể thấy rằng, tuy nền kinh tế đang trong giai đoạn chưa hoàn toàn hồi phục song chi nhánh BIDV Hòa Bình vẫn duy trì mức lợi nhuận tương đối cao và ổn định, sự tăng trưởng lợi nhuận của chi nhánh được thể hiện ở biểu đổ sau

Đơn vị : Tỷ đồng

Hình 2.7: Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của chi nhánh BIDV Hòa Bình

2.2Thực trạng công tác thẩm định khách hàng tại BIDV Hòa Bình 2.2.1 Khái quát công tác thẩm định khách hàng tại BIDV Hòa Bình

Tại chi nhánh BIDV Hòa Bình, công tác thẩm định khách hàng với khách hàng doanh nghiệp được thực hiện bới cán bộ tín dụng của phòng Khách hàng SV: Vũ Thu Hương – CQ48/15.03 38

đang phụ trách 68 khách hàng là các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Việc thực hiện thẩm định khách hàng được thực hiện tại phòng Khách hàng doanh nghiệp theo đúng quy trình như sau:

Khi khách hàng đến xin vay, cán bộ tín dụng sẽ thực hiện phỏng vấn sơ bộ. Bước phòng vấn này cán bộ tín dụng chỉ hỏi về các thông tin chung nhất về doanh nghiệp, tình hình hoạt động, và nhu cầu sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Từ đó, cán bộ tín dụng có thể thu thập được nhiều thông tin có ích cho việc thẩm định và đưa ra quyết định cho vay sau này như: Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngân hàng đang khuyến khích hay hạn chế cho vay, phong cách của người lãnh đạo có tốt hay không, doanh nghiệp có sẵn sang cung cấp thông tin và hỗ trợ thẩm định hay không….

Sau khi thẩm định sơ bộ, lãnh đạo phòng sẽ phân công cán bộ phù hợp để phụ trách khách hàng. Cán bộ phụ trách yêu cầu doanh nghiệp cung cấp hồ sơ tín dụng và tiến hành công việc thẩm định khách hàng như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiểm tra hồ sơ pháp lý; Phân tích tài chính doanh nghiệp; Thẩm định thực tế ( kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp; phỏng vấn trực tiếp ….); Thu thấp thêm thông tin ( Tra cứu CIC, sử dụng các mối quan hệ bên ngoài…)

Sau khi hoàn thành công việc thẩm định khách hàng, cùng với việc thẩm định dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh và thẩm định đảm bảo tín dụng, cán bộ tín dụng sẽ lập Báo cáo đề xuất tín dụng trình lãnh đạo phê duyệt.

2.2.2 Thực trạng thẩm định khách hàng tại chi nhánh BIDV Hòa Bình

Nội dung thẩm định khách hàng được thể hiện đầy đủ tại Báo cáo đề xuất tín dụng, báo cáo được cán bộ tín dụng phụ trách khách hàng lập thể hiện các

hàng để trình cấp trên phê duyệt.

Để hiểu rõ các nội dung thẩm định khách hàng của Ngân hàng BIDV Hòa Bình, xin tóm tắt lại bản Báo cáo đề xuất tín dụng với khách hàng là Công ty TNHH TM&DV Tám Oanh – là một khách hàng có quan hệ tín dụng lâu năm với Ngân hàng

2.2.2.1 Giới thiệu khách hàng

- Tên khách hàng: Công ty TNHH TM&DV Tám Oanh

- Địa chỉ: Tổ 1A phường Tân Thịnh, Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình

- Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, dịch vụ ăn uống, rửa xe, …

- Mục đích xinvay: Vay bổ sung vốn lưu động - Số tiền xin vay: 4.000.000.000,đ

- Thời hạn xin vay: 1 năm

- Tài sản đảm bảo: + Thế chấp QSD đất và tài sản gắn liền với đất theo GCN số AH 791012 của Cấn Thị Oanh trị giá 3.201.000.000,đ

+ Thế chấp QSD đất và tài sản gắn liền với đất theo GCN số R861547 của Cấn Thị Oanh trị giá 531.000.000,đ

+Thế chấp QSD đất và tài sản gắn liền với đất theo GCN số AD986468 của Cấn Ngọc Chiến trị giá 564.000.000,đ

+ Thế chấp 1 xe ô tô đông lạnh HYUNDAI biển số 28C-00066 trị giá 210.000.000,đ

- Hồ sơ vay vốn:

+ Hồ sơ pháp lý bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định bổ nhiệm giám đốc; Quyết đinh bổ nhiệm kế toán trưởng;

+ Hồ sơ tài chính: Báo cáo tài chính các năm 2011; 2012;2013; Sổ tổng hợp và chi tiết các khoản công nợ; Tài khoản chi trả trước, chi phí phải trả, biên bản xác định công nợ của khách hàng với doanh nghiệp.

SV: Vũ Thu Hương – CQ48/15.03 40

đăng ký làm tài sản đảm bảo, Hợp đồng mua bán đối với xe ô tô đăng ký tài sản đảm bảo.

2.2.2.2 Nội dung thẩm định của chi nhánh a) Đánh giá chung về khách hàng:

 Tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành và quản lý SXKD của khách hàng:

- Đánh giá về lịch sử hoạt động của khách hàng:

Công ty TNHH TM&DV Tám Oanh đi vào hoạt động từ 19/02/2004. Doanh nghiệp sau hơn 8 năm hoạt động đã có thị phần và doanh thu trung bình 12 tỷ một năm.

Công ty có trụ sở chính tại Tổ 1A – Phường Tân Thịnh, đây là vị trì có nhiều lợi thế kinh doanh thương mại (giáp 02 mặt đường chính trong đó có đường Trương Hán Siêu là đường giao thông có địa thế kinh doanh thương mại tốt) ngoài ra 01 cửa hàng rửa xe tại mặt đường Trương Hán Siêu và 01 cửa hàng rửa xe bán nội thất tại Đại lộ Thịnh Lang là những vị trí kinh doanh tốt, đặc biệt là dịch vụ ăn uống và thương mại.

- Đánh giá về tư cách và năng lực pháp lý:

Công ty có đầy đủ năng lực pháp lý:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5400227269 do Sở KH&ĐT Hoà Bình cấp ngày 24/09/2009.

+ Điều lệ tổ chức và hoạt động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Quyết định của Hội đồng thành viên V/v Uỷ quyền cho Giám đốc Công ty đại diện thế chấp và vay vốn tại BIDV Hoà bình

- Đánh giá về mô hình tổ chức và bố trí lao động của khách hàng:

Mô hình tổ chức và bố trí lao động của khách hàng: Hội đồng thành viên là bộ phận có quyền quyết định cao nhất mọi vấn đề của Doanh nghiệp. Hội đồng thành viên uỷ quyền cho Giám đốc điều hành và chịu trách nhiệm trực tiếp về mọi

viên. Tổng số nhân viên của Công ty hiện tại có 65 người, trong đó có 03 cán bộ quản lý, 04 kế toán viên, 01 nhân viên lái xe và 57 người là công nhân kỹ thuật và nhân viên phục vụ Nhà hàng.

Nhìn chung mô hình tổ chức và bố trí lao động của Công ty là gọn nhẹ, hạn chế tối đa lao động quản lý và nhân viên văn phòng, với hoạt động kinh doanh hiện tại của DN là cung cấp trực tiếp hàng hóa, dịch vụ do vậy mô hình tổ chức như hiện tại là phù hợp và nâng cao được năng suất lao động.

- Đánh giá về năng lực quản trị điều hành:

Giám đốc Công ty là bà Cấn Thị Oanh có năng lực quản lý điều hành tốt và rất sát sao các hoạt động của DN. Bản thân bà Oanh đã thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực điện tử điện lạnh dưới hình thức hộ gia đình từ lâu nên có nhiều kinh nghiệm. Dưới sự điều hành của bà thì công ty đã không ngừng lớn mạnh và có chỗ đứng trên thị trường.

Hiện nay nắm bắt được nhu cầu thị trường và xu hướng phát triển của kinh tế, số lượng xe ôtô du lịch ngày tăng, Hội đồng thành viên công ty trong năm 2010 đã mở rộng thêm cửa hàng chuyên kinh doanh bán đồ nội thất xe ôtô, tạo ra hướng kinh doanh mới có chiều hướng phát triển tốt.

 Đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng

- Đánh giá năng lực sản xuất.

Công ty Tám Oanh ngày càng khẳng định là DN có năng lực sản xuất kinh doanh tốt, mọi lĩnh vực hoạt động của Công ty đã đi vào ổn định và ngày càng phát huy hiệu quả

- Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào.

Hàng hoá đầu vào của doanh nghiệp được lấy trực tiếp từ các công ty và bán buôn bán lẻ đến người tiêu dùng. Công ty có quan hệ giao dịch thường xuyên với trên 30 các nhà cung cấp khác nhau nên hàng hóa đầu vào phong phú, không SV: Vũ Thu Hương – CQ48/15.03 42

vào là ổn định

- Đánh giá phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối.

Phương thức tiêu thụ chủ yếu là trực tiếp, hiện Công ty chưa thiết lập được mạng lưới phân phối rộng đến các huyện . Do đó có phần hạn chế về doanh thu, tuy nhiên lại đảm bảo được vấn đề quản lý và hàng tồn kho.

- Đánh giá, phân tích về sản lượng và doanh thu.

Sản lượng và doanh thu của Công ty TNHH TM&DV Tám Oanh qua các năm, cụ thể như sau:

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Doanh thu (triệu đồng) 7.161 10.168 14.392 25.464

Mặc dù các DN đều gặp không ít khó khăn trong hoạt động do tác động của nền kinh tế, tuy nhiên doanh thu kinh doanh của Công ty đã tăng đều qua các năm và năm sau cao hơn năm trước, nguồn doanh thu của Công ty chủ yếu từ kinh doanh điện tử, điện lạnh, rửa xe, bán nội thất xe ôtô và cho thuê xe du lịch là các lĩnh vực Công ty đã có nhiều năm hoạt động. Điều này chứng tỏ các các lĩnh vực hoạt động của DN đã tạo được nền khách hàng tốt, ổn định và phát triển, yếu tố chất lượng sản phẩm, dịch vụ và uy tín trong kinh doanh chính là nền tảng giúp DN tăng doanh thu qua các năm.

Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, Công ty Tám Oanh không mở rộng lĩnh vực kinh doanh mà chỉ tập trung phát triển các lĩnh vực mà Cty đã có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động và mở rộng đối tượng khách hàng, theo đánh giá của phòng QHKHDN đây là định hướng kinh doanh phù hợp và kết quả kinh doanh đã chứng tỏ sự lựa chọn tốt của Công ty.

Trên cơ sở các phân tích đánh giá, đưa ra các nhận xét ngắn gọn triển vọng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hòa Bình (Trang 34 - 44)