b) Phân tích tình hình tài chính của khách hàng Tình hình tài chính :
2.3 Đánh giá hoạt động thẩm định khách hàng tại chi nhánh BIDV Hòa Bình
Bình
2.3.1 Những kết quả đạt được
Theo số liệu thu thập được từ Phòng khách hàng doanh nghiệp Chi nhánh BIDV Hòa Bình, toàn chi nhánh đang có quan hệ tín dụng với 68 khách hàng doanh nghiệp, số khách hàng doanh nghiệp có sự tăng trưởng qua các năm.
Về cơ bản thì hoạt động thẩm định khách hàng đã và đang được thực hiện tốt góp phần cho công tác tín dụng nói chung có xu hướng tăng trưởng: Dư nợ tín dụng và doanh số cho vay đều tăng cho thấy ngân hàng đã tìm kiếm thêm được các khách hàng doanh nghiệp mới trên địa bàn toàn tỉnh, mở rộng quy mô cho vay từ đó góp phần tăng quy mô của tổng dư nợ tín dụng.
tạo tiền đề cho hoạt động quản lý và thu hồi nợ được thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn, bằng chứng là doanh số thu hồi nợ của chi nhánh có sự tăng trưởng trong các năm gần đây.
Để đạt được các kết quả đáng khích lên nêu trên trong thời gian qua, chi nhánh BIDV Hòa Bình đã:
+ Chú trọng hoàn thiện và thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ tín dụng, đặc biệt là các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính khách hàng vay vốn .Từ đó nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.
+ Thực hiện mô hình quản lý tập trung, đề cao vai trò của các uỷ ban cao cấp,hoàn thiện một số chức năng, nhiệm vụ, bổ xung nhân sự cho các phòng ban. Luôn chăm lo bồi dưỡng cán bộ cả về trình độ lẫn đạo đức. Ngân hàng đã cử nhiều cán bộđi học nâng cao trình độ nghiệp vụ tài chính kế toán, tài trợ dự án… tại các trường đại học, mở nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức, tổ chức đào tạo theo chương trình dự án quốc tế v. v…
+ Nâng cao cơ sơ vật chất phục vụ cho hoạt động thẩm định. tập trung được các nguồn thông tin từ rất nhiều phương tiện: Đặt báo hàng tuần với tạp trí thông tin thương mại, vốn và chuyên đề, kinh tế sài gòn,….Nâng cao chất lượng nguồn thông tin nhằm cung cấp những thông tin cập nhật cho cán bộ Ngân hàng. + Áp dụng các phần mềm máy tính, giúp cho việc tính toán các chỉ tiêu tài chính được chính xác, nhanh chóng kịp thời hơn.
2.3.2 Một số tồn tại chủ yếu và nguyên nhân
Bên cạnh các thành tích đạt được nêu trên thì công tác thẩm định khách hàng doanh nghiệp còn một số tồn tại như sau: Trong một số trường hợp thì kết quả thẩm định khách hàng là không hoàn toàn chính xác, kết quả thẩm định ban đầu không đảm bảo phòng ngừa được rủi ro trong tương lai. Cụ thể là có một số SV: Vũ Thu Hương – CQ48/15.03 54
giá là tốt song sau đó không trả được nợ đúng hạn, tạo nợ xấu cho ngân hàng. Hoạt động thẩm định khách hàng doanh nghiệp còn một số tồn tại nêu trên là do các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Hoạt động thẩm định khách hàng doanh nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố khách quan. Nguyên nhân là do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều từ môi trường bên ngoài. Các yếu tố này có đến từ môi trường chính trị xã hội, môi trường đầu tư kinh doanh, … là những môi trường luôn thay đổi, nhiều biến đổi nằm ngoài khả năng dự đoán của doanh nghiệp cũng như các cán bộ tín dụng. Khi sự thay đổi xảy ra có thể tác động theo nhiều cách tích cực hoặc tiêu cực đến doanh nghiệp làm sai lệch kết quả thẩm định của ngân hàng.
- Về nguồn thông tin sử dụng để thẩm định khách hàng:
Đối với thông tin là báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp, trong nhiều trường hợp việc lập báo cáo tài chính chịu tác động của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Vì vậy, các báo cáo này không phản ánh chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp, dẫn tới đánh giá sai lệch trong quá trình thẩm định khách hàng.
Bên cạnh đó ngân hàng sử dụng thông tin từ trung tâm CIC, nguồn thông tin này đảm bảo độ chính xác cao, tuy nhiên CIC chỉ cung cấp thông tin tín dụng của khách hàng trong vòng 5 năm gần nhất. Nghĩa là ngân hàng chỉ có thể tra cứu các khoản nợ xấu, nợ quá hạn của doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng phát sinh trong vòng 5 năm trở lại đây. Trong khi đó, rất có thể trước 5 năm đó doanh nghiệp có nợ xấu mà ngân hàng không biết thông qua tra cứu CIC.
- Về nội dung thẩm định tài chính doanh nghiệp còn tồn tại các vấn đề như sau:
thường tập trung phân tích 5 nhóm hệ số tài chính là hệ số khả năng thanh toán, hệ số cơ cấu tài chính, hệ số hiệu quả hoạt động, hệ số khả năng sinh lời và hệ số tăng trưởng. Các nhóm hệ số tài chính này được tạo ra từ các chỉ tiêu của Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Các chỉ tiêu này phản ánh tương đối đầy đủ về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc khách hàng có trả được nợ không phần nhiều phụ thuộc vào luồng tiền của doanh nghiệp, trong khi đó việc phân tích Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp lại bị bỏ qua hoặc thực hiện sơ sài. Điều này dẫn tới rủi ro cho ngân hàng khi doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán.
+ Khi phân tích về tài chính doanh nghiệp thì phương pháp được các cán bộ tín dụng sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh. Đây là một phương pháp phân tích cổ điển và được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên trên thực việc so sánh này là không dễ dàng. Lý do thứ nhất, ở Việt Nam hiện nay chưa có một hệ thống các chỉ số trung bình ngành cụ thể cho từng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp. Vì vậy, việc so sánh các chỉ số tài chính của doanh nghiệp với chỉ số trung bình ngành vẫn chỉ là việc làm trên lý thuyết.
Lý do thứ hai, nếu đem chỉ số tài chính của một doanh nghiệp so sánh với các doanh nghiệp khác, thì việc tìm ra một nhóm doanh nghiệp có cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh và có quy mô tương đương để làm đối tượng so sánh là việc làm không hề đơn giản. Từ những lý do trên có thể thấy, phương pháp so sánh tưởng chừng như đơn giản nhưng còn nhiều bất cập trong việc thực hiện. Nếu không giải quyết được các vấn đề này thì việc áp dụng phương pháp so sánh trong thẩm định khách hàng sẽ dẫn tới các kết quả sai lệch.
- Tại Phòng Khách hàng doanh nghiệp, việc các cán bộ tín dụng phụ trách các khách hàng doanh nghiệp chưa có sự phân công theo nhóm ngành và lĩnh vực kinh doanh. Trong bối cảnh mà nền kinh tế của tỉnh đang trên đà phát triển, các nhành nghề được đa dạng hóa hơn nhiều, bên cạnh đó công việc thẩm định SV: Vũ Thu Hương – CQ48/15.03 56
hoạt động của khách hàng doanh nghiệp. Khi đó, việc không có sự phân công phụ trách khách hàng theo ngành nghề sẽ dẫn tới việc thẩm định không sâu và thiếu kinh nghiệm, làm giảm chất lượng thẩm định khách hàng.
- Khi thẩm định về tính pháp lý của doanh nghiệp cần lưu ý về điều kiện để tổ chức được công nhận là pháp nhân có điều kiện là : có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Đây là một điều kiện quan trọng để công nhận tính hợp pháp của doanh nghiệp, mặt khác điều kiện này chứng tỏ được năng lực tài chính của doanh nghiệp và tránh xảy ra tranh chấp trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, trong nội dung thẩm định khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng chưa có nội dung này.
- Hoạt động thẩm định khách hàng tại phòng khách hàng doanh nghiệp được thực hiện kỹ lưỡng ở khâu trước cho vay, tuy nhiên ở giai đoạn trong và sau khi cho vay thì hoạt động thẩm định chưa thực sự được trú trọng. Điều này dẫn đến việc ngân hàng không thể nắm bắt nhanh được sự thay đổi của doanh nghiệp,và bị động khi tình hình doanh nghiệp diễn biến xấu đi,. Bằng chứng là có một số doanh nghiệp ban đầu được đánh giá tốt nhưng trong quá trình vay, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố mà tình hình hoạt động kém đi, tuy nhiên ngân hàng không phát hiện kịp thời vẫn phát vay dẫn tới tạo thêm nợ xấu cho ngân hàng.
hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Hòa Bình