B Các chỉ tiêu khác
3.3.3. Đối với NHNN.
Thứ nhất, NHNN phải căn cứ vào quy định định hướng phát triển kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ để định hướng cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Bằng việc ban hành các văn bản, quy định về hoạt động tín dụng đối với các tổ chức tín dụng, NHNN sẽ quản lý hoạt động tín dụng theo từng giai đoạn phát triển nền kinh tế của đất nước. Từ đó, các ngân hàng có cơ sở để tự sắp xếp, điều chỉnh hoạt động tín dụng của mình, trong đó có công tác thẩm định doanh nghiệp, để phù hợp với định hướng tín dụng của NHNN.
Thứ hai, NHNN cần xây dựng những nội dung, chỉ tiêu mang tính chuẩn mực trong hoạt động thẩm định để đảm bảo tính thống nhất, nâng cao hiệu quả công tác thẩm định doanh nghiệp. Những nội dung này cũng phải đảm bảo tính linh hoạt và thường xuyên cập nhật, hoàn thiện để đảm bảo tính phù hợp.
Thứ ba, NHNN cần hỗ trợ các Ngân hàng trong công tác thẩm định tín dụng: Công nghệ, thông tin, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ thẩm định. NHNN nên thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho các cán bộ tín dụng chủ chốt của các Ngân hàng do các chuyên gia của NHNN, IMF giảng dậy qua đó nâng cao được trình độ của CBTĐ.
Thứ tư, NHNN phải có biện pháp tăng cường vai trò của các thông tin tín dụng ngân hàng. Hiện nay, NHNN có trung tâm thông tin tín dụng (CIC) cung cấp thông tin về doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về
thống truyền dữ liệu thông tin, giúp các Ngân hàng truy cập thông tin nhanh chóng, tiện lợi.
Nguồn thông tin cung cấp cần được đa dạng hơn cả về diện và lượng. Cụ thể: cần cung cấp thêm thông tin về các khoản nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh tại thời điểm trước 5 năm trở lại đây mà hiện nay chưa được xử lý. Như vậy mới cung cấp cho cán bộ tín dụng cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp.
CIC cần nhanh chóng củng cố đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ mới, hiện đại hóa và tự động các công đoạn xử lý nghiệp vụ để tạo ra nhiều sản phẩm thông tin, đẩy mạnh việc thu thập xử lý và cung cấp thông tin nhằm hỗ trợ có hiệu quả đối với hoạt động của các Tổ chức tín dụng, và phục vụ cho hoạt động giám sát của NHNN. CIC cũng cần phối hợp với các cơ quan liên quan của chính phủ như: Bộ kế hoạch và đầu tư, Tổng cục Thống kê, các Bộ, ngành liên quan, thanh tra NHNN và chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương…để thu thập những thông tin đa dạng và phong phú hơn nữa về mọi ngành, mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Đồng thời, đi sâu phân tích đánh giá xếp loại tín dụng doanh nghiệp, kịp thời dự báo, cảnh báo nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.