Diễn giải các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của bệnh nhân tham gia bảo hiểm y tế đối với dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh trà vinh (Trang 38)

2.4.3.1Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối động thái:

- Số tuyệt đối: là chỉ tiêu biểu hiện qui mô, khối lượng của hiện tượng hoặc quá trình kinh tế - xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể. Số tuyệt đối trong thống kê phản ánh qui mô của tổng thể hay của từng bộ phận trong tổng thể (số doanh nghiệp, số nhân khẩu,...) hoặc tổng các trị số theo một tiêu thức nào đó (tiền lương của công nhân, giá trị sản xuất công nghiệp,...).

- Có hai loại số tuyệt đối:

+ Số tuyệt đối thời kỳ: phản ánh qui mô, khối lượng của hiện tượng trong một thời kỳ nhất định. Ví dụ: giá trị sản xuất công nghiệp trong 1 tháng, quí, hoặc năm; Sản lượng lương thực năm 2010, 2011, 2012,...

+ Số tuyệt đối thời điểm: phản ánh qui mô, khối lượng của hiện tượng trong một thời điểm nhất định như: giá trị tài sản cố định có đến ngày 31/12/2010; số lao động làm việc tại doanh nghiệp vào thời điểm 1/6/2012,...

Công thức tính số tuyệt đối:

Mức biến động của chỉ tiêu = Trị số kỳ phân tích – Trị số kỳ gốc

- So sánh bằng số tương đối:

Số tương đối là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai chỉ tiêu thống kê cùng loại nhưng khác nhau về thời gian hoặc không gian hoặc giữa hai chỉ tiêu khác loại nhưng có quan hệ với nhau. Trong hai chỉ tiêu để so sánh của số tương đối, sẽ có một số được chọn làm chuẩn (gốc) để so sánh.

Số tương đối có thể được biểu hiện bằng số lần, số phần trăm hoặc phần nghìn, hay bằng các đơn vị kép... Trong công tác thống kê, số tương đối được sử dụng rộng

28

rãi để phản ánh những đặc điểm về kết cấu, quan hệ tỷ lệ, tốc độ phát triển, mức độ hoàn thành kế hoạch, mức độ phổ biến của hiện tượng kinh tế - xã hội được nghiên cứu trong điều kiện thời gian và không gian nhất định

Căn cứ vào nội dung mà số tương đối phản ánh, có thể phân biệt: số tương đối động thái, số tương đối kế hoạch, số tương đối kết cấu, số tương đối cường độ và số tương đối không gian.

* Số tương đối động thái:

Là chỉ tiêu phản ánh biến động theo thời gian về mức độ của chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Số tương đối này được tính bằng cách so sánh hai mức độ của chỉ tiêu được nghiên cứu ở hai thời gian khác nhau. Mức độ của thời kỳ được tiến hành nghiên cứu thường gọi là mức độ của kỳ báo cáo, còn mức độ của một thời kỳ nào đó được dùng làm cơ sở so sánh thường gọi là mức độ kỳ gốc.

Trong hai mức độ đó, mức độ tử số (y1) là mức độ tử số cần nghiên cứu (hay còn gọi là mức độ kỳ báo cáo), mức độ ở mẫu số (y0) là mức độ kỳ gốc (hay mức độ dùng làm cơ sở so sánh)

Mức độ thay đổi của chỉ tiêu =

x 100%

+ Nếu y0 cố định qua các kỳ nghiên cứu ta có kỳ gốc cố định: dùng để so sánh một chỉ tiêu nào đó ở hai thời kỳ tương đối xa nhau. Thông thường người ta chọn năm gốc là năm đầu tiên của dãy số.

+ Nếu y0 thay đổi theo kỳ nghiên cứu ta có kỳ gốc liên hoàn: dùng để nói lên sự biến động của hiện tượng liên tiếp nhau qua các kỳ nghiên cứu.

2.4.3.2 Thống kê mô tả

Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin thu thập.

Các công cụ cơ bản để tóm tắt và trình bày dữ liệu trong thống kê mô tả thường là: bảng tần số, các đại lượng thống kê mô tả, bảng kết hợp nhiều biến.

a) Bảng tần số

Dùng để đếm tần số với tập dữ liệu đang có thì số đối tượng có các biểu hiện nào đó ở một thuộc tính cụ thể là bao nhiêu, nhiều hay ít… có thể thực hiện cho bảng tần số với tất cả các biến kiểu định tính lẫn định lượng.

29

Ý nghĩa: là tính tần số của từng biểu hiện, được tính bằng cách đếm và cộng dồn; tần số tính theo tỷ lệ % bằng cách lấy tần số của từng biểu hiện chia cho tổng số mẫu quan sát; tính phần trăm hợp lệ là tính trên số quan sát có thông tin trả lời; tính phần trăm tích lũy do cộng dồn các phần trăm từ trên xuống, nó cho biết có bao nhiêu phần trăm đối tượng ta đang khảo sát ở mức độ nào đó trở xuống hay trở lên.

b) Các đại lượng thống kê mô tả

Các đại lượng thống kê mô tả chỉ được tính đối với các biến định lượng. Nếu tính các đại lượng này đối với các biến định tính thì kết quả sẽ không có ý nghĩa.

Các đại lượng thống kê mô tả thường được dùng là:

Mean (trung bình cộng): Trong tổng số mẫu quan sát người ta tính trung bình xem được bao nhiêu trong mẫu chúng ta quan sát.

Std. Deviation (độ lệch chuẩn): Cho biết mức độ phân tán của các giá trị quanh giá trị trung bình.

Minimum (giá trị nhỏ nhất): Gặp được trong các giá trị của biến ít khi khảo sát được.

Maximum (giá trị lớn nhất): Gặp được trong các giá trị lớn nhất của biến trong các mẫu quan sát được.

2.4.3.3 Phân tích nhân tố (EFA)

Bước đầu cho sử dụng phân tích nhân tố là kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua kiểm định Cronbach’s alpha. Hệ số Cronbach’s alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và sự tương quan giữa các biến quan sát. Phương pháp này cho phép nhà nghiên cứu loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu vì nếu không chúng ta không thể biết chính xác độ biến thiên cũng như độ lỗi của các biến. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo là tốt; từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được; cũng có nhà nghiên cứu đề nghị Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được; nếu trong những nghiên cứu đặc biệt thì Cronbach alpha có thể chấp nhận ở mức thấp (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Và giá trị của biến tương quan với biến tổng phải lớn hơn hoặc bằng 0.3 thì mới chấp nhận biến. Sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo tiếp theo ta sẽ tiến hành phân tích nhân tố.

Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. phân tích nhân tố không có sự phân biệt biến phụ

30

thuộc và biến độc lập hay biến dự đoán mà nó nghiên cứu mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau.

Mô hình phân tích nhân tố:

Xi = Af1F1 + Af2F2 + Af3F3 +….+ AfmFm + ViUi Trong đó:

Xi: biến thứ i chuẩn hóa

Afj: hệ số hồi quy bội chuẩn hóa của nhân tố j đối với biến i F: các nhân tố chung

Vi: hệ số hồi quy chuẩn hóa của nhân tố đặc trưng i đối với biến i Ui: nhân tố đặc trưng của biến i

m: số nhân tố chung Các tham số thống kê:

Bartlett’s test sphericity: đại lượng Bartlett là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể.

Correlation matrix: cho biết hệ số tương quan giữa tất cả các cặp biến trong phân tích.

Factor loadding (hệ số tải nhân tố): là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố.

Factor matrix (ma trận nhân tố): chứa các hệ số tải nhân tố của tất cả các biến đối với các nhân tố được rút ra.

Factor scores: là các điểm số nhân tố tổng hợp được ước lượng cho từng quan sát trên các nhân tố được rút ra (còn được gọi là nhân số).

Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) measure of sampling adequacy: là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO giữa 0,5 và 1 là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu nhỏ hơn 0,5 thì không phù hợp.

Cumulative (phương sai trích): cho biết mức độ giải thích đúng của mô hình.

Eigenvalue: Đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố.

2.4.3.4 Hồi quy tuyến tính đa biến

Hồi quy là công cụ chủ yếu của kinh tế lượng, thuật ngữ hồi quy được Francis Galton sử dụng vào năm 1886 bằng cụm từ “Regression to mediocrity”- nghĩa là “quy

31

về giá trị trung bình”. Bản chất của phân tích hồi quy là nghiên cứu mối liên hệ phụ thuộc của một biến (gọi là biến phụ thuộc hay biến được giải thích) với một hay nhiều biến khác (gọi là các biến độc lập hay biến giải thích).

Trong nghiên cứu này, mô hình ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của bệnh nhân tham gia BHYT đối với CLDV KCB tại BV Đa khoa Trà Vinh có dạng như sau:

Yi = 0 +1 X1i + 2X2i + ... + pXpi Trong đó:

Yi: là biến phụ thuộc, đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với CLDV KCB BHYT tại BV Đa khoa Trà Vinh. Mức độ hài lòng Y được xác định bằng giá trị trung bình của các yếu tố thuộc nhóm nhân tố đo lường sự hài lòng của bệnh nhân.

Giá trị của các biến độc lập Xpi lần lượt được xác định bằng các giá trị trung bình của các biến định lượng thuộc nhóm nhân tố tương ứng.

0 : là hệ số tự do (hệ số chặn), nó là giá trị trung bình của biến Y khi p =0 Các hệ số p được gọi là hệ số hồi quy riêng phần. Ý nghĩa các hệ số hồi quy riêng phần trong mô hình: i đo lường sự thay đổi giá trị trung bình Y khi Xpi thay đổi 1 đơn vị, khi các biến độc lập còn lại không đổi. Ngoài ra, đôi khi dùng hệ số Beta để so sánh khi các biến độc lập không cùng đơn vị đo lường.

Độ phù hợp của mô hình:

- Đánh giá độ phù hợp của mô hình: Hệ số xác định R2 và R2 hiệu chỉnh (Adjusted R square) được dùng để đánh giá độ phù hợp của mô hình. Vì R2

sẽ tăng khi đưa thêm biến độc lập vào mô hình nên dùng R2 hiệu chỉnh sẽ an toàn hơn khi đánh giá độ phù hợp của mô hình, R2 hiệu chỉnh càng lớn càng thể hiện độ phù hợp của mô hình càng cao.

- Kiểm định độ phù hợp của mô hình: để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến ta dùng giá trị F ở bảng phân tích ANOVA. Giả thuyết H0: 1 = 2 =…p = 0. Nếu Sig F <  ( là mức ý nghĩa) thì bác bỏ giả thuyết H0, khi đó mô hình phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho toàn tổng thể. Nếu Sig F   thì chấp nhận giả thuyết H0, khi đó mô hình không phù hợp với tập dữ liệu và không thể suy rộng ra cho toàn tổng thể (trong đó, mức ý nghĩa  được tác giả chọn ở mức 10%).

32

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG KHÁM, CHỮA BỆNH BHYT

TẠI BV ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH

3.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG KCB BHYT TRÊN TOÀN TỈNH BHYT TRÊN TOÀN TỈNH

3.1.1 Tổng quan về các cơ sở KCB BHYT trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Tỉnh Trà Vinh có trên 1 triệu dân.Về địa giới hành chính, có 07 huyện và 01 thành phố trực thuộc. Toàn tỉnh có 138 cơ sở khám chữa bệnh với tổng số 1.900 giường bệnh, đạt tỷ lệ 18,5 giường bệnh/10.000 dân. Trong số này có 85 cơ sở KCB ký hợp đồng KCB cho người tham gia BHYT, bao gồm 05 cơ sở KCB tuyến tỉnh và tương đương là: BV Đa khoa tỉnh Trà Vinh, BV Sản nhi, BV Lao và Phổi, BV Y Dược Cổ truyền và Bệnh viện Quân Dân y; 07 cơ sở KCB tuyến huyện và tương đương; 15 Phòng khám đa khoa khu vực và 58 trạm y tế xã, thị trấn; đảm bảo cho người tham gia BHYT được đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu gần nơi cư trú, nơi công tác và được chuyển tuyến theo nhu cầu chuyên môn.

Hiện nay, ngành Y tế tỉnh tiếp tục tăng cường và củng cố công tác KCB nói chung, trong đó có KCB BHYT, để ngày càng đáp ứng nhu cầu khám và điều trị bệnh của nhân dân. Cụ thể như: nâng cấp, mở rộng cơ sở KCB, tăng thêm giường bệnh, đầu tư trang thiết bị, triển khai áp dụng nhiều dịch vụ kỹ thuật y tế mới được hỗ trợ từ tuyến trên, củng cố, sử dụng có hiệu quả các thiết bị cận lâm sàng, thực hiện đấu thầu thuốc theo phương pháp tập trung, tăng cường giám sát việc quản lý, sử dụng thuốc, cấp phát, bảo quản theo quy chế; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, luân phiên cán bộ chuyên môn tuyến tỉnh hỗ trợ cho tuyến huyện; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tiếp đón bệnh nhân, giảm đáng kể sự phiền hà trong thủ tục KCB…

Hiện nay, phần lớn người dân có nhu cầu được chăm sóc sức khỏe. Vì thế, hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đều có tình trạng quá tải, nhất là các BV tuyến huyện và tuyến tỉnh.

3.1.2 Thực trạng về tình hình KCB BHYT trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Tại thời điểm năm 2011, có 583.211 người tham gia BHYT, chiếm 57,71% dân số toàn tỉnh. Trong số này, có đến 87,3% là đối tượng thuộc diện được ngân sách Nhà nước hỗ trợ tham gia (người nghèo, người dân tộc, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách…), chỉ có gần 13% là tự nguyện tham gia (đa số là người có bệnh mới tham gia BHYT).

Nghị Quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020” được ban hành, Quyết định 538 của Chính phủ… đã tác động tích cực đến vai trò lãnh đạo của

33

các cấp ủy Đảng và Chính quyền địa phương. Trên cơ sở này, Tỉnh Ủy Trà Vinh đã ban hành Chương trình hành động số 25, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1956/QĐ-UBND ngày 18/10/2013 về Kế hoạch thực hiện Đề án tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020 trên địa bàn tỉnh.

Bảng 3.1 Số người tham gia BHYT và tỷ lệ bao phủ BHYT tỉnh Trà Vinh

Năm Dân số

toàn tỉnh (Người)

Số người tham gia BHYT Tỷ lệ người có

thẻ BHYT so với dân số của

toàn tỉnh (%) Tổng số

(Người) Đối tượng bắt buộc (Người) Đối tượng tự nguyện (người) (1) (2) (3) (4=3-5) (5=3-4) (6=3/2 x 100) 2011 1.010.596 583.211 509.470 73.741 57,71 2012 1.015.507 738.476 662.242 76.234 72,72 2013 6/2014 1.020.757 1.027.799 807.607 816.242 718.895 723.393 88.712 92.849 79,12 79,41

Nguồn: Số liệu thống kê của cơ quan BHXH tỉnh Trà Vinh

Năm 2011 tỷ lệ bao phủ BHYT toàn tỉnh chỉ đạt 57,71%, tuy nhiên sau khi có Quyết định triển khai thực hiện đề án Bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 của Chính phủ thì tỷ lệ bao phủ BHYT của toàn tỉnh tăng đáng kể qua các năm đều đạt trên 70%, đặc biệt chỉ trong 6 tháng đầu năm 2014, số người tham gia BHYT so với dân số toàn tỉnh đã đạt gần 80%. Điều này cho thấy việc thực hiện chính sách BHYT của tỉnh khá tốt và đạt hiệu quả cao.

Việc tăng nhanh độ bao phủ BHYT đặt ra yêu cầu phải nâng cao chất lượng KCB, theo đó, công tác giám định BHYT ngày càng được tăng cường và thực hiện theo đúng quy trình. Tổ chức triển khai thực hiện thanh toán chi phí KCB BHYT theo phương thức khoán định suất tại 57/85 cơ sở góp phần giúp các cơ sở KCB chủ động trong điều hành kinh phí, nâng cao trách nhiệm các cơ quan có liên quan trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí BHYT.

Song song với mức độ bao phủ BHYT, số thu, chi BHYT qua các năm của tỉnh cũng tăng theo. Hằng năm, quỹ BHYT của tỉnh đều được cân đối hợp lý, không xảy ra trường hợp bội chi. Cụ thể số thu chi BHYT được trình bày qua Bảng 3.2.

Bảng 3.2 Số thu, chi BHYT qua các năm của tỉnh

ĐVT: đồng

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của bệnh nhân tham gia bảo hiểm y tế đối với dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh trà vinh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)