Xét một cách tổng thể thì con người vẫn là nhân tố quan trọng và có tính chất quyết định đối với mọi hoạt động trong nền kinh tế nói chung cũng như
trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng. Cán bộ tín dụng có ảnh hưởng rất lớn, có tính chất quyết định đến sự an toàn của việc vay, từ việc chấp hành cơ
64
bộ tín dụng có trình độ cao thì sẽ thẩm định đánh giá hố sơ khách hàng một cách chính xác, phát hiện các khách hàng lừa đảo.
Chi nhánh cần có chiến lược cụ thể từ khâu tuyển dụng để có thể tuyển chọn được những nhân viên có trình độ chuyên môn phục vụ cho công việc hiệu quả. Việc tuyển dụng nhân viên thực hiện nghiệp vụ cho vay tiêu dùng khác với các bộ phận khác, yêu cầu về trình độ đối với cán bộ khách hàng cá nhân không thiên về trình độ chuyên môn mà đặc trưng hoạt động này là hiểu biết về xã hội và đòi hỏi độ nhạy bén cao trong giao tiếp cũng như tài năng thuyết phục khách hàng cá nhân mua hàng. Chẳng hạn như cán bộ tín dụng có thể đánh giá năng lực tài chính cá nhân dựa trên các số liệu về lương, thưởng, số liệu đóng thuế, chi tiêu các nhân như: điện, nước, điện thoại... Các tiêu chí về tuổi tác, trình độ văn hóa, tính cách cá nhân... nói chung là kiến thức xã hội. Ngoài ra cán bộ tín dụng phải có kỹ năng tiếp thị và giao tiếp tốt, hiểu cơ bản về các sản phẩm ngân hàng cho các đối tượng thuộc phạm vi mình quản lý.
Công tác đào tạo: Sau khi tuyển dụng thì chính sách đào tạo cũng không thể thiếu. Sinh viên mới ra trường, trẻ, năng động, nhiệt huyết, được trang bị đầy đủ về kiến thức tài chính ngân hàng. Tuy nhiên nhân viên trẻ nên kinh nghiệm công tác còn hạn chế, cách nhìn nhận vấn đề, nhất là các vấn đề về
quản trị rủi ro còn thiếu chiều sâu. Cách thức tiếp nhận, xử lý công việc vẫn còn nhiều thụđộng, phụ thuộc nhiều vào cách làm việc, ý kiến chỉđạo từ trên xuống. Do đó đối với toàn bộ nhân viên mới tuyển dụng phải tham dự khóa
đào tạo cơ bản: khái quát quy trình, quy chế trong quá trình tác nghiệp bao gồm cả dịch vụ tín dụng và phi tín dụng, giới thiệu tổng quát về lịch sử hình thành, phát triển của Ngân hàng, về mạng lưới, văn hóa tổ chức của Vietinbank, tạo cho đội ngũ nhân viên mới nhận thức rõ ràng về tổ chức mình
đang làm việc và phục vụ. Ngoài ra chính sách đào tạo lại cho cán bộ công nhân viên cần được thực hiện một cách thường xuyên bất kể vị trí và chức vụ
như thế nào, khuyến khích người lao động tựđào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và có cơ chế hỗ trợ hợp lý. Chi nhánh cần có kế hoạch đào tạo cán bộ tín dụng thông qua việc tô chức các lớp nghiệp vụ, cử người đi tập huấn, đi học ở
nước ngoài để nắm bắt kịp thời xu hướng phát triển và trình độ khoa học công nghệ trên thế giới.
Bên cạnh việc nâng cao năng lực chuyên môn, cần chú trọng việc trao dồi đạo đức nghề nghiệp cho mỗi cán bộ công nhân viên, công tác tuyên truyền bồi dưỡng và xây dựng phong cách, thái độ phục vụ một cách chuyên nghiệp cũng là yêu cầu không thể thiếu. Sự chuyên nghiệp của một nhân viên ngân hàng là phải giải quyết nhanh,chính xác đảm bảo an toàn, hiệu quả; trong giao tiếp với khách hàng phải có đủ trình độ chuyên môn, sự tự tin và thái độ
65
nhiệm trong công việc của từng cán bộ, triệt tiêu tư tưởng thờơ, làm việc thiếu trách nhiệm, thiếu nhiệt tình của từng cán bộ. Tuyên truyền tác phong làm việc có kế hoạch, có tổ chức mà trước tiên Ban lãnh đạo phải làm gương cho nhân viên của mình.
Chế độ lương thưởng và thăng tiến: Cần có một cơ chế chi trả lương công bằng cho cán bộ công nhân viên, mức trả lương phải đủ cao để thu hút
được chất xám đồng thời cũng hạn chế được tình trạng chảy máu chất xám, nhất là đối với tấng lớp trẻ. Nhiệm vụ trước mắt là sắp xếp lao động và bố trí nhân sự đúng người, đúng việc, đứng với năng lực và phát huy tối đa sở
trường của từng cá nhân. Công khai cơ chế thăng tiến cho toàn bộ cán bộ công nhân viên, để nhân viên có mục tiêu và ý chí phấn đấu vươn lên. Định kỳ cần có sự kiểm tra, sát hạch các vị trí để có sựđiều chỉnh phù hợp.
66
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN
Cuộc sống của con người không ngừng được nâng cao làm cho nhu cầu của con người về hàng hóa tiêu dùng dùng không dừng lại ở những mặt hàng giản đơn. Ngày nay nhu cầu của con người về những hàng hoá xa xỉ như ô tô, nhà cửa, du lịch tăng cao. Có thể nói, chỉ có nguồn tài trợ từ Ngân hàng cho người tiêu dùng mới đáp ứng được những yêu cầu trên của người tiêu dùng. Hoạt động này nhằm kích thích tiêu dùng trong nước và nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân nói chung và người dân Cần Thơ nói riêng. Mặt khác, mở rộng cho vay tiêu dùng cũng là một biện pháp hữu hiệu
để phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng khác. Trong những năm qua, hoạt
động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ đã
đạt được những kết quả nhất định, và đây chính là sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng. Mặc dù nhận được sự quan tâm từ phía ban lãnh đạo Ngân hàng, nhưng kết quả của hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn còn thấp so với mức độđầu tư của Ngân hàng. Do đó Ngân hàng cần có những biện pháp, chính sách tín dụng linh hoạt nhằm khai thác triệt để tiềm năng mà hoạt động cho vay tiêu dùng này mang lại. Việc phát triển cho vay tiêu dùng nằm trong chiến lược phát triển tổng thể mảng kinh doanh ngân hàng bán lẻ đang là xu thế tất yếu của các NHTM hiện nay. Đây là một hướng đi mới, một lĩnh vực kinh doanh đầy triển vọng cho các NHTM.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với Ngân hàng Nhà Nước
Hoàn thiện văn bản về cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng
để tạo điều kiện cho các NHTM có được một môi trường pháp lý hoàn thiện
để thực hiện kinh doanh có hiệu quả hơn. Nhất là đối với cho vay tiêu dùng, một hình thức cho vay tiêu dùng, một hình thức chứa đựng nhiều rủi ro hơn các hình thức cho vay thông thường thì càng hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật. Ngoài ra Ngân hàng Nhà nước cũng cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể các quy chế hay hình thức cho vay tiêu dùng để tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng trong quá trình xét duyệt, thẩm định các món vay tiêu dùng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước còn có thể nâng cao trình độ cán bộ Ngân hàng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng bằng các chương trình đào tạo cụ thể, những buổi hội thảo, trau đổi kinh nghiệm về lĩnh vực này giữa các Ngân hàng với nhau hay cửđi học tập ở các nước có hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển.
Ngân hàng Nhà nước cần chú trọng phát triển hơn nữa hệ thống thông tin liên ngân hàng, tạo điều kiện cho các NHTM dễ dàng tìm hiểu các quy định
67
mới, các kinh nghiệm hoạt động kinh doanh hay thông tin về khách hàng, giúp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng hiệu quả hơn và giảm thiều rủi ro hơn. Ngân hàng Nhà nước cũng tăng cường công tác thanh tra kiểm soát các NHTM và các tổ chức tín dụng nhằm sớm phát hiện và chấn chỉnh những sai sót, phòng ngừa sự tổn thất, tạo sự cạnh tranh lành mạnh. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước cũng có chế độ thưởng phạt rõ ràng đối với các Ngân hàng thực hiện tốt cũng nhưđối với các Ngân hàng vi phạm luật.
6.2.2. Đối với Chính quyền địa phương
Trong thời gian qua, chính quyền địa phương đã có những quan tâm nhất
định đối với hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. Tuy nhiên để hoạt động cho vay tiêu dùng đạthiệu quả
hơn nữa thì cần có những hành động cụ thể hơn. Chính quyền địa phương nên tiếp tục có những chính sách khuyến khích sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, công ty phát triển, đặc biệt là sản xuất hàng tiêu dùng. Như thời gian qua, việc khách hàng vay vốn Ngân hàng về mua xe máy Trung Quốc, thường là xe có chất lượng không tốt, nhanh hỏng sau một thời gian ngắn, người dân vừa phải trả nợ Ngân hàng mà không có vật dụng phục vụ
cho nhu cầu của mình. Vậy nên, chính quyền địa phương nên khuyến khích và hỗ trợ cho việc sản xuất và kinh doanh hàng tiêu dùng. Việc này vừa giúp phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Ngoài ra chính quyền địa phương cần tạo điều kiện hơn nữa để đẩy nhanh hoạt động phối hợp với các cơ quan, ban ngành trong quá trình xử lý nợ
như: những khó khăn, vướng mắc trong thi hành án, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lí của tài sản, thủ tục phát mãi, công chứng, phong tỏa tài sản đảm bảo... Đồng thời, chính quyền địa phương cần có văn bản chỉ đạo các cơ quan có trách nhiệm kết hợp xử lí tốt các khoản nợ của cán bộ công nhân viên mình, và cung cấp chính xác những thông tin cần thiết cho cán bộ tín dụng về cán bộ, nhân viên của đơn vị mình.
68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tiếng Việt
1. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại.
Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
2. Trần Ái Kết và cộng sự, 2008. Giáo trình lý thuyết tài chính - tiền tệ.
Cần Thơ: Nhà xuất bản giáo dục.
3. Nguyễn Thanh Nguyệt và Thái Văn Đại, 2006. Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ
Danh mục tài liệu PDF
1. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, 2012. Báo cáo thường niên năm 2012. [pdf] <http://investor.vietinbank.vn/FinancialReports.aspx>.
Các thông tin khác đăng tải trên Internet
1. Ngọc Trâm, 2013. VietinBank ưu đãi lớn cho vay du học
<http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/khuyen-mai-trung-
thuong/13/vietinbank-uu-dai-lon-cho-vay-du-hoc.html>. [Ngày truy cập: 10
tháng 10 năm 2013]
2. Phòng KHCN-KHL, 2013. VietinBank cho vay hỗ trợ nhà ở lãi suất 6%.<http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/khuyen-mai-trung- thuong/13/vietinbank-cho-vay-ho-tro-nha-o-lai-suat-6-phan-tram.html>.[Ngày truy cập: 10 tháng 10 năm 2013]
Văn bản do Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ ban hành
1. Ngân hàng Nhà nước, 2009. Thông tư 15/2009/TT-NHNN.
2. Ngân hàng Nhà nước, 2011. Thông tư số 02/2011/TT-NHNN.
3. Ngân hàng Nhà nước, 2011. Thông tư số 04/2011/TT-NHNN.
4. Ngân hàng Nhà nước, 2011. Thông tư 30/2011/TT-NHNN.
5. Chính phủ, 2013. Nghị quyết số 02/NQ – CP.