THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ
Để thấy rõ khả năng cho vay của một chi nhánh ngân hàng ta cần xem xét nhiều yếu tốđể có thểđánh giá được ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh hay không thì nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng cần được xem
xét. Trong những năm qua tập thể cán bộ nhân viên cùng các đơn vị trực thuộc Vietinbank chi nhánh Cần Thơ đã không ngừng nỗ lực trong việc phát triển nguồn vốn theo cơ cấu hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như
tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
4.1.1 Tình hình nguồn vốn từ năm 2010 đến năm 2012
Nhìn chung trong thời gian qua, tình hình nguồn vốn của của Vietinbank Cần Thơ biến động không nhiều. Cụ thể năm 2011 tổng nguồn vốn trong Ngân hàng tăng 5.87% tương đương 145.156 triệu đồng so với năm 2010, đến năm 2012 thì lượng vốn lại giảm 2,12% tương đương 55.577 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân của tình trạng này là do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, biến động nên việc huy động vốn cũng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh
đó, vốn điều chuyển của Ngân hàng giảm mạnh cũng làm cho tổng nguồn vốn của Ngân hàng có sự sụt giảm. Cơ cấu nguồn vốn cũng có sự chuyển biến tích cực, tỷ trọng vốn huy động ngày càng tăng cao năm 2010 tỷ trọng vốn huy
động chiếm 80% đến năm 2011 con số này tăng lên 84,75% và đến năm 2012 là 89,29% tăng 24,08. Bên cạnh đó, lượng vốn điều chuyển đến chi nhánh đã giảm đáng kể trong cơ cấu nguồn vốn nếu năm 2010 vốn điều chuyển chiếm 18,7% thì đến năm 2012 tỷ trọng này là 10,24%. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy ngân hàng đang từng bước nâng cao lượng vốn huy động, giảm thiểu sự
phụ thuộc vào vốn điều chuyển để từ đó tiết kiệm được chi phí lãi một cách
đáng kể. Đồng thời cũng nâng cao uy tín của ngân hàng đối với khách hàng.
Để hiểu rõ tình hình biến động nguồn vốn ta đi vào phân tích sự biến động của từng thành phần cấu thành nên nguồn vốn của ngân hàng.
26 Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của VietinBank Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2012 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 Tỷ trọng (%) 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 1.979.646 80,00 2.220.097 84,75 2.289.407 89,29 240.451 12,15 69.310 3,12 Vốn điều chuyển 462.658 18,70 377.681 14,42 262.665 10,24 (84.977) (18,37) (115.016) (30,45) Vốn và các quỹ 32.245 1,30 21.936 0,83 12.065 0,47 (10.318) (31,99) (9.871) (45,00) Tổng nguồn vốn 2.474.558 100,00 2.619.714 100,00 2.564.137 100,00 145.156 5,87 (55.577) (2,12)
27
Vốn huy động tăng đều qua ba năm, cụ thể từ năm 2010 vốn huy động
đạt đuợc là 1.979.646 triệu đồng chiếm tỷ cao trong tổng nguồn vốn lên tới 80%. Năm 2011 vốn huy động đạt 2.220.097 triệu đồng tăng 240.451 triệu
đồng so với năm 2010 với tỷ lệ tăng là 12,15% của năm 2010 và chiếm hơn 84,75% trong tổng nguồn vốn. Tuy tình hình kinh tế khó khăn trong năm 2012 nhưng vốn huy động của ngân hàng vẫn tăng so với năm 2011 và năm 2010,
đạt tới 2.289.407 triệu đồng tăng 69.310 triệu đồng với tỷ lệ tăng 3,12% so với năm 2011 và vốn huy động trong năm 2012 vẫn chiếm tỷ trọng cao với 89,29% trong tổng nguồn vốn vì đây là nguồn vốn với chi phí thấp và sẵn có trong tầng lớp dân cư và các tổ chức kinh tế. Để giải quyết tình trạng tăng lãi suất huy động NHNN ban hành Thông tư 02/2011/TT-NHNN ngày 03/03/2011 quy định về trần lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam là 14% cho các NHTM, sau đó tiếp tục ban hành Thông tư 04/2011/TT- NHNN vào ngày 10/3/2011, bổ sung cụ thể hơn vào Thông tư 30/2011/TT- NHNN ngày 28/09/2011. Chịu sự quản lý và kiểm soát chặt chẽ của Vietinbank Việt Nam nên Chi nhánh luôn tuân thủ những quy định, chính sách và tích cực hỗ trợ các chính sách của Nhà nước, do đó việc này phần nào ảnh hưởng đến việc cạnh tranh lãi suất với các ngân hàng khác ảnh hưởng đến khả
năng huy động vốn của Chi nhánh. Mặc dù gặp những mặt khó khăn này, nhưng do tình hình kinh tế thành phố Cần Thơ có những kết quả khả quan như
mức tăng trưởng kinh tếđạt 14,64%, thu nhập bình quân đầu người của thành phố theo giá hiện hành là 48,9 triệu đồng, tương đương 2.350 USD, tăng 332 USD so với năm 2010, cùng với đó là Chi nhánh thực hiện những chương trình ưu đãi làm cho vốn huy động của Chi nhánh tăng nhẹ trong năm. Bước qua năm 2012, trước tình hình khó khăn của thị trường tài chính trong nước nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng, mặc dù Chi nhánh chủđộng đưa ra các chương trình ưu đãi, triển khai các sản phẩm hấp dẫn thu hút sự quan tâm của khách hàng. Bên cạnh đó việc tiếp tục nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương của Ngân hàng Nhà nước về trần lãi suất huy động nên Chi nhánh gặp khó khăn trong việc cạnh tranh lãi suất với những ngân hàng khác. Những điều trên làm cho nguồn vốn huy động của chi nhánh chỉ tăng 3,12%, chậm hơn tốc
độ tăng của năm 2011. Qua số liệu trên ta thấy ngân hàng đã có nhiều thành công trong công tác huy động vốn kết quả tốc độ tăng vốn huy động điều tăng qua các năm. Nguyên nhân do ngân hàng đã có được chiến lượt kinh doanh
đúng đắn, hiệu quả, cán bộ nhân viên tích cực làm việc tìm kiếm nhiều cơ hội hơn và huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Mặt khác các chương trình huy
động của ngân hàng ngày càng đa đạng và thu hút khách hàng hơn. Trong năm 2011, 2012 huy động vốn không ngừng tăng là do thay đổi hiệu quả trong triển khai hình thức giao dịch một cửa đối với tất cả các hoạt động giao dich bằng
28
VND, đưa ra sản phẩm gửi tiền VND bảo giá trị theo giá USD, phát hành chứng chỉ tiền gửi VND lên đến 14%.
Trong quá trình hoạt động không phải lúc nào các Ngân hàng cũng đảm bảo huy động đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu hoạt động của mình. Chính vì thế mà nguồn vốn điều chuyển là nguồn vốn chủ yếu khi Ngân hàng thiếu vốn. Nguồn vốn này có lãi suất cao hơn so với lãi suất vốn huy động nên làm chi phí hoạt động kinh doanh sẽ tăng lên gây giảm lợi nhuận. Do đó Ngân hàng luôn phấn đấu tăng nguồn vốn huy động để giảm nguồn vốn này. Vietinbank Cần Thơ đã thực hiện tốt vấn đề này khi duy trì tỷ lệ vốn điều chuyển dưới 50% tổng nguồn vốn, và nguồn vốn này liên tục giảm qua các năm 2010 – 2012. Cụ thể năm 2011 đã giảm 18,37% so với năm 2010, và năm 2012 đã giảm 30,45% so với năm 2011. Nguồn vốn giảm qua các năm là nguồn vốn huy động của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Ngân hàng hạn chế sử
dụng nguồn vốn này do chi phí sử dụng vốn cao hơn chi phí sử dụng vốn huy
động. Qua phân tích cho thấy, nguồn vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn và có chiều hướng giảm dần qua các năm, chứng tỏ, ngân hàng ít lệ thuộc vào ngân hàng cấp trên, đồng thời có khả năng chủđộng
được nguồn vốn để cho vay, tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn làm tăng thêm thu nhập.
Vốn và các quỹ: Đây là nguồn vốn được trích lập dựa trên lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh hàng năm của Ngân hàng, hay là phần tài trợ từ các tổ
chức kinh tế khác hoặc phần chênh lệch do đánh giá lại tài sản của Ngân hàng. Các quỹ dự phòng, vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác, vốn của chi nhánh, quỹ đầu tư phát triển, chênh lệch do đánh giá lại tài sản... Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Tuy nhiên, đây là yếu tố quan trọng trong điều hòa vốn kịp thời cũng như trích lập các quỹđể đảm bảo nhu cầu bất ngờ của khách hàng. Nguồn vốn này giảm đều qua 3 năm về tỷ trọng lẫn số tiền, cụ thể như năm 2010 vốn và các quỹ chiếm 1,30% trong cơ cấu nguồn vốn, sang năm 2011 vốn và các quỹ giảm 31,99% so với năm 2010 và chiếm 0,83% trong cơ cấu nguồn vốn, và năm 2012 giảm 45% so với năm 2011 chiếm 0,47% trong cơ cấu nguồn vốn. Nguyên nhân là để cắt giảm chi phí, nên Ngân hàng không giữ lại lượng tiền mặt lớn để dự trữ mà
điều chỉnh cho phù hợp với từng thời điểm. Thay vì khoản tiền đó đem đầu tư
sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng.
Tóm lại, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2011-2012
đạt được kết quả cao. Đạt được kết quả trên là do chi nhánh có những biện pháp kịp thời trong công tác huy động vốn nhưđiều chỉnh lãi suất phù hợp với từng loại tiền gởi khác nhau. Đồng thời Ngân hàng quan tâm và thường xuyên chỉđạo đến công tác huy động vốn, giao chỉ tiêu cho từng cán bộ tín dụng, đưa
29
ra nhiều biện pháp để thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch góp phần làm tăng nguồn vốn huy động của Ngân hàng.
4.1.2 Tình hình nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2013
Mặc dù tăng trưởng không cao nhưng đây cũng là thành quả của sự nỗ
lực của toàn thể cán bộ trong thời kỳ khủng hoảng, lạnh phát cao và kinh tế
chậm phát triển như hiện nay. Sự thay đổi của tổng nguồn vốn chủ yếu là do tác động lớn từ vốn huy động vì đây là nguồn vốn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh.
Có thể thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 tăng 7,37% tương đương 139.987 triệu đồng so với cùng thời điểm năm 2012. Mặc dù tăng trưởng không cao nhưng đây cũng là thành quả của sự nỗ lực của toàn thể cán bộ trong thời kỳ khủng hoảng, lạnh phát cao và kinh tế chậm phát triển như hiện nay. Sự thay đổi của tổng nguồn vốn chủ yếu là do tác động lớn từ
vốn huy động vì đây là nguồn vốn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh. Vốn huy động tăng 8,75% tương đương 152.884 triệu
đồng. Đây là nguồn vốn quan trọng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn của ngân hàng bởi so với các loại vốn khác trong nhóm nguồn vốn nợ thì vốn huy động được xem là nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Vốn huy động tăng qua các năm cho thấy Ngân hàng áp dụng đa dạng các hình thức, phương thức huy
động, áp dụng linh hoạt lãi suất huy động vốn trên cơ sở khung lãi suất của Ngân hàng từng thời điểm và mặt bằng lãi suất của NHTM trên địa bàn, đảm bảo lợi ích của khách hàng và của Ngân hàng trên địa bàn. Mặt khác cho thấy hoạt động huy động vốn và thu hút khách hàng của Ngân hàng rất tốt. Có thể
thấy được ý thức tiết kiệm của người dân ngày càng được cao.
Vốn điều chuyển có thể đáp ứng nhu cầu vốn cho Chi nhánh một cách nhanh chóng, tuy nhiên việc sử dụng vốn này có chi phí cao hơn vốn huy động và phụ thuộc nhiều vào ngân hàng cấp trên. Vốn điều chuyển 6 tháng đầu năm 2013 giảm cả về số lượng lẫn tỷ trọng so với 6 tháng đầu năm 2012, cụ thể
giảm 13.557 triệu đồng tương đương 9,85%, đạt 124.139 triệu đồng và chiếm 6,09% trong cơ cấu tổng nguồn vốn . Do công tác huy động vốn đạt hiệu quả đã đáp ứng được hầu hết nhu cầu sử dụng vốn trong hoạt động cho vay của Chi nhánh nên tỷ trọng vốn điều chuyển hằng năm của Chi nhánh có khuynh hướng giảm dần. Điều này sẽ giúp chi nhánh giảm một khoảng chi phí vì chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động được từ bên ngoài thấp hơn chi phí phải trả
cho nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở chính.
Vốn và các quỹ trong 6 tháng 2013 có sự tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2012, tăng 660 triệu đồng tương đương 4,59%. Sự gia tăng này là do quy mô nguồn vốn của Ngân hàng tăng trưởng qua các năm, nên vốn và các quỹ cũng
30
tăng quy mô để trong điều hòa vốn kịp thời cũng như trích lập các quỹđểđảm bảo nhu cầu bất ngờ của khách hàng. Xét về cơ cấu, tỷ trọng của vốn và các quỹ trong Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 đã giảm so với cùng thời điểm năm 2012, chỉ chiếm 0,74% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Nguồn vốn chiếm tỷ trọng rất nhỏ và giảm dần do việc huy động vốn tại chi nhánh đạt hiệu quả cao, đủđểđáp ứng nhu cầu hoạt động của Ngân hàng.
Bảng 4.2 Tình hình nguồn vốn của VietinBank Cần Thơ sáu tháng đầu năm 2013 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2012 Tỷ trọng (%) 2013 Tỷ trọng (%) Số tiền % Vốn huy động 1.746.848 91,99 1.899.732 93,17 152.884 8,75 Vốn điều chuyển 137.696 7,25 124.139 6,09 (13.557) (9,85) Vốn và các quỹ 14.376 0,76 15.036 0,74 660 4,59 Tổng nguồn vốn 1.898.920 100,00 2.038.907 100,00 139.987 7,37
Nguồn: Vietinbank Chi nhánh Cần Thơ
4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ
Hoạt động cho vay tiêu dùng được phân theo cho vay tiêu dùng theo thời hạn (ngắn hạn, trung – dài hạn) và cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo (thế chấp, tín chấp). Tuy nhiên đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, từ năm 2010 đến nay Ngân hàng không áp dụng cho vay dưới hình thức đảm bảo bằng tín chấp. Cho vay tiêu dùng dưới hình thức đảm bảo bằng tín chấp chứa đựng rất nhiều rủi ro vì khách hàng không có tài sản đảm bảo và đây cũng thường là những khoản vay nhỏ, ngắn hạn. Cho vay tín chấp thường có rủi ro rất cao nên ngân hàng cũng hạn chế các khoản cho vay này mà tập trung chủ yếu vào cho vay có tài sản đảm bảo (vay thế chấp) để có căn cứ làm nguồn trả nợ thứ hai khi khách hàng mất khả năng thanh toán. Vậy phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ là phân tích thực trạng doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu theo thời hạn tín dụng và theo mục đích sử dụng.
31
4.2.1 Doanh số cho vay tiêu dùng
Doanh số cho vay cho biết tất cả các khoản tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định, không kể món vay
đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo kỳ: tháng, quý, năm.
4.2.1.1 Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn
Bảng 4.3: Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn của Vietinbank Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 763.897 854.407 880.241 90.510 11,85 25.834 3,02 Trung – dài hạn 184.213 102.080 126.881 (82.133) (44,59) 24.801 24,3 Doanh số cho vay 948.110 956.487 1.007.122 8.377 0,88 50.635 5,29
Nguồn: Vietinbank Chi nhánh Cần Thơ
Nhìn chung doanh số cho vay tiêu dùng của Ngân hàng tăng từ năm 2010
đến năm 2012 do mức sống của người dân Thành phố Cần Thơ ngày được nâng cao nên nhu cầu vay vốn tiêu dùng là rất lớn. Năm 2010 doanh số cho vay đạt 948.110 triệu đồng, đến năm 2011 chỉ tăng thêm 8.377 triệu đồng tương đương 0,88% đạt 956.487 triệu đồng. Đến năm 2012 doanh số cho vay tiêu dùng đạt 1.007.122 triệu đồng, tăng 50.635 triệu đồng tương đương tăng 5,29% so với năm 2011. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ
trọng cao trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng của Ngân hàng. Ta thấy rõ ràng, cơ cấu cho vay khách hàng tiêu dùng tại Vietinbank Cần Thơ đang chuyển dịch theo hướng tăng tín dụng ngắn hạn và giảm dần tín dụng trung, dài hạn. Đây cũng là xu hướng thích hợp trong tình hình kinh tế biến động như