Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 28)

3.3.1. Huy động vốn

- Nhận tiền gửi không kì hạn và có kì hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư;

- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú: Tiết kiệm không kì hạn và có kì hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích lũy,…

- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế; - Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (cash card);

18

3.3.2. Cho vay

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; - Tài trợ nhập khẩu, xuất khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất; - Thấu chi, cho vay tiêu dùng;

- Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian dài; - Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.

3.3.3. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

- Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ; - Mua, bán các chứng từ có giá;

- Cho thuê két sắt, cất giữ vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá trị,…; - Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap,…).

3.3.4. Các hoạt động khác

- Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học; - Tư vấn tài chính.

3.4. KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ TRONG 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2013

3.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến năm 2012

3.4.1.1. Tng thu nhp

Nguồn thu nhp chủ yếu của Chi nhánh là thu nhập từ lãi, chiếm hơn 97% tổng thu nhập qua các năm. Bên cạnh đó, thu nhập ngoài lãi như thu nhập từ dịch vụ, phân phối bảo hiểm, dịch vụ thanh toán…tuy chiếm tỷ trọng nhỏ

nhưng mang lại ít rủi ro hơn hoạt động tín dụng. Nhìn các số liệu có thể thấy thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi có sự chênh lệch quá lớn, từ đó cho thấy thu nhập từ lãi hay thu từ hoạt động tín dụng rất quan trọng đối với chi nhánh. Qua bảng 3.1 tổng thu nhập năm 2011 tăng mạnh 501.059 triệu đồng so với 2010, tương đương 184,87%. Điều này cho thấy mặc dù trong giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn nhưng tổng thu nhập của Ngân hàng Công Thương Cần Thơ năm 2011 vẫn có sự tăng trưởng mạnh. Một trong những nguyên nhân là do Ngân hàng đa dạng hóa hình thức cho vay, kết hợp việc đơn giản hóa thủ

tục nên thu hút nhiều Khách hàng, từ đó dẫn đến thu nhập tăng mạnh. Trong năm 2011, kinh tế thế giới đang trong bối cảnh phát triển chậm, đồng thời có những chuyển biến phức tạp khó lường, điều này tác động nhiều mặt đến tình hình kinh tế ở Việt Nam đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng. Nhằm khắc phục những khó khăn trước mắt Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP vào

19

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2012

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 Tỷ trọng (%) 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 271.030 100,00 772.089 100,00 697.562 100,00 501.059 184,87 (74.527) (9,65) 1. Thu nhập từ lãi 263.343 97,16 759.919 98,42 680.604 97,57 496.576 188,57 (79.315) (10,44) 2. Thu nhập ngoài lãi 7.687 2,84 12.170 1,58 16.958 2,43 4.483 58,32 4.788 39,34 Tổng chi phí 232.175 100 703.221 100 674.585 100 471.046 202,88 (28.636) (4,07) 1. Chi phí từ lãi 221.138 95,25 685.547 97,49 654.797 97,07 464.409 210,01 (30.750) (4,49) 2. Chi phí ngoài lãi 11.037 4,75 17.674 2,51 19.788 2,93 6.637 60,13 2.114 11,96 Lợi nhuận 38.855 x 68.868 x 22.977 X 30.013 77,24 (45.891) (66,64)

20

ngày 24 tháng 2 năm 2011, đưa ra các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo đảm bảo sản xuất tại địa bàn. Tận dụng được cơ hội, cán bộ nhân viên của ngân hàng đã phấn đấu, vượt qua những khó khăn thách thức trong thời gian trong giai đoạn vừa qua mà thu nhập của ngân hàng đã tăng trưởng một cách đáng kinh ngạc 184,87% so với năm 2010 đạt được 772.089 triệu đồng.

Năm 2012 tiếp tục là một năm khó khăn đối với ngành tài chính ngân hàng. Điều này có thể thấy rõ khi tổng thu nhập của Ngân hàng năm 2012 giảm 9,65% so với năm 2011. Vì thu nhập từ lãi chiếm tỷ trọng cao trong cơ

cấu tổng thu nhập nên khi thu nhập từ lãi năm 2012 giảm 79.315 triệu đồng đã làm cho tổng thu nhập giảm 74.527 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 2012 Ngân hàng giảm lãi suất tiền gửi và thắt chặt công tác tín dụng để giảm nợ

xấu, điều này làm cho thu nhập từ lãi giảm so với năm 2011. Trong tình cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn thì thu nhập của Ngân hàng có sự sụt giảm là không thể tránh khỏi. Sang năm 2012, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy cùng các cấp ủy Đảng và chính quyền thực hiện tốt Nghị quyết năm 2012 giúp kinh tế Cần Thơ tiếp tục phát triển. Giá trị tăng trưởng GDP tăng 11,54% so với năm 2011, thu nhập bình quân đầu người đạt 53,7 triệu đồng tương ứng với 2.514 USD, tăng 174 USD so với năm 2011, sản xuất công nghiệp có dấu hiệu phục hồi, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 11,4% so với cùng kỳ (Theo số liệu của Nghị quyết Số 09/NQ-HĐND về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013). Bên cạnh đó thành phố còn nhiều mặt hạn chế cần tập trung khắc phục, như: các ngành, lĩnh vực đều có mức tăng trưởng thấp hơn so với cùng kỳ năm trước; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và thu ngân sách đạt thấp so với kế hoạch đề ra; hoạt động xúc tiến đầu tư – thương mại còn hạn chế. Chi nhánh đã triển khai các sản phẩm, chương trình ưu đãi khách hàng như

“Khuyến mãi tiền gửi xuân phú quý”, “20 ngày vàng – Tích lộc đón xuân, tri ân khách hàng”, "Cho vay 15.000 tỷ hỗ trợ sản xuất kinh doanh”,… và đặc biệt chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ

thông tin hiện đại, có nhiều hình thức khác nhau để thu hút khách hàng ở mọi tầng lớp, nên làm cho thu nhập trong năm cũng tăng dần. Nhưng do mặt bằng lãi suất khó cạnh tranh với các ngân hàng hoạt động cùng ngành mà thu nhập trong năm của ngân hàng là 697.562 triệu đồng giảm 9,65% tương đương là 74.527 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước.

3.4.1.2. Tng chi phí

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng giống như bất kỳ hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh doanh khác, để tạo ra nguồn thu thì cần phải

21

tốn chi phí. Chi phí của Ngân hàng cũng biến động cùng chiều hướng với thu nhập. Năm 2011 tổng chi phí tăng 471.046 triệu đồng tương đương 202,88%,

đến năm 2012 thì tổng chi phí giảm 28.636 triệu đồng, tương đương 4,07%. Hoạt động huy động vốn tạo ra nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng, nhờ hoạt

động này mà Ngân hàng có được nguồn vốn dùng để cho vay và đầu tư để

kiếm lợi nhuận Thu nhập từ lãi chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng thu nhập, nên chi phí trả lãi tiền gửi cũng chiếm tỷ trọng lớn tương ứng trong cơ cấu tổng chi phí của Ngân hàng (chiếm hơn 95% ).

Chi phí của Ngân hàng qua 3 năm tăng giảm không ổn định. Năm 2011 chi phí trả lãi tiền gửi đạt 685.547 triệu đồng tăng 464.409 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân chi phí tăng là do hoạt động kinh doanh của Ngân hàng dần mở rộng, nhu cầu vốn của khách hàng càng tăng nên các khoản chi phí trả lãi tăng mà chủ yếu là trả tiền vay và tiền gửi. Ngoài ra trong năm 2011, mục tiêu mở rộng quy mô cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch thì ngân hàng đã thành lập thêm 2 phòng giao dịch, thêm vào đó do chịu ảnh hưởng của lạm phát cộng với lãi suất vay vốn luôn nằm ở

mức cao nên một bộ phận khách hàng của ngân hàng làm ăn thua lỗ dẫn đến các khoản vay chậm trả buộc ngân hàng phải lập dự phòng hoặc không có khả

năng thanh toán cần phát mãi tài sản. Mặt khác do thị trường diễn biến phức tạp, tỷ giá vàng và ngoại tệ trong năm biến động mạnh cùng với đó chính sách áp trần lãi suất huy động của Chính phủ trong năm nhằm kiểm soát lãi suất huy động giữa các ngân hàng làm cho người dân không còn quan tâm đến việc gửi tiền vào ngân hàng mà thay vào đó tập trung vốn đầu tư, tích trữ vàng và ngoại tệ. Chính những điều đó khiến việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn,

đồng thời cũng gây trở ngại hoạt động cho vay khi phải siết chặt các khâu thẩm định cũng như tiến hành đánh giá lại toàn bộ khách hàng hiện tại của ngân hàng đã làm tăng chi phí của ngân hàng.

Nhưng giai đoạn 2011 đến 2012 ngân hàng đã cắt bớt 28.636 triệu đồng chi phí để có thể vượt qua khủng hoảng kinh tế. Thêm vào đó thời gian này các ngân hàng cạnh tranh lãi suất gay gắt với nhau để thu hút nguồn vốn từ

dân cư và các tổ chức kinh tế nên việc chi trả tiền lãi tiền gửi tăng nên kéo theo tổng chi phí ở thời gian này sẽ tăng. Nguyên nhân có thể do việc giảm trần lãi suất huy động, giảm một phần chi phí trả lãi cho ngân hàng. Việc giảm trần lãi suất đầu vào khiến lãi suất tiết kiệm kém hấp dẫn, một bộ phận khách hàng chuyển vốn sang kinh doanh lĩnh vực khác có khả năng sinh lời cao hơn. Nhưng việc giảm trần lãi suất huy động là bức thiết trong bối cảnh hiện nay để

các ngân hàng cắt giảm chi phí vốn, là tiền đề để giảm lãi suất cho vay. Ngoài ra việc ngân hàng tiến hành cắt giảm chi phí hoạt động trong thời gian này và hoạt động tín dụng trong năm gặp nhiều khó khăn, dư nợ giảm so với cùng kỳ

22

năm 2011 đã giảm một phần chi phí cho ngân hàng. Năm 2012 là 1 năm khó khăn nên ngân hàng cắt bớt chi phí để có thể giảm thiểu tối đa rủi ro.

3.4.1.3. Li nhun

Nhìn chung lợi nhuận qua các năm tăng giảm không ổn định. Năm 2010 lợi nhuận của ngân hàng là 38.855 triệu đồng, sang năm 2011 lợi nhuận đã là 68.868 triệu đồng, tăng 30.013 triệu đồng, với tốc độ tăng 77,24% so với năm 2010, đến năm 2012 lợi nhuận giảm còn 22.977 triệu đồng, tương đương với mức giảm 66,64% so với năm 2011. Chúng ta biết rằng sự tăng trưởng của lợi nhuận là do ảnh hưởng của thu nhập và chi phí. Nguyên nhân Ngân hàng đạt

được mức lợi nhuận đáng kể trên đặc biệt tăng cao trong năm 2011 là do Ngân hàng có chính sách kinh doanh hợp lý, có các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, cùng với thái độ phục vụ ân cần, đồng thời Ngân hàng cũng chú trọng đầu tư hiệu quả cho hoạt động dịch vụ nhằm làm tăng thu nhập và kết hợp các biện pháp cải thiện để giảm thiểu chi phí. Mặc dù chi phí trong năm 2011 có tốc độ tăng trưởng là 202,88% nhưng bên cạnh đó thu nhập tăng trưởng với tốc độ không thua kém gì khi đạt mức 184,87%, nên ngân hàng vẫn tạo ra được mức lợi nhuận 68.868 triệu đồng tăng 77,24% so với 2010. Bên cạnh đó, dưới sựđiều hành, quản trịđúng đắn và những nỗ lực sáng tạo không ngừng của toàn hệ thống nói chung và Chi nhánh nói riêng, năm 2011 tiếp tục là một năm thành công của VietinBank.

Riêng năm 2012 lợi nhuận giảm đáng kể là do thu nhập và chi phí của Ngân hàng đều giảm, nhưng mức giảm của thu nhập lớn hơn mức giảm của chi phí điều này làm cho lợi nhuận chỉ đạt 22.977 triệu đồng giảm 66,64% tương đương 45.891 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2011. Do cơ cấu thu nhập của Chi nhánh, phần tạo lợi nhuận chủ yếu vẫn là từ hoạt động cho vay nên khi tín dụng tăng trưởng thấp thì đó là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho lợi nhuận sụt giảm trong năm 2012. Ngoài ra mặt bằng lãi suất cho vay giảm và việc mở rộng qui mô, tăng chi phí hoạt động cũng là nhân tố

tác động tới lợi nhuận trong năm của Chi nhánh.

3.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh sáu tháng đầu năm 2013

3.4.2.1. Tng thu nhp

Tổng thu nhập 6 tháng đầu năm 2012 đạt 385.974 triệu đồng, đến 6 tháng

đầu năm 2013 tổng thu nhập là 438.851 triệu đồng, tăng 52.877 triệu đồng với tốc độ tăng 13,70%. Thu nhập từ lãi hay thu từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập, 6 tháng đầu năm 2012 thì chiếm 97,23% sang cũng kỳ năm 2013 thì chiếm 96,76% trong cơ cấu tổng thu nhập. Bên cạnh đó, thu nhập ngoài lãi như thu nhập từ dịch vụ, phân phối bảo hiểm, dịch vụ thanh toán… tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng mang lại ít rủi ro hơn hoạt động

23

tín dụng cũng tăng nhẹ từ 2,77% sáu tháng đầu năm 2012 thành 3,24% sáu tháng đầu năm 2013. Đây là một kết quả khá tốt cho sự kinh doanh của Ngân hàng sau năm 2012 bị ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng kinh tế. Nguyên nhân là do nhu cầu vốn cần để đầu tư xây dựng ngày càng cao, sản phẩm cho vay của ngân hàng đã tiếp cận tốt và đựợc khách hàng vay nhiều, đồng thời Ngân hàng đã nâng cao các hoạt động dịch vụ cho khách hàng và thu hút ngày càng nhiều khách hàng lớn nên đã làm tăng thu cho Ngân hàng.

3.4.2.2. Tng chi phí

Đi đôi với thu nhập tăng là chi phí cũng tăng tương ứng. Cụ thể 6 tháng

đầu năm 2012 tổng chi phí của Ngân hàng là 373.676 triệu đồng, sang 6 tháng

đầu năm 2013 đã là 424.813 triệu đồng, tăng 51.137 triệu đồng tương ứng 13,68%. Trong cơ cấu tổng chi phí của Ngân hàng thì chi phí trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng quan trọng (chiếm hơn 95%). Nguyên nhân chi phí tăng là do Ngân hàng phải bỏ vốn ra đểđầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm máy móc thiết bị

hoạt động, nhu cầu cho vay cao nên huy động vốn cũng tăng làm chi phí trả lãi tăng theo, phải tốn thêm chi phí quảng cáo, quảng bá thương hiệu để nâng cao sức cạnh tranh với các Ngân hàng bạn trên địa bàn thành phố.

Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank Cần Thơ sáu tháng đầu năm 2012 – 2013 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013/2012 2012 Tỷ trọng (%) 2013 Tỷ trọng (%) Số tiền % Tổng thu nhập 385.974 100 438.851 100 52.877 13,70 1. Thu nhập từ lãi 375.284 97,23 424.623 96,76 49.339 13,15 2. Thu nhập ngoài lãi 10.690 2,77 14.228 3,24 3.538 33,10 Tổng chi phí 373.676 100 424.813 100 51.137 13,68 1. Chi phí từ lãi 362.684 97,06 411.709 96,92 49.025 13,52 2. Chi phí ngoài lãi 10.992 2,94 13.104 3,08 2.112 19,21

Lợi nhuận 12.298 x 14.038 x 1.740 14,15

24

3.4.2.3. Li nhun

Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 đạt 14.038 triệu đồng tăng 1.740 triệu

đồng so với cùng thời điểm năm 2012, tương đương 14,15%. Nguyên nhân làm lợi nhuận tăng một phần do thu nhập tăng, và ngân hàng cũng đã cắt giảm một số chi phí không cần thiết, đặc biệt chi phí được hạn chế tối đa nên làm cho lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với cùng kỳ năm 2012.

3.5. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG SÁU THÁNG CUỐI NĂM 2013 VÀ ĐẦU NĂM 2014 2013 VÀ ĐẦU NĂM 2014

Phương hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ (VietinBank Cần Thơ) trong thời gian tới vẫn tuân theo phương châm “Phát triển – An toàn – Hiệu quả”.

+ VietinBank Cần Thơ chú trọng vào công tác huy động vốn, thay đổi lãi suất linh hoạt theo quy định của NHNN, chỉđạo của Ban Giám đốc, thực hiện

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)