53
Bảng 4.15: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng của Vietinbank Cần Thơ giai đoạn năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
4.3.1.1 Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng là hệ số giữa doanh số thu nợ tiêu dùng và dư nợ bình quân tiêu dùng, chỉ số này càng cao thì càng tốt cho ngân hàng bởi vì nó mang ý nghĩa là đo lường tốc độ luân chuyển vốn, phản ánh số
vốn đầu tư nhanh hay chậm thời gian thu hồi nợ nhanh hay ch ậm. Nếu vòng quay vốn cao thì đồng vốn của Chi nhánh quay càng nhanh và đạt hiệu quả, nhưng không phải vòng quy càng cao thì càng tốt. Qua bảng số liệu có thể
nhận thấy vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng của Chi nhánh khá tốt và không ngừng tăng qua từng năm. Năm 2010, vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng của Chi nhánh là 3,07 vòng, năm 2011 là 3,27 vòng và đến năm 2012 là 3,93 vòng. Việc gia tăng của vòng quay vốn tín dụng là do dư nợ bình quân và doanh số thu nợ đều tăng nhưng doanh số thu nợ tăng nhiều hơn dư nợ bình quân qua các năm. Từ năm 2010, Chi nhánh đã triển khai các chương trình ưu
đãi lãi suất đối với các món vay tiêu dùng, bên cạnh đó do nền kinh tế đang
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 6 tháng đầu năm
2010 2011 2012 2012 2013
Vốn huy động Triệu đồng 1.979.646 2.220.097 2.289.407 1.746.848 1.899.732 Nguồn vốn Triệu đồng 2.474.558 2.619.714 2.564.137 1.898.920 2.038.907 Doanh số cho vay Triệu đồng 948.110 956.487 1.007.122 576.608 646.096 Doanh số thu nợ Triệu đồng 927.588 972.644 1.050.976 608.400 641.296 Dư nợ Triệu đồng 305.641 289.484 245.630 257.692 250.430 Dư nợ bình quân Triệu đồng 302.159 297.563 267557 258.063 254.061 Nợ xấu Triệu đồng 0 0 0 0 0 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 3,07 3,27 3,93 2,36 2,52 Dư nợ/Tổng nguồn vốn % 12,35 11,05 9,58 13,57 12,28 Dư nợ/Vốn huy động % 15,44 13,04 10,73 14,75 13,18 Hệ số thu nợ % 97,84 101,69 104,35 105,51 99,26 Tỷ lệ nợ xấu % 0 0 0 0 0
54
phục hồi, hoạt động kinh doanh của khách hàng đạt kết quả tốt, vì thế mà các khoản vay được trả đúng hạn. Do đó, vòng quay vốn được luân chuyển ngày càng nhanh hơn.
Sáu tháng đầu năm 2013, vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng tăng từ 2,36 vòng lên đến 2,52 vòng. Con số này cho biết vốn tín dụng tiêu dùng của ngân hàng quay khá nhanh và mang lại hiệu quả cho ngân hàng. Nhìn vào bảng tổng kết các chỉ sốđánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng cho thấy doanh số thu nợ tiêu dùng của ngân hàng tăng trưởng mà dư nợ bình quân lại giảm nhẹ nên đã làm cho vòng quay vốn nhanh hơn, do vậy ngân hàng có thể sử dụng vốn nhiều lần hơn trong năm. Đây là một kết quả đáng tích cực trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chứng tỏ Ngân hàng vẫn thu nợ và cho vay tốt, làm cho vốn quay được nhiều vòng hơn qua từng năm. Vòng quay vốn nhanh là một công cụ giúp ngân hàng tránh được một số rủi ro trong hoạt động ngân hàng như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất.
Nhìn chung tốc độ quay vòng vốn của ngân hàng khá cao, chứng tỏ thời gian luân chuyển vốn trong ngân hàng ngắn, mỗi đồng vốn bỏ ra mau thu hồi lại do đó khả năng sinh lời từ mỗi đồng vốn cao hơn. Qua đó cho thấy công tác thu hồi nợ tương đối ổn định, đáp ứng được nhu cầu vay vốn. Đồng vốn
được sử dụng có hiệu quả, có khả năng sinh lời và ngân hàng không bị rơi vào tình trạng ứđộng về vốn. Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng khá cao, quy mô tín dụng của Ngân hàng ngày càng được mở rộng.
4.3.1.2 Dư nợ/ Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này cho thấy mức độ đầu tư vào nghiệp vụ cho vay tiêu dùng của chi nhánh, giúp các nhà đầu tư xác định được quy mô tín dụng của ngân hàng. Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn giảm dần qua các năm. Cụ thể là năm 2010, chỉ tiêu này là 12,35% thì đến năm 2011 giảm còn 11,05% và năm 2012 là 9,58%. Sự sụt giảm của dư nợ và tăng lên của tổng nguồn vốn đã làm cho tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn giảm qua các năm. Dư nợ cho vay tiêu dùng giảm do trong những năm qua ngân hàng thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước, của Ngân hàng Hội sở nhằm kiểm soát hoạt động cho vay có hiệu quả. Song song
đó, tổng nguồn vốn lại không ngừng tăng lên, đặc biệt năm 2012 có sự giảm nhẹ nên làm cho tỷ lệ này giảm liên tục. Sự sụt giảm này không phải ngân hàng không chú trọng vào nghiệp vụ cho vay tiêu dùng mà là do tình hình kinh tế biến động, thị trường tài chính bị khủng hoảng đã làm cho dư nợ giảm từđó làm cho tỷ lệđầu tư vào nghiệp vụ cho vay bị giảm. Tuy nhiên, ngân hàng cần có nhiều biện pháp cải thiện, nâng cao chất lượng cho vay cá nhân đồng thời có những biện pháp phòng chống rủi ro đểđạt sự phát triển bền vững.
55
Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn giảm dần. Cụ
thể là 6 tháng đầu năm 2012, chỉ tiêu này là 13,57% thì đến 6 tháng đầu năm 2013 đã giảm còn 12,28%, tức cứ 100 đồng vốn thì Ngân hàng tài trợ cho tín dụng tiêu dùng chỉ 12,12 đồng. Sự sụt giảm của dư nợ và tăng lên của tổng nguồn vốn đã làm cho tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn giảm.
4.3.1.3 Dư nợ / Vốn huy động
Chỉ tiêu này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay tiêu dùng. Nó giúp so sánh khả năng cho vay tiêu dùng của ngân hàng với nguồn vốn huy động được. Chỉ tiêu này xác định kết quảđầu tư của 1 đồng huy động vốn và quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cũng như khả năng tự
lực kinh doanh của ngân hàng đối với khoản đi vay để cho vay. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này quá lớn cho thấy khả
năng huy động vốn của ngân hàng thấp. Ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ
cho thấy việc sử dụng vốn huy động của ngân hàng không có hiệu quả.
Qua ba năm chỉ tiêu này đều giảm, cụ thể năm 2010 dư nợ / Vốn huy
động là 15,44%, năm 2011 là 13,04%, đến năm 2012 giảm còn 10,73%. Sự sụt giảm của dư nợ và tăng lên của vốn huy động đã làm cho tỷ lệ này giảm qua các năm. Cho thấy nguồn vốn huy động của Chi nhánh luôn đáp ứng được nhu cầu vay vốn tiêu dùng của khách hàng nhưng việc sử dụng vốn huy động cho vay tiêu dùng vẫn còn rất thấp. Ngân hàng Công Thương Cần Thơ nên đưa ra nhiều biện pháp tăng cường thu hút khách hàng và tăng mức độ tập trung vào cho vay đối với nhóm khách hàng này hơn làm cho chỉ số tổng dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng trong thời gian tới.
Chỉ tiêu này trong 6 tháng đầu năm 2012 là 14,74%, đến 6 tháng đầu năm 2013 đã giảm 13,18%. Tuy nhiên vẫn còn cao hơn chỉ tiêu Dư nợ/Vốn huy động trong cùng thời điểm. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đang giảm dần tỷ trọng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên và cố gắng thực hiện tốt công tác huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội. Để từ đó ngân hàng có thể tự tìm nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, hạn chế phụ thuộc quá nhiều vào vốn điều chuyển. Vì sử dụng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên thì không hiệu quả bằng việc sử dụng vốn huy động được
4.3.1.4 Hệ số thu nợ
Hệ số này đánh giá công tác thu hồi nợ của Ngân hàng. Nhìn chung việc thu hồi nợ của ngân hàng đạt hiệu quả cao, hệ số thu hồi nợ luôn ở mức cao. Năm 2010, hệ số thu nợđạt 97,84% sang năm 2011 tỷ lệ này tăng lên đạt mức 101,69%, và năm 2012 hệ số thu nợ tăng rất cao đạt 104,35%. Sở dĩ hệ số
56
vay khó khăn là do công tác thu hồi nợ luôn được ngân hàng đặt lên hàng đầu. Chính sách của Ngân hàng là mục tiêu phát triển các món vay có chất lượng chứ không tập trung vào số lượng giải ngân. Điều này cho thấy được ngân hàng đã thực hiện tốt công tác thu hồi nợ cho vay tiêu dùng và thiện chí trả nợ của nhóm đối tượng khách hàng này trong những năm qua cũng tốt. Ngoài ra, cũng thấy được rằng công tác thẩm định tín dụng ban đầu của ngân hàng cũng được thực hiện nghiêm túc, các khách hàng được ngân hàng đánh giá là không có khả thi về mặt tài chính đều bị từ chối cho vay, những khách hàng có lịch sử tín dụng không tốt đã được ngân hàng đưa vào trung tâm thông tin tín dụng (CIC) và không cho vay đối với những đối tượng này. Vì thế, những khách hàng của Vietinbank Cần Thơ thường là những người có năng lực tài chính, thu nhập ổn định. Cán bộ Ngân hàng đã thực hiện nghiêm túc quy trình cho vay từ xét duyệt hồ sơđến việc đôn đốc theo dõi khách hàng sử
dụng vốn vay và thu hồi nợđến hạn. Chi nhánh thực hiện hiệu quả không chỉ
thu hồi được những món vay trong năm mà còn những khoản nợ trong năm trước đó.
Thông qua chỉ số này ta sẽđánh giá được công tác thu hồi nợ của ngân hàng hiệu quả hay không. Hệ số này càng lớn chứng tỏ ngân hàng thu hồi nợ
càng tốt. 6 tháng đầu năm 2012, hệ số thu sợ của ngân hàng là 105,51% , nghĩa là cứ 100 đồng cho vay thì ngân hàng sẽ thu lại được 105,51 đồng. Đặc biệt trong giai đoạn này, doanh số thu nợ lớn hơn doanh số cho vay, điều này
được lí giải bởi các khoản vay của năm trước được tất toán trong 6 tháng đầu năm 2012 nhiều; hơn nữa việc cho vay cá nhân, các khoản vay ngắn hạn cũng chiếm phần lớn do đó việc giải ngân và thu nợ thường diễn ra trong năm làm cho hệ số thu nợ cao. Đây là dấu hiệu đáng mừng trong hoạt động cho vay, ngân hàng cần phát huy hơn nữa những mặt làm được và có những biện pháp mới để giữ vững, nâng cao thành tích đã đạt được.
Đến 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tiêu này giảm còn 99,26% nghĩa là cứ 100
đồng cho vay sẽ thu lại được 99,26 đồng. Hệ số thu nợ tiêu dùng có phần giảm xuống không phải là do doanh số thu nợ giảm mà nguyên nhân là doanh số
cho vay tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng doanh số thu nợ làm cho hệ số
giảm xuống nhưng vẫn ở mức cao. Qua số liệu trên, ta có thể thấy rằng hệ số
thu nợ ngắn hạn của ngân hàng khá cao, trên 99%. Điều này chứng tỏ cán bộ
tín dụng đã và đang thực hiện tốt công tác thẩm định khách hàng, giám sát vốn vay và có biện pháp thu hồi nợđến hạn, công tác thu hồi quản lý nợ rất tốt nên
đã đạt được kết quả trên. Bên cạnh đó cũng nhờ trình độ của cán bộ tín dụng
57
vay, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nên kết quả thu hồi nợ mới tốt như vậy.
4.3.1.5 Tỷ lệ nợ xấu
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng một cách rõ rệt nhất và tỷ lệ nợ xấu càng nhỏ chứng tỏ hoạt động tín dụng của Ngân hàng càng ít rủi ro. Trong thời gian qua bên cạnh mục tiêu mở rộng quy mô tín dụng trên địa bàn thì VietinBank Cần Thơ luôn cố gắng duy trì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ở mức thấp nhất có thể thậm chí là không có nợ xấu. Và kết quả
Ngân hàng đã đạt được trong giai đoạn 2010 - 2012 rất khả quan mà rất ít Ngân hàng có thể thực hiện được với tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Ngân hàng là 0% tức là Ngân hàng không có nợ xấu. Đây là một tín hiệu tốt cho thấy ngân hang chú trọng kiểm soát được hoạt động của mình và kết quả có
được nhờ vào đội ngũ cán bộ năng động, làm việc tích cực cùng với sự chỉđạo
đúng đắn, có chiến lược phù hợp với từng thời điểm cụ thể của ban lãnh đạo và một phần sự giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn.
Và trong giai đoạn 6 tháng 2012 – 2013 tỷ lệ này đều là 0%. Với kết quả đó đã phản ánh được chất lượng tín dụng của Ngân hàng rất tốt, đạt được kết quả trên là do trong thời gian qua Ngân hàng luôn nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo và hướng dẫn của Ngân hàng cấp trên về quản lý nợ xấu, đồng thời tích cực triển khai các biện pháp hữu hiệu nhằm duy trì và nâng cao chất lượng tín dụng. Trong thời gian tới, việc mở rộng quy mô tín dụng trên địa bàn
đòi hỏi Ngân hàng phải lưu ý đến chất lượng hoạt động tín dụng mà điển hình là tỷ lệ nợ xấu để hạn chế những rủi ro cho hoạt động của Ngân hàng.
58
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
5.1.1. Những kết quảđạt được
- Việc tăng cường hoạt động cho vay tiêu dùng đã góp phần làm tăng lợi nhuận của Ngân hàng. Sự tăng không ngừng về doanh số cho vay, doanh số
thu nợ đã làm tăng một khoản lợi nhuận đáng kể cho Ngân hàng. Bởi vì lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn lãi suất cho vay khác nên đây là những khoản cho vay mang lại hiệu quả cao tính trên một đồng vốn bỏ ra. Ngoài ra,
đây là hình thức cho vay có rủi ro có thể kiểm soát được nếu ta tuân thủ quy trình cho vay nghiêm ngặt như thẩm định khách hàng, kiểm tra thường xuyên... Do đó trong tương lai đây cũng trở thành một trong những hoạt động chính mang lại nguồn lợi cao cho Ngân hàng.
- Góp phần đa dạng hóa sản phẩm của Ngân hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường. Từ việc phát triển cho vay tiêu dùng dẫn đến các sản phẩm dịch vụ khác cũng phát triển theo như dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng, dịch vụ thanh toán tại nhà... Điều này không những tăng số
lượng khách hàng mà còn mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Ngân hàng tới các vùng khác, đồng thời còn đem lại nguồn thu nhập cho Ngân hàng.
- Ngoài ra Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ trong những năm gần đây cũng đã xây dựng và quảng bá hình ảnh của Ngân hàng rất hiệu quả, điều này giúp cho người dân hiểu thêm về Ngân hàng và các hoạt
động của Ngân hàng cũng như các sản phẩm dịch vụ mà Ngân hàng cung ứng. Chính vì thế mà trong những năm gần đây số lượng khách hàng không ngừng gia tăng và mở rộng, nó được biểu hiện ở nguồn vốn huy động, doanh số cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng tăng một cách rõ rệt.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ Ngân hàng đã từng bước được nâng lên. Ngân hàng rất chú trọng đến vần đềđào tạo nguồn nhân lực, vì trong bát cứ lĩnh vực nào thì nhân tố con người luôn là trung tâm và là nhân tố
không thể thiếu, nó quyết định đến toàn bộ sự phát triển của Ngân hàng. Để