Dư nợ tiêu dùng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 57)

Dư nợ là kết quả của quá trình cho vay, nó thể hiện số tiền đã cho vay của Ngân hàng tại thời điểm báo cáo. Dư nợ có ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu quả và quy mô hoạt động của ngân hàng, do đó ngân hàng luôn phấn đấu tăng dư nợ qua các năm. Dư nợ phụ thuộc ba chỉ tiêu: dư nợ cuối kỳ từ năm trước chuyển sang, doanh số cho vay năm nay và doanh số thu nợ năm nay. Ngân hàng có mức dư nợ cao thường là các ngân hàng có quy mô hoạt động rộng, vốn mạnh và đa dạng. Qua các bảng số liệu dưới đây ta sẽ thấy rõ dư nợ

cho vay tiêu dùng những năm qua của Chi nhánh.

4.2.3.1 Dư n tiêu dùng theo thi hn

Bảng 4.11: Dư nợ tiêu dùng theo thời hạn của Vietinbank Cần Thơ

giai đoạn 2010 - 2012 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 208.728 208.817 165.821 89 0,04 (42.996) (20,59) Trung –dài hạn 96.913 80.667 79.809 (16.246) (16,76) (858) (1,06) Dư nợ cho vay 305.641 289.484 245.630 (16.157) (5,29) (43.854) (15,15)

47

Dư nợ tiêu dùng giảm liên tục trong giai đoạn 2010-2012 nhằm hạn chế

rủi ro. Năm 2010 dư nợ cho vay tiêu dùng đạt 305.641 triệu đồng, đến năm 2011 dư nợ giảm còn 289.484 triệu đồng, giảm 16.157 triệu đồng tương đương 5,29%. Sang năm 2012 dư nợ đã giảm còn 245.630 triệu đồng, giảm 43.84 triệu đồng tương đương 15,15% so với năm 2011. Bình thường thì dư nợ càng tăng trưởng thì cho thấy quy mô tín dụng của Ngân hàng càng lớn, tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Do trong giai

đoạn qua việc giải ngân các khoản cho vay ngắn hạn tăng trong khi thu hồi nợ

cũng tăng nhưng tăng nhiều hơn cho vay nên dự nợ giảm. Đây là kết quả đương nhiên nếu dựa vào quy mô doanh số cho vay và doanh số thu nợ, nhưng qua đây cũng cho thấy quy mô tín dụng của Ngân hàng có xu hướng thu hẹp lại do trong những năm qua ngân hàng thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước, của Ngân hàng Hội sở nhằm kiểm soát hoạt động cho vay có hiệu quả.

Dư nợ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2013 giảm nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2012. Cụ thể: 6 tháng đầu năm 2012 dư nợ tiêu dùng đạt 257.692 triệu đồng, sang cùng thời điểm năm 2013 thì dư nợ cho vay là 250.430 triệu đồng, giảm 7.262 triệu đồng tương đương giảm 2,82%. Tình hình trên cho thấy công tác thu hồi nợ ngày càng được Ngân hàng chú trọng hơn là chỉ lo tăng trưởng doanh số cho vay. Tuy nhiên, việc dư nợ giảm sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của Ngân hàng.

Bảng 4.12: Dư nợ tiêu dùng theo thời hạn của Vietinbank Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012 - 2013 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2012 2013 Số tiền % Ngắn hạn 210.984 189.416 (21.568) (10,22) Trung dài hạn 46.708 61.014 14.306 30,63 Dư nợ tiêu dùng 257.692 250.430 (7.262) (2,82)

Nguồn: Vietinbank Chi nhánh Cần Thơ

a. Dư nợ tiêu dùng ngắn hạn

Dư nợ tiêu dùng trong ngắn hạn của Chi nhánh trong giai đoạn này có những biến động nhưng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Điều này là

48

tất yếu khi phần lớn nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu là vốn có kỳ

hạn ngắn và doanh số cho vay của Chi nhánh vì thế mà đều tập trung cáo các khoản vay ngắn hạn. Năm 2010 thu nợ tiêu dùng ngắn hạn là 208.728 triệu

đồng, năm 2011 đạt 208.817 triệu đồng tăng chỉ 89 triệu đồng tương đương 0,04% so với năm 2010. Đến năm 2012, chỉ tiêu này đã giảm còn 165.821 triệu đồng, giảm 42.996 triệu đồng tương đương 20,59% so với năm 2011. Do tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hang Nhà Nước, hạn chế tín dụng đối với những đối tượng có rủi ro cao và cân nhắc kỹ lưỡng đánh giá khả

năng vay vốn của khách hàng trước các món vay. Ngoài ra trong năm, công tác thu nợ của Chi nhánh có biểu hiện tốt khi doanh số thu nợ tiêu dùng ngắn hạn cao hơn doanh số cho vay tiêu dùng ngắn hạn. Điều đó đã làm cho dư nợ

tiêu dùng ngắn hạn trong năm 2012 giảm mạnh so với 2011.

Dư nợ tiêu dùng ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2013 189.416 triệu đồng, giảm 21.568 triệu đồng tương đương giảm 10,22% so với cùng kỳ năm 2012. Dư nợ cho vay tiêu dùng ngắn hạn giảm không phải là hoạt động cho vay tiêu dùng ngắn hạn không tăng trưởng mà do hoạt động thu nợ tiêu dùng ngắn hạn

được nhân viên tín dụng của ngân hàng thực hiện tốt, các món nợ được trả đúng hạn và nguồn vốn tín dụng thu vào có thể tiếp tục quay vòng vào doanh số cho vay ngắn hạn nên làm tăng doanh số cho vay ngắn hạn, cho nên nguy cơ tồn tại nợ xấu hay nợ quá hạn cũng vì thế mà cũng giảm xuống vì hoạt

động kinh doanh của đối tượng khách hàng cá nhân tuy nhỏ và phân tán nên hiệu quả trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Hơn nữa, việc ngân hàng đẩy mạnh thu hồi vốn ngắn hạn về làm doanh số thu nợ tiêu dùng ngắn hạn trong kỳ tăng lên kéo theo dư nợ tiêu dùng ngắn hạn ngày càng giảm.

Cơ cấu dư nợ tiêu dùng của Chi nhánh có khoảng hơn 67% là dư nợ tiêu dùng ngắn hạn và không có sự thay đổi lớn trong thời gian này. Nguyên nhân là do cho vay ngắn hạn có thời gian thu hồi nhanh, khả năng mất vốn ít hơn so với trung và dài hạn. Trong tình trạng kinh tế nhiều biến động như hiện nay thì tại trợ ngắn hạn luôn được các ngân hàng ưu tiên. Trước mục tiêu thắt chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà Nước, ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank, đề ra mục tiêu của Ngân hàng là tập trung đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng ngắn hạn, hạn chế cho vay trung và dài hạn, nhất là với tín dụng ngoại tệ. Với chiến lược đó cùng với phương châm hoạt động “An toàn – Hiệu quả - Hiện đại – Tăng trưởng bền vững” Chi nhánh Vietinbank Cần Thơ

triển khai các giải pháp nhằm tăng trưởng tín dụng ngắn hạn. Tuy nhiên để

phát triển bền vững Chi nhánh vẫn phải duy trì tỷ lệ cho vay tiêu dùng trung và dài hạn hợp lý để hỗ trợ các cá nhân có nhu cầu tiêu dùng trung và dài hạn.

49

b. Dư nợ tiêu dùng trung và dài hạn

Dư nợ tiêu dùng trung và dài hạn đều giảm trong giai đoạn 2010-2012. Cụ thể năm 2010 chỉ tiêu này là 96.913 triệu đồng; năm 2011, chỉ tiêu này giảm đáng kể còn 80.667 triệu đồng, đã giảm 16.246 triệu đồng tương đương 16,76% so với năm 2010. Đến năm 2012, dư nợ cho vay tiêu dùng trung và dài hạn là 79.809 triệu đồng, giảm 858 triệu đồng tương đương 1,06%. Nguyên nhân chính là do giai đoạn 2010 – 2011 là thời kì lạm phát tăng cao, tình hình kinh tế tiềm ẩn nhiều rủi ro nên ngân hàng hạn chế cho vay những món vay có thời hạn dài vì nguy cơ mất vốn cao, và ra sức thu hồi những khoản vay trung và dài hạn đến hạn. Do đó, dư nợ trong năm 2011 có sự sụt giảm. Đến năm 2012, lạm phát đã được kiềm chế, lãi suất cho vay giảm nên nhu cầu vay vốn tiêu dùng của người dân ngày càng cao, nên dư nợ năm 2012 chỉ giảm nhẹ so với năm 2011.

Dư nợ tiêu dùng trung dài hạn tăng về số tương đối lẫn tuyệt đối. 6 tháng

đầu năm 2013 dư nợ cho vay tiêu dùng trung và dài hạn đạt 61.014 triệu đồng, tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 là 14.306 triệu đồng tương đương 30,63%. Là do doanh số cho vay và thu nợ trung và dài hạn của Ngân hàng luôn ở mức tốt. Nền kinh tế Cần Thơ trong những năm gần đây được chú trọng và phát triển và đạt được những kết quả tốt đẹp, các cá nhân làm ăn ngày càng hiệu quả thu được nhiều lợi nhuận và cần mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Mặc dù cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Song, bên cạnh việc nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn ngân hàng cũng không quên nâng cao hoạt động tín dụng trung – dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân đồng thời đảm bảo tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước trong kế hoạch đã

đề ra. do chính sách của Ngân hàng là đặt chỉ tiêu doanh số cho cán bộ tín dụng và phân công cán bộ tín dụng xuống từng phòng giao dịch để giữ khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới, giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng làm cho dư nợ năm sau cao hơn năm trước.

50

Bảng 4.13: Dư nợ tiêu dùng theo mục đích sử dụng của Vietinbank Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 Tỷ trọng (%) 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Cho vay nhà ở 110.861 36,27 109.320 37,76 108.656 44,24 (1.541) (1,39) (664) (0,61)

Cho vay mua ô tô 57.962 18,96 47.670 16,47 53.737 21,88 (10.292) (17,76) 6.067 12,73

Cho vay chứng minh tài chính

29.799 9,75 28.313 9,78 18.389 7,48 (1.486) (4,99) (9.924) (35,05)

Cho vay du học 60.018 19,64 67.151 23,20 30.893 12,58 (7.133) (11,88) (36.25) (53,99)

Cho vay người làm việc tại nước ngoài

47.001 15,38 37.030 12,79 33.955 13,82 (9.971) (21,21) (3.075) (8,30)

Dư nợ tiêu dùng 305.641 100,00 289.484 100,00 245.630 100,00 (16.157) (5,29) (43.854) (15,15)

51

Dư nợ cho vay tiêu dùng giảm liên tục trong giai đoạn 2010-2012 nhằm hạn chế rủi ro. Trong cơ cấu dư nợ tiêu dùng theo mục đích sử dụng, dự nợ

cho vay mua và sửa chữa nhà ở luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đặc điểm này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước hết đây là hình thức tín dụng trung và dài hạn, giá trị món vay lớn nên dự nợ thường khá cao. Bên cạnh đó, Cần Thơ đang chịu sức về dân số khi mật độ dân số ngày càng cao, đời sống người dân

được cải thiện nên nhu cầu về nhà ở cũng vì thế mà tăng theo. Hơn nữa, việc mua sắm nhà đất hay sửa chữa nhà luôn đòi hỏi số vốn lớn mà không phải ai cũng có, do đó số người mong muốn sử dụng loại hình cho vay này ngày càng nhiều. Nhờ vậy dư nợ cho vay nhà ở luôn ở mức cao và chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2011, tất cả các khoản mục đều giảm mạnh do chính sách thắt chặt tín dụng của NHNN, quy định giảm tỷ lệ tín dụng phi sản xuất xuống dưới 16% vào cuối năm nên Chi nhánh buộc phải thu hẹp thị trường để thực hiện tốt nhất chính sách nhà nước.

Bảng 4.14: Dư nợ tiêu dùng theo mục đích sử dụng của Vietinbank Cần Thơ

6 tháng đầu năm 2013

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2012 Tỷ trọng 2013 Tỷ trọng Số tiền % Cho vay nhà ở 112.387 43,61 108.984 43,52 (3.403) (3,03)

Cho vay mua ô tô 50.887 19,75 61.409 24,52 10.522 20,68 Cho vay chứng minh

tài chính 18.759 7,28 12.938 5,17 (5.821) (31,03)

Cho vay du học 46.382 18,00 37.083 14,81 (9.299) (20,05) Cho vay người làm

việc tại nước ngoài 29.277 11,36 30.016 11,99 739 2,52 Dư nợ tiêu dùng 257.692 100,00 250.430 100,00 (7.262) (2,82)

Nguồn: Vietinbank Chi nhánh Cần Thơ

4.2.4 Nợ xấu cho vay tiêu dùng

Trong hoạt động kinh tế, bất kỳ hoạt động chính nào cũng nhằm mục

đích lợi nhuận, hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ. Song song với mức lợi nhuận cao đó thì độ rủi ro từ lĩnh vực này cũng không kém. Mỗi rủi ro đều thể hiện ở nhiều khía cạnh từ rủi ro lãi suất, rủi ro

52

thanh khoản …và đặc biệt là rủi ro tín dụng mà biểu hiện đầu tiên của nó là nợ

quá hạn. Nợ quá hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng dư nợ là điều hết sức nguy hiểm cảnh báo đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chất lượng tín dụng của ngân hàng thể hiện các khoản nợ quá hạn khách quan hoặc chủ

quan nào đó mà đến hạn không trả được, ngân hàng gia hạn nợ thì sẽ chuyển sang nợ quá hạn, chịu lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Ngoài ra, còn có những khoản nợ khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích, bị ngân hàng kiểm tra phát hiện quyết định thu hồi nợ trước hạn, nếu không sẽ phạt chuyển sang nợ quá hạn. Điều đó cho thấy khoản nợ xấu của ngân hàng càng lớn thì chất lượng tín dụng kém, hiệu quả tín dụng không cao, chứa đựng nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, Nợ xấu cũng là vấn đềđược các Ngân hàng chú trọng quan tâm hiện nay. Một Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ cao sẽ rất khó khăn trong việc duy trì và mở rộng quy mô tín dụng. Vì vậy, Ngân hàng đã tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ xấu đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ

xấu, nhằm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng cũng đồng nghĩa với nâng cao chất lượng tín dụng cho Ngân hàng.

Trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 Vietinbank Cần Thơ không có nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng. Đa số cá nhân vay để mua nhà, mua xe, du học,… và thường là các khoản vay nhỏ; trung, dài hạn nên thời gian trả nợ dài. Các cá nhân này thường là các cán bộ công nhân viên và người có thu nhập cao nên việc trả nợ cũng thuận lợi hơn. Việc không phát sinh nợ xấu cho thấy sự nỗ lực trong công tác thu hồi nợ của các cán bộ tín dụng, đặc biệt là phòng khách hàng cá nhân. Với chủ trương đảm bảo an toàn nguồn vốn ngay từ đầu, việc quản lí rủi ro tín dụng được thực hiện rất nghiêm túc nên tình hình nợ xấu cho vay tiêu dùng được kiểm soát tốt qua các năm. Có được kết quả tích cực như vậy là do Chi nhánh không ngừng nổ lực trong công tác thu hồi nợ quá hạn, từng bước hạ dần và khống chế nợ quá hạn và khống chế nợ xấu để

không làm gia tăng khoản trích lập dự phòng mới, đảm bảo được lợi nhuận đề

ra.

4.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN

53

Bảng 4.15: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng của Vietinbank Cần Thơ giai đoạn năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

4.3.1.1 Vòng quay vn tín dng

Vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng là hệ số giữa doanh số thu nợ tiêu dùng và dư nợ bình quân tiêu dùng, chỉ số này càng cao thì càng tốt cho ngân hàng bởi vì nó mang ý nghĩa là đo lường tốc độ luân chuyển vốn, phản ánh số

vốn đầu tư nhanh hay chậm thời gian thu hồi nợ nhanh hay ch ậm. Nếu vòng quay vốn cao thì đồng vốn của Chi nhánh quay càng nhanh và đạt hiệu quả, nhưng không phải vòng quy càng cao thì càng tốt. Qua bảng số liệu có thể

nhận thấy vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng của Chi nhánh khá tốt và không ngừng tăng qua từng năm. Năm 2010, vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng của Chi nhánh là 3,07 vòng, năm 2011 là 3,27 vòng và đến năm 2012 là 3,93 vòng. Việc gia tăng của vòng quay vốn tín dụng là do dư nợ bình quân và doanh số thu nợ đều tăng nhưng doanh số thu nợ tăng nhiều hơn dư nợ bình quân qua các năm. Từ năm 2010, Chi nhánh đã triển khai các chương trình ưu

đãi lãi suất đối với các món vay tiêu dùng, bên cạnh đó do nền kinh tế đang

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 6 tháng đầu năm

2010 2011 2012 2012 2013

Vốn huy động Triệu đồng 1.979.646 2.220.097 2.289.407 1.746.848 1.899.732 Nguồn vốn Triệu đồng 2.474.558 2.619.714 2.564.137 1.898.920 2.038.907 Doanh số cho vay Triệu đồng 948.110 956.487 1.007.122 576.608 646.096 Doanh số thu nợ Triệu đồng 927.588 972.644 1.050.976 608.400 641.296

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)