Nguồn thồn tin khoa học kỹ thuật hỗ trợ cho nông hộ trong quá trình sản xuất nhƣ sau:
Bảng 10: NGUỒN THÔNG TIN KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐƢỢC HỘ TIẾP NHẬN
Nguồn Số lần Tỷ lệ (%)
Nhân viên công ty thuốc bảo vệ thực vật 39 20.00
Phƣơng tiện thông tin đại chúng 84 43,08
Cán bộ khuyến nông 30 15,38
Cán bộ hội nông dân 15 7,69
Nông dân khác 27 13,85
Tổng 195 100
(Nguồn: Số liệu điều tra 09/2012)
Các hộ nông dân nhận thông tin về kỹ thuật sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau, đa số nhận thông tin từ các phƣơng tiện thông tin đại chúng 84 hộ (43,08%) đây là hình thức phổ biến vừa giúp nông dân thƣ giãn về mặt tinh thần sau những buổi làm ruộng vất vả vừa giúp họ học hỏi thêm kiến thức về trồng lúa. Họ tiếp nhận nguồn khoa học kỹ thuật từ cán bộ hôi nông dân là thấp nhất chỉ có 15 hộ (7,69%) do nơi đây việc thành lập cán bộ hội nông dân còn hạn chế chỉ có một vài ấp mà thôi vì vậy khi triển khai hội thảo thì số nông dân đƣợc biết đến rất ít.
Bảng 11: SỐ LẦN THAM GIA TẬP HUẤN CỦA CÁC NÔNG HỘ
Số lần tham gia Số hộ Tỷ lệ (%)
Dƣới 5 lần 51 42,5
Trên 5 lần 69 57,5
Tổng 120 100
(Nguồn: Số liệu điều tra 09/2012)
Kết quả cho thấy các hộ tham gia hội thảo rất cao trên 5 lần đƣợc 69 hộ (57,5%) điều này chứng tỏ rằng ngƣời nông dân luôn muốn học hỏi kinh nghiệm để việc trồng lúa của họ đạt năng suất cao hơn giúp cuộc sống của họ ổn định hơn. Tuy nhiên vẫn còn số đông hộ tham gia ít hoặc thậm chí không tham gia, cụ thể tham gia dƣới 5 lần có đến 51 hộ (42,5%), do không nắm bắt đƣợc thông tin hoặc không đƣợc mời tham dự hội thảo nên có một số dù rất muốn tham gia để học hỏi kinh nghiệm nhƣng không thể tham gia. Ngoài ra, còn vì thời gian và điều kiện của mọi ngƣời khác nhau nên việc tham gia hội thảo của các hộ bị hạn chế chỉ tham gia 3 đến 4 lầm trong một mùa vụ.
Bảng 12: TỶ LỆ (%) HỘ CÓ ÁP DỤNG KỸ THUẬT VÀO SẢN XUẤT LÖA
Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)
Áp dụng khoa học kỹ thuật 92 76,7
Không áp dụng khoa học kỹ thuật 28 23,3
Tổng 120 100
(Nguồn: Số liệu điều tra 09/2012)
Theo số liệu điều tra ta thấy có 92 hộ nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật chiếm tỷ lệ 76,7%, điều này chứng tỏ ngƣời nông dân đã vận dụng kỹ thuật vào trong sản xuất cao. Qua phỏng vấn, đa số các hộ nông dân luôn đánh giá chất lƣợng các buổi hội thảo tốt, họ đã sử dụng những loại thuốc và giống lúa mà các công ty bảo vệ thực vật khuyến cáo. Bên cạnh đó có 28 hộ không áp dụng khoa học kỹ thuật (23,3%) vì họ chƣa tận mắt thấy đƣợc kết quả đạt đƣợc, họ thƣờng thích làm theo kinh nghiệm của bản thân nhiều hơn vì họ thấy thoải mái và tự tin vào kinh nghiệm của mình. Dẫn đến có một số hộ chịu lỗ với mùa hè thu gặp nhiều sâu bệnh do sạ lúa với mật độ dày đặt.
Bảng 13: TỶ LỆ (%) HỘ THAM GIA TẬP HUẤN KỸ THUẬT
Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)
Có tham gia tập huấn 109 90,8
Không có tham gia tập huấn 11 9,2
Tổng 120 100
(Nguồn: Số liệu điều tra 09/2012)
Theo số liệu điểu tra có 109 hộ tham gia tập huấn kỹ thuật chiếm tỷ lệ rất cao 90,8%, chứng tỏ nông dân quan tâm sâu sắc đến kỹ thuật trồng lúa và họ cũng muốn kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của bản thân mình ngày càng một phát triển hơn. Chỉ có 11 hộ không tham gia (9,2%) do không nắm bắt đƣợc thời gian địa điểm hoặc không đƣợc mời để đi tham gia tập huấn.
Đơn vị tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật chủ yếu là nhân viên công ty thuốc bảo vệ thực vật và cán bộ khuyến nông. Nội dung chủ yếu của các buổi tập huấn là hƣớng dẫn cho nông dân cách thức sản xuất các loại giống mới, kỹ thuật sản xuất mô hình 1 phải 5 giảm, các công ty bảo vệ thực vật còn giới thiệu phân bón, thuốc nông dƣợc, hƣớng dẫn cách bón phân, xịt thuốc theo nguyên tắc 4 đúng. Công ty
sản xuất, học còn đƣa giống thuốc cho nông dân gieo trồng khi sản xuất xong phỉa bán sản phẩm lại cho họ. Điều này cho thấy các cán bộ huyện, chính quyền địa phƣơng có quan tâm đến việc phổ biến khoa học kỹ thuật mới cho ngƣời dân, nhƣng việc tổ chức các buổi tập huấn chỉ mƣợn những nơi có điều kiện thuận lợi nhƣ các quán nƣớc hay các đại lý vật tƣ nông nghiệp của địa phƣơng. Tuy nhiên, do kinh phí không đủ cho các buổi tập huấn tại nơi cố định cũng nhƣ là qui định thời gian cụ thể hằng tháng nên không thể tránh khỏ tình trạng có một số hộ không thể tham gia tập huấn đƣợc.
Các buổi tập huấn kỹ thuật là rất cần thiết cho bà con nông dân để tiếp thu khoa học kỹ thuật trong điều kiện sản xuất mới nhƣ ngày nay. Vì vậy, rất đƣợc nông dân đánh giá cao các buổi tập huấn. Theo đánh giá của 109 hộ tham gia tập huấn, hội thảo kỹ thuật cho rằng: buổi hội thảo, tập huấn kỹ thuật đã mang lại lợi ích rất tốt giúp cho họ hiểu biết nhiều về áp dụng khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng nhƣ: bón phân cân đối dựa vào bảng son màu lá lúa, sạ hàng với mật độ thích hợp, không nên phun thuốc trừ sâu, rầy sớm để bảo vệ một số loài thiên địch có lợi.
4.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÖA Ở HUYỆN CHÂU THÀNH – TỈNH AN GIANG.
4.2.1. Các khoản mục chi phí của từng vụ sản xuất
Bảng 14: CÁC KHOẢN CHI PHÍ CHO CÁC VỤ LÖA NĂM 2012
ĐVT: 1000 đồng/ha
Vụ Khoản mục
Đông xuân Hè thu
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chi phí giống 2.040,5 9,16 2.871,5 10,44 Chi phí phân 4.995,3 22,42 6.196,0 22,54 Chi phí thuốc 3.175,4 14,25 4.473,6 16,27 Chi phí thuê LĐ 2.670,8 11,99 3.230,8 11,75 Chi phí LĐGĐ 2.784,1 12,5 2.905,4 10,57 Chi phí cắt suốt 2.723,3 12,22 3.052,0 11,10 Chi phí khác - Chi phí bơm nƣớc. - Chi phí xới trục 3.891,6 699,5 1.063,5 17,47 4.763,7 919,0 1.184,0 17,33
- Chi phí tiêu thụ - Chi phí khấu hao
1.402,7 725,9
1.600,0 1.060,7
Tổng 22.281,0 100 27.493,0 100
(Nguồn: Số liệu điều tra 09/2012)
Chi phí giống: Giống là yếu tố đầu vào rất quan trọng có thể ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của nông hộ hay nói cách khác là có ảnh hƣởng rất lớn đến lợi nhuận. Lƣợng giống sử dụng phụ thuộc vào cách thức gieo trồng và kinh nghiệm của chủ hộ là chủ yếu. Việc lựa chọn giống lúa phụ thuộc vào các đặc tính của giống nhƣ: năng suất cao, kháng sâu bệnh, giá cả thị trƣờng, là loại giống ngắn ngày hay dài ngày,..., hiện nay đa số hộ nông dân đều sử dụng giống có chất lƣợng cao nhƣ: Jasmine 85, OM 4218, OM 2418....vì các giống lúa này có giá bán cao hơn giống truyền thống IRR 50404, có thể tăng lợi nhuận cho ngƣời dân nên dần dần họ chuyển sang hẳn trồng các giống lúa này. Do giống nguyên chủng mua ở các Viện, các trung tâm Khuyến nông.... có giá khá cao nên hầu hết các nông hộ ở đây thƣờng lấy giống lúa của vụ trƣớc hay mua của hàng xóm để gieo sạ cho vụ sau, chỉ có một số hộ có tham gia bao tiêu sản phẩm của công ty Bảo vệ thực vật An Giang mới thƣờng xuyên nhận giống mới thuần chủng về để gieo trồng theo yêu cầu của công ty. Chính điều này cũng đã phần nào làm giảm năng suất lúa của nông hộ do giống lúa ngày càng bị thoái hóa.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy chi phí giống biến động không đều giữa các vụ trong năm, Chi phí giống của vụ Hè Thu cao hơn so với vụ Đông Xuân, cụ thể chi phí giống cho vụ Hè Thu 2.871.500 đồng /ha (chiếm tỷ trọng 10,44%), trong khi con số này ở vụ Đông Xuân là 2.040.500 đồng/ha (chiếm tỷ trọng 9,16%). Nguyên nhân là do vụ Hè Thu thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh nhiều, đất đai không màu mỡ nhƣ vụ Đông Xuân làm cho hạt giống khó nảy mầm, nên ngƣời nông dân muốn thu đƣợc sản lƣợng nhiều phải sử dụng nhiều giống cho gieo sạ và dậm. Tuy nhiên chi phí giống cũng không chiếm tỷ trọng cao lắm trong tổng chi phí hay có thể nói là chi phí thấp nhất trong các loại chi phí trong mỗi vụ.
Chi phí phân: Phân bón là nhân tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình trồng lúa, năng suất lúa đạt cao hay thấp đó cũng là một phần ảnh hƣởng của phân bón. Nông dân ở đây thƣờng sử dụng các loại phân bón cho lúa nhƣ: NPK (20-
20-15), NPK (16-16-8), URE (46%), DAP (18-46-0), Kali (55%), Lân (16%), phân bón lá.
Liều lƣợng sử dụng phụ thuộc vào kinh nghiệm của nông dân hoặc hƣớng dẫn kỹ thuật của cán bộ nông nghiệp của xã và của huyện. Ngoài ra lƣợng phân bón còn phụ thuộc vào độ màu mỡ của đất. Thƣờng thì vụ Hè Thu sẽ sử dụng nhiều phân bón hơn vụ Đông Xuân là do đất đai đã bạc màu và mất đi chất dinh dƣỡng. Cụ thể là ở vụ Đông Xuân chi phí phân bón chiếm tỷ trọng 22,42% và con số này tăng lên không nhiều 22,54% ở vụ Hè Thu, thƣờng nông dân sẽ dựa vào kinh nghiệm của mình hình thành một công thức về liều lƣợng phân bón cho mảnh đất của mình và áp dụng công thức này qua các vụ, qua các năm do đó liều lƣợng của từng nông hộ ít biến động qua các vụ. Có thể thấy chi phí phân bón chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí ở cả hai vụ lúa vì vậy đây là loại chi phí ảnh hƣởng nhiều nhất đến lợi nhuận của ngƣời nông dân.
Thêm vào đó, ngƣời nông dân thƣờng sử dụng lƣợng phân bón cho lúa thƣờng cao hơn nhiều so với mức khuyến cáo. Điều này làm tăng chi phí sản xuất và việc bón phân quá nhiều so với khuyến cáo, đặc biệt là phân đạm sẽ làm cho suất không cao, phẩm chất gạo không tốt nên giá lúa bán trên thị trƣờng sẽ thấp.
Chi phí thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc bảo vệ thực vật bao gồm các loại: thuốc cỏ, thuốc rầy, thuốc sâu, thuốc bệnh và thuốc dƣỡng,... đây là những loại thuốc tối cần thiết cho một sự phát triển của cây lúa, đây cũng là một trong những yếu tố quyết định năng suất của cây lúa. Tuy nhiên, lƣợng thuốc sử dụng nhiều hay ít tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh diễn ra năm đó. Về liều lƣợng thuốc sử dụng nông dân dựa vào hƣớng dẫn trên nhãn của chai thuốc và kinh nghiệm của mình là chủ yếu.
Dựa vào bảng tổng hợp chi phí trung bình trên ha năm 2012 ta thấy sự biến động chi phí thuốc bảo vệ thực vật ở mỗi vụ là khác nhau. Vụ Đông Xuân chi phí này là 3.175.400 đồng/ha (chiếm tỷ trọng 14,25%), sang vụ Hè Thu thì con số này là 4.473.600 đồng/ha (chiếm tỷ trọng 16,27%). Chi phí thuốc bảo vệ thực vật vụ Hè Thu cao hơn vụ Đông Xuân khoảng 2,02%, nguyên nhân do vụ Hè Thu thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn, mƣa nắng thất thƣờng tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển mạnh nên ngƣời nông dân phải dùng nhiều thuốc bảo vệ thực vật hơn.
Ngoài ra, có thể thấy chi phí thuốc bảo vệ thực vật chiếm tỷ trọng cao thứ hai sau chi phí phân bón.
Từ đó có thể thấy chi phí vật tƣ nông nghiệp chiếm phần ảnh hƣởng rất quan trọng đến lợi nhuận của ngƣời nông dân, do chiếm tỷ trọng cao gần nhƣ 50% nên khi giá cả của vật tƣ nông nghiệp tăng lên sẽ làm tăng lên rất nhiều gánh nặng chi phí của nông hộ trồng lúa, làm giảm lợi nhuận của họ. Và ngƣợc lại nếu ngƣời nông dân điều chỉnh hợp lý lƣợng thuốc cũng nhƣ phân bón sẽ giúp họ tiết kiệm đƣợc khoản chi phí rất lớn, làm tăng lợi nhuận.
Chi phí thuê LĐ: Đặc trƣng của ngành nông nghiệp nói chung và nghành trồng lúa nói riêng là sử dụng nhiều lao động, nguồn lao động cũng quyết định đến năng suất thu hoạch. Đối với những hộ nông dân có diện tích trồng lúa lớn, hoặc không đủ nhân lực tham gia sản xuất, thì họ sẽ thuê lao động ngoài để làm các công việc nhƣ: sạ, cấy, bón phân, phun thuốc trừ sâu, trừ cỏ, thuốc dƣỡng... Thƣờng những hộ nông dân ở đây chỉ thuê lao động ở tại địa phƣơng vì lý do thuận tiện, an toàn và là chỗ thân quen.
Bảng 17 cho thấy chi phí thuê lao động vụ Đông Xuân là 2.670.800 đồng/ha (chiếm tỷ trọng 11,99%) và sang vụ Hè Thu thì chi phí này tăng lên đến 3.230.800 đồng/ha (chiếm tỷ trọng 11,75%). Có thể thấy rõ ràng là chi phí thuê lao động vụ Hè Thu cao hơn vụ Đông Xuân, thế nhƣng tỷ trọng của loại chi phí này ở vụ Hè Thu lại thấp hơn vụ Đông Xuân. Nguyên nhân là do ở vụ Hè Thu việc trồng lúa trở nên khó khăn vì thời tiết thì đƣơng nhiên chi phí thuê lao động cũng tăng lên vì công việc họ làm trở nên vất vả hơn so với vụ Đông Xuân, thêm vào đó là tổng chi phí của vụ Hè Thu cao hơn nhiều so với vụ Đông Xuân nên làm cho tỷ trọng của chi phí thuê lao động của vụ Hè Thu thấp hơn vụ Đông Xuân.
Chi phí LĐGĐ: Đối với những nông hộ có diện tích đất canh tác nhỏ hoặc gia đình có đông ngƣời tham gia sản xuất lúa thì họ sẽ lấy công làm lời, chi phí này chính là chi phí cơ hội. Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy chi phí ngày công LĐGĐ vụ Đông Xuân mặc dù thấp hơn vụ Hè Thu , cụ thể là ĐX: 2.784.100 đồng < HT: 2.905.400 đồng. Nguyên nhân là do vụ Đông Xuân có thời tiết thuận lợi, ít sâu bệnh nên ngƣời nông dân bỏ ra ít công sức để chăm sóc hơn,nhƣng lại thu lại lợi nhuận cao hơn do năng suất và sản lƣợng cao hơn. Từ đó dẫn đến chi phí lao động gia đình thấp hơn vụ Hè Thu.
Chi phí cắt suốt: Chi phí này chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí sản xuất của nông dân. Bởi phần lớn hiện nay nguồn lao động địa phƣơng ngày càng bị thu hẹp, vì đã bị chuyển dần theo hƣớng các thành thị, các khu công nghiệp lớn nhƣ Bình Dƣơng, Tây Ninh. Chỉ còn lại những hộ có ruộng mà thôi, nên chi phí thu hoạch cao, điển hình là mùa Đông Xuân lúa đứng nên nông hộ mƣớn máy gặt đập liên hợp cắt tốn 180.000 đồng/công/hộ, mùa Hè Thu do thời tiết mƣa nhiều lúa đỗ ngã cao nên chi phí cắt cũng tăng lên 250.000 đồng/công/hộ. Có số ít trƣờng hợp vào mùa vụ lại thiếu máy cắt nên nông hộ phải thuê mƣớn những lao động này ở vùng khác, hơn nữa do số lƣợng ít nên họ đòi giá cao mới cắt tình cảnh ép buộc nên nông dân phải chịu có khi họ phải thuê với chi phí lên đến 500.000 đồng/công/hộ. Vì thế nhìn vào bảng số liệu cho thấy vụ Đông Xuân chi phí cắt suốt là 2.723.300 đồng/ha thấp hơn nhiều so với vụ Hè Thu 3.052.300 đồng/ha. Chi phí cắt suốt chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí nên việc làm giảm chi phí này bằng cách tiến hành cơ giới hóa nông nghiệp để ngƣời dân có thêm lợi nhuận và thuận tiện hơn trong việc thu hoạch lúa.
Chi phí khác: Chi khác bao gồm chi phí tƣới tiêu, chi phí tiêu thụ, chi phí khấu hao....Trƣớc đây các khoản chi phí này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí và chỉ phát sinh trên một số hộ có điều kiện canh tác đặc biệt. Tuy nhiên, qua lần phỏng vấn thực tế các nông hộ huyện Châu Thành thì chi phí cho các dịch vụ thuê ngoài của vụ lúa năm 2012 chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí sản suất lúa.
Chi phí tƣới tiêu bao gồm: chi phí bơm nƣớc vào ruộng và chi phí rút nƣớc ra khỏi ruộng. Chi phí tƣới tiêu đƣợc tính bằng số tiền mà nông hộ chi ra để mua nhiên