ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 19.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao thu nhập cho nông hộ trồng lúa huyện châu thành tỉnh an giang (Trang 30)

3.2.1. Hạ tầng kinh tế xã hội

a/ Giao thông

Cả huyện có 841,78 km đƣờng giao thông nông thôn, trong đó: nhựa là 66,56 km, bê tông là 49,52 km, cấp phối là 19,5 km, đất 76,2 km ( đƣờng đến taam xã

176,42 km, đƣờng từ xã đến ấp, liên ấp 248,36 km, đƣờng ra ấp và ra cánh đồng 417 km) và 410 cây cầu, chiều dài 12.992m và 307m cống.

Đƣờng đến trung tâm xã đạt tiêu chí loại AH 44,5/176,42 km, chiếm tỷ lệ 25,2% .

b/ Thủy lợi

* Công trình kênh

Kênh cấp 1: 04 công trình, với tổng chiều dài thuộc huyện Châu Thành 59,7 km.

Kênh cấp 2: liên huyện, cấp 2 lớn, với 06 công trình, tổng chiều dài 76,1 km. Kênh cấp 2 nội huyện: 09 công trình với chiều dài 95,8 km .

Kênh cấp 3 liên xã: 13 công trình với tổng chiều dài là 37,3 km. Kênh cấp 3 nội xã: 272 công trình với tổng chiều dài 515,6 km. * Công trình cống

Toàn huyện có 95 công trình với năng lực phục vụ tƣới tiêu cho khoẳng 7.000 ha. Đa số là cống tròn với khẩu độ Φ100, trong đó có 08 cống hở B = 3,5m vừa tính đầu tƣ.

* Công trình trạm bơm điện

Đến thời điểm hiện tại trên địa bàn huyện có 34/60 trạm bơm điện hoạt dộng phục vụ cho tƣới tiêu cho khoảng 5.969 ha.

* Công trình đê bao

Đê bao triệt để: 20 tiểu vùng với tổng diện tích 5.324 ha.

Đê bao tháng 8: hệ thống đê bao tháng 8 của huyện rất lớn vì kênh rạch ở đây chằng chịt nên phải phân chia thành từng vùng nhỏ, không thể tập trung thành một vùng lớn.

Nhìn chung toàn huyện đã hình thành hệ thống kênh mƣơng các cấp tƣơng đối phát triển tạo thành mạng lƣới liên hoàn điều phối cho nhau. Hầu hết các cánh đồng có đê bao (còn thấp) và đƣợc sử dụng với mục đích né lũ tháng 8 và tƣới tiêu kịp thời cho diện tích đất sản xuất.

Hệ thống của huyện còn ít nên cần thiết phải xây dựng hệ thống cống hoàn chỉnh kết hợp với việc xây dựng đê bao kiểm soát lũ triệt để nhằm bố trí vụ mùa thích hợp, chủ động lấy lƣợng phù sa bổ sung cho đất.

Hiện trạng thủy lợi trên địa bàn huyện tƣơng đối hoàn chỉnh, dảm bảo phục vụ sản xuất trong năm.

Kênh: Hiện trạng kênh cấp I, cấp II, cấp III, và nội đồng đảm bảo phục vụ tốt nƣớc tƣới cho sản xuất, chỉ thực hiên dauy tu nạo vét theo chu kỳ đảm bảo đủ nƣớc tƣới choản xuất. Số lƣợng kênh tƣơng đối đảm bảo phục vụ cho sản xuất.

Đê bao: các tuyến đê bao chống lũ tháng 8 trên địa huyện hiện nay có cao trình từ +1,70 đến +2,50 mặt đê từ 3m đến 6m. Với qui mô nhƣ vậy hằng năm sau mùa lũ ngƣời nông dân phải gia cố lại mới dảm bảo sản xuất 02 vụ/ năm làm tăng chi phí sản xuất.

Cống: Số lƣợng, qui mô các cống trên địa bàn huyện đa số là cống tròn nên chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu thoát nƣớc, vệ sinh đồng ruộng.

Trạm bơm: số trạm bơm điện phục vụ cho những vùng sản xuất vụ 3 tƣơng đối đáp ứng, đảm bảo phục vụ cho diện tích sản xuất. Hiện nay, có 26 trạm điện đã đƣợc lắp đặt xong nhƣng vẫn chƣa đƣa vào hoạt động, đây cũng là lợi thế rất lớn cho việc nâng diện tích vụ 3 của huyện. Đối những vùng trũng, cục bộ vẫn còn sử dụng bơm dầu. Hầu hết các trạm bơm điện hiện có của huyện hoạt đông bơm tiêu rất hiệu quả, kịp thời, tiết kiệm chi phí. Sử dụng loại máy bơm motor 33 KVA , công suất 1.000 m3/h phù hợp với đặc điểm tại địa phƣơng.

Hệ thống thủy lợi nội đồng với hệ thống kênh mƣơng chằng chịt đảm bảo phục vụ tƣới tiêu, nhƣng hằng năm phải nạo vét để phát huy hiệu quả tốt hơn.

Hệ thống giao thông nông thôn nội đồng (đƣờng xá) trên đại bàn huyện chƣa hoàn chỉnh, các tuyến đê nội đồng phần lớn chƣa đƣợc xây dựng để đảm bảo giao thông nội đồng phục vụ cơ giới đến tận chân ruộng và vận chuyển vật tƣ nông nghiệp, hàng hóa nông sản.

Qua thực tế sản xuất, cho thấy các tiểu vùng sản xuất vụ 3 hiện đã có đem lại hiệu quả thiết thực nhƣ: năng suất lúa vụ 3 khoảng 5 tấn/ha trở lên, giá trị 1 ha đất canh tác đƣợc nâng lên và mang lại lợi nhuận đáng kể cho ngƣời dân, các tuyến đê bao chống lũ triệt để tạo nên các tuyến giao thông nội xã, tạo điều kiện thuận lợi cho con em đi học trong mùa mƣa lũ, cải thiện đời sống ngƣời dân trong khu vực, tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân trong mùa nƣớc nổi; hình thành các vùng sản xuất tập trung... góp phần ổn định đời sống ngƣời dân trong từng khu vực; gắn việc phát triển kinh tế hộ với việc phát triển kinh tế địa phƣơng; nâng cao đời sống văn hóa -

vật chất và tinh thần của ngƣời dân. Năng suất và sản lƣợng tăng dần qua các năm chứng tỏ trình độ thâm canh của ngƣời nông dân đã dần đƣợc nâng cao.

c/ Điện

Ngành điện (Điện lực Châu Thành và xí nghiệp Điện nƣớc Châu Thành) đang quản lý hện thống lƣới điện trung thế (1 pha và 3 pha), lƣới hạ thế, các trạm biến áp với qui mô và số lƣợng nhƣ sau:

Đƣờng dây trung thế với tổng chiều dài là 209,2 km. Trong đó xí nghiệp Điện nƣớc quản lý 14,7 km, còn lại là Điện lực Châu Thành quản lý.

Đƣờng dây hạ thế với chiều dài 309,4 km. Trong đó xí nghiệp Điện nƣớc quản lý 112,5 km, Điện lực Châu Thành quản lý 196,9 km.

Các trạm biến áp với tổng dung lƣợng là 616 km trạm 916/máy biến áp, trong đó xí nghiệp Điện nƣớc quản lý 8555 KVA/180 trạm/210 máy biến áp, Điện lực quản lý 60.585 KVA/436 trạm/ 706 máy biến áp.

Tính đến 30/10/2010 tỷ lệ hộ có điện sƣ dụng so toàn huyện là 84% (trong đó hộ có đồng hồ điện 29.828/40710 hộ chiếm 73,3%), số hộ chƣa có điện sử dụng dọc các tuyến kênh là 6.465 hộ.

Mặc dù tỷ lệ hộ có điện sử dụng rất cao, nhƣng vẫn còn đến 16% tỷ lệ hộ toàn huyện chuae có điện sử dụng, điều này gây ảnh hƣởng rất lớn đến cuộc sống cũng nhƣ sản xuất của những hộ đó. Cần thiết xây dựng hệ thống hoàn chỉnh để đảm bảo phục vụ cho tất cả hộ trong huyện.

d/ Chợ nông thôn

Toàn huyện có 28 chợ đang hoạt động ổn định. Trong đó có 5 chợ khu vực đƣợc xây dựng khang trang, đạt tiêu chí chợ vệ sinh, trật tự (thị trấn An Châu, Bình Hòa, Vĩnh Bình, Cần Đăng, Vĩnh Thành), còn lại chƣa đạt tiêu chí, cần đầu tƣ trong thời gian tới.

e/ Bƣu điện

Trên địa bàn huyện có 12/13 xã phục vụ bƣu chính viễn thông (đại lý bƣu điện, bƣu cục, điểm bƣu điện văn hóa xã); 6/13 xã có bƣu ddieennj văn hóa xã; 1 xã chƣa có phục vụ bƣu chính viễn thông đó là xã Vĩnh Bình.

Nhà ở dân cƣ chủ yếu bố trí, sắp xếp từ các cụm, tuyến cƣ dân vƣợt lũ, chƣa có đất sạch để kêu gọi đầu tƣ nhà ở cho ngƣời có thu nhập thấp, từ đó hiện trạng nhà ở trên sông, kênh rạch vi phạm hành lang lộ giới còn nhiều.

Điều kiện mức sống ngƣời dân chƣa đƣợc nâng cao, kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn nên việc xây dựng nhà ở tạm còn nhiều.

Tính đến cuối tháng 10/2010, toàn huyện không còn nhà ở tạm bợ, dột nát. Nhà ở đạt tiêu chuẩn cấp IV hiện có 15.699 hộ, chiếm 38,6%; 7.081 hộ vi phạm trên hành lang sông rạch, vi phạm lộ giới chiếm khoảng 17,4% so với tổng hộ dân. Tổng số hộ phải di dời trên sông, kênh rạch 597 hộ, chiếm 1,47% so với tổng số hộ.

3.2.2. Giáo dục

Tính đến năm học 2008 – 2009 cả huyện có 50 trƣờng học, trong đó 34 trƣờng tiểu học, 13 trƣờng trung học cơ sở và 03 trƣờng trung học phổ thông với tổng 2.547 học sinh.

Trƣờng mẫu giáo tính đến năm 2008 có 14 trƣờng công lập và 1 trƣờng dân lập. Mỗi xã, thị trấn đều có 1 trƣờng mẫu giáo với 3.814 trẻ đến trƣờng trong tổng số 7.450 trẻ trong độ tuổi, đạt tỷ lệ 46%.

Toàn huyện có 1 nhà trẻ tại thị trán An Châu thuộc hệ thống công lập, và 3 nhà trẻ khác thuộc hệ thống tƣ thục và dân lập với 147 trẻ đến trƣờng trong tổng số 5.219 trẻ trong độ tuổi, đạt tỷ lệ 2,81%.

Trong năm 2007 – 2008 số học sinh tiểu học huy động đến trƣờng đạt 98%, tôt nghiệp trung học cơ sở 97,5%, trung học phổ thông 84%, 24/38 trƣờng đạt mức chất lƣợng tối thiểu. Tổng tỷ lệ bỏ học năm học 2007 – 2008 ở bậc trung học phổ thông là 5,35%; trung học cơ sở là 7,19%, tiểu học là 1,14%. Phong trào xã hội văn hóa giáo dục phát triển mạnh. Các xã đều có hội khuyến học, ấp có chi hội khuyến học, 13/13 xã – thị trấn thành lập trung tâm học tập cộng đồng và bƣớc đâu hình thành mô hình xã hội học tập.

3.2.3. Cơ cấu lao động

Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là chủ trƣơng của Đảng, của Nhà Nƣớc, của các cấp, nghành và của toàn xã hội, nhằm nâng cao chất lƣợng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Số ngƣời trong độ tuổi lao động là 103.144 ngƣời, chiếm 60,46% tổng dân số.

Số lao động có nhu cầu đào tạo qua ngắn hạn, sơ cấp, trung cấp, cao đẳng là 2.089 ngƣời, chiếm 2,19% so với tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động.

Số lao động có nhu cầu đào tạo qua ngắn hạn: 1.328 ngƣời. Số lao động có nhu cầu đào tạo qua sơ cấp: 670 ngƣời. Số lao dộng có nhu cầu đào tạo qua trung cấp: 81 ngƣời Số lao động có nhu cầu đào tạo qua cao đẳng: 10 ngƣời.

Dự báo cơ cấu lao động nông thôn có nhu cầu học nghề theo nhóm qua điều tra nhu cầu lao động nông thôn.

Giai đoạn 2011 – 2015: < 50%

Lao động nông thôn làm nông nghiệp: 50.000 lao động.

Lao động nông thôn làm lĩnh vực phi nông nghiệp: 20.000 lao động.

Lao động nông thôn chuyển sang làm việc ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất và xuất khẩu lao động: 18.000 lao động.

Giai đoạn 2016 – 2020

Lao động nông thôn làm nông nghiệp: 59.912 lao động.

Lao động nông thôn làm lĩnh vực phi nông nghiệp: 22.000 lao động.

Lao động nông thôn chuyển sang làm việc ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất và xuất khẩu lao động: 16.000 lao động.

3.2.4. Y tế, văn hóa và các vấn đề xã hội

Tính đến cuối năm 2008 toàn huyện có 1 bệnh viện đa khoa, 1 phòng khám đa khoa khu vực và 31 trạm y tế ở 13 phƣờng xã. Trong đó có 3 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, 100% trạm y tế có bác sĩ, 100% ấp có tổ y tế. Tổng số giƣởng bệnh điều trị toàn huyện là 230 giƣờng, trong đó bệnh viện đa khoa có 80 giƣờng, phòng khám khu vực có 30 giƣờng và 120 giƣờng ở các trạm y tế xã.

Toàn huyện có 98 cơ sở hành nghề y – đƣợc tƣ nhân hoạt động gồm 28 cơ sở hành nghề y, 58 cơ sở hành nghề dƣợc và 6 cơ sở hành nghề y học cổ truyền.

Hội Đông yhuyện tổ chức đƣợc 26 cơ sở chuẩn trị gắn với địa bàn dân cƣ, trạm y tế, huyện, hội. Với đóng góp của ngƣời dân trên 400 triệu đồng cho kinh phí đầu tƣ cho các cơ sở chuẩn trị góp phần tăng tổng số tiền đầu tƣ cho việc khám bệnh, bốc thuốc, nguồn thuốc của hội trên 8 tỷ đồng.

Trong năm 2010, trung tâm y tế huyện Châu Thành sẽ đƣợc đầu tƣ xây mới với sức chứa 100 giƣờng. Đối với các trạm y tế xã sẽ: cải tạo 1, nâng cấp 2 và xây mới 3. Một bệnh viện tƣ nhân mới 500 giƣờng cùng với 1 trung tâm cai nghiện 100 giƣờng và 1 trại dƣỡng lão 100 giƣờng (trực thuộc bệnh viện này) dự kiến sẽ xây dựng tại xã Bình Hòa.

Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và nâng cao chất lƣơng hoạt động phục vụ sức khỏe ngƣời dân của huyện đạt một số thành tựu. Tỷ lệ dân số tự nhiên còn 1,36%. Tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng dƣới 5 tuổi còn 23%.

Tính đến cuối năm 2008, huyện Châu Thành có 4 nhà văn hóa trong đó có 1 nhà văn hóa cấp huyện và 3 nhà văn hóa cấp xã. Một thƣ viện huyện và 11 phòng đọc cấp xã với tổng số 4.356 bản sách phục vụ cho 49.400 lƣợt đọc giả. Số ấp văn hóa của toàn huyện vào năm 2008 là 49/63 ấp với 30.000 hộ gia đình văn hóa, 19/26 cơ quan, 26/64 trƣờng, 11/13 trạm xá văn hóa và 9 khu dân cƣ tiên tiến.

Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao từng bƣớc đƣợc xây dựng và đƣợc sự quan tâm từ các cấp chính quyền cơ sở và sự hƣởng ứng tích cực trong nhân dân. Đời sống tinh thần trong dân cƣ đƣợc cải thiện và nâng cao rõ rệt.

Công tác xóa đói giảm nghèo tính theo tiêu chí cũ hộ nghèo giảm còn 2% (theo tiêu chí mới là 9,54%). Bình quân mỗi năm giải quyết cho hơn 2.500 lao động. Thực hiện chƣơng trình nhà ở cho hộ nghèo thay thế dần nhà tre lá tạm bợ, đã vận động 499 căn, sữa chữa 802 căn nhà tình thƣơng với số tiền là 5.124 triệu đồng.

3.2.5. Hộ nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo năm 2009: 4,32%

Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010: 8,05% (theo tiêu chuẩn mới).

Tỷ lệ hộ nghèo phấn đấu kế hoạch 2011: 7,0% (theo tiêu chuẩn mới)

Thực hiện những chủ trƣơng, chỉ đạo đúng đắn của các cấp lãnh đạo trong những năm qua tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm theo từng năm, nhƣng số hộ nghèo vẫn còn cao. Do đó công tác xóa đói giảm nghèo phải luôn đƣợc chú trọng. Cần thực hiện có hiệu quả các chính sách tín dụng, hỗ trợ y tế, hỗ trợ giáo dục, hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nƣớc sinh hoạt cho hộ nghèo. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhậ thức về công tác xóa đói giảm nghèo. Kiện toàn ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo và ban hành qui chế bố trí cán bộ chuyên trách có trách nhiệm, năng lực thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo.

3.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÖA HUYỆN CHÂU THÀNH – TỈNH AN GIANG

3.3.1. Thực trạng diện tích trồng lúa huyện Châu Thành – tỉnh An Giang

Châu Thành là huyện có diện tích trồng lúa lớn nhất tỉnh An Giang. Toàn huyện có 68.362,6 ha diện tích đất gieo trồng, trong đó có 66.460,1 ha dùng cho việc sản xuất lúa. Tổng sản lƣợng hàng năm trung bình của huyện là 419.939,9 tấn. Diện tích trồng lúa nhiều nhất trong huyện là xã Cần Đăng 8.016,2 ha đạt mức sản lƣợng 49.687,2 tấn. Tuy có diện tích lớn nhất nhƣng sản lƣợng thấp hơn xã Vĩnh Bình 352,7 tấn với diện tích 7.818,4 ha vì điều kiện tự nhiên ở vùng này thuận lợi hơn nhƣ đất đai màu mỡ, ngƣời nông dân có kĩ thuật canh tác tốt. Xã sản xuất lúa thấp nhất là xã An Châu 1.507 ha nhƣng xã này cũng đạt mức sản lƣợng đáng kể 9.410,6 tấn.

Bảng 1: DIỆN TÍCH TRỒNG LÖA QUA 3 NĂM 2009 – 2011. ĐVT: Ha Năm Vụ 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối Đông Xuân 29.502,70 29.500,00 29.231,68 -2,70 -0,01 -268,32 -0,91 Hè Thu 29.482,60 29.480,00 29.211,68 -2,60 -0,01 -268,32 -0,91 Thu Đông 3.029,20 4.727,00 8.047,00 1.697,80 56,05 3.320,00 70,23 Tổng 62.014,50 63.707,00 66.490,36

(Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành)

Nhìn một cách tổng quát diện tích trồng lúa qua các năm có sự thay đổi. Đặc biệt là vụ Thu Đông do ngƣời sản xuất đã bắt đầu trồng lúa vụ ba theo khuyến khích của chính quyền địa phƣơng và Nhà nƣớc.

Biểu đồ 1: DIỆN TÍCH TRỒNG LÖA 3 VỤ 2009 – 2011.

(Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành)

Diện tích vụ Đông Xuân năm 2010 giảm 0,01% tƣơng đƣơng với 2,7 ha so

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao thu nhập cho nông hộ trồng lúa huyện châu thành tỉnh an giang (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)