Hộ nghèo 25.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao thu nhập cho nông hộ trồng lúa huyện châu thành tỉnh an giang (Trang 36)

Tỷ lệ hộ nghèo năm 2009: 4,32%

Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010: 8,05% (theo tiêu chuẩn mới).

Tỷ lệ hộ nghèo phấn đấu kế hoạch 2011: 7,0% (theo tiêu chuẩn mới)

Thực hiện những chủ trƣơng, chỉ đạo đúng đắn của các cấp lãnh đạo trong những năm qua tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm theo từng năm, nhƣng số hộ nghèo vẫn còn cao. Do đó công tác xóa đói giảm nghèo phải luôn đƣợc chú trọng. Cần thực hiện có hiệu quả các chính sách tín dụng, hỗ trợ y tế, hỗ trợ giáo dục, hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nƣớc sinh hoạt cho hộ nghèo. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhậ thức về công tác xóa đói giảm nghèo. Kiện toàn ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo và ban hành qui chế bố trí cán bộ chuyên trách có trách nhiệm, năng lực thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo.

3.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÖA HUYỆN CHÂU THÀNH – TỈNH AN GIANG

3.3.1. Thực trạng diện tích trồng lúa huyện Châu Thành – tỉnh An Giang

Châu Thành là huyện có diện tích trồng lúa lớn nhất tỉnh An Giang. Toàn huyện có 68.362,6 ha diện tích đất gieo trồng, trong đó có 66.460,1 ha dùng cho việc sản xuất lúa. Tổng sản lƣợng hàng năm trung bình của huyện là 419.939,9 tấn. Diện tích trồng lúa nhiều nhất trong huyện là xã Cần Đăng 8.016,2 ha đạt mức sản lƣợng 49.687,2 tấn. Tuy có diện tích lớn nhất nhƣng sản lƣợng thấp hơn xã Vĩnh Bình 352,7 tấn với diện tích 7.818,4 ha vì điều kiện tự nhiên ở vùng này thuận lợi hơn nhƣ đất đai màu mỡ, ngƣời nông dân có kĩ thuật canh tác tốt. Xã sản xuất lúa thấp nhất là xã An Châu 1.507 ha nhƣng xã này cũng đạt mức sản lƣợng đáng kể 9.410,6 tấn.

Bảng 1: DIỆN TÍCH TRỒNG LÖA QUA 3 NĂM 2009 – 2011. ĐVT: Ha Năm Vụ 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối Đông Xuân 29.502,70 29.500,00 29.231,68 -2,70 -0,01 -268,32 -0,91 Hè Thu 29.482,60 29.480,00 29.211,68 -2,60 -0,01 -268,32 -0,91 Thu Đông 3.029,20 4.727,00 8.047,00 1.697,80 56,05 3.320,00 70,23 Tổng 62.014,50 63.707,00 66.490,36

(Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành)

Nhìn một cách tổng quát diện tích trồng lúa qua các năm có sự thay đổi. Đặc biệt là vụ Thu Đông do ngƣời sản xuất đã bắt đầu trồng lúa vụ ba theo khuyến khích của chính quyền địa phƣơng và Nhà nƣớc.

Biểu đồ 1: DIỆN TÍCH TRỒNG LÖA 3 VỤ 2009 – 2011.

(Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành)

Diện tích vụ Đông Xuân năm 2010 giảm 0,01% tƣơng đƣơng với 2,7 ha so với năm 2009, do vụ Đông Xuân thời tiết diễn biến phức tạp gây ảnh hƣởng đến tình hình sản xuất lúa của ngƣời nông dân, nhƣng diện tích giảm không đáng kể, vẫn có thể xem trồng lúa vẫn chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích trồng trọt. Sang đến năm 2011, diện tích trồng lúa giảm mạnh 0,91% (268,32 ha) so với năm 2010, nguyên nhân là so việc trồng lúa không mang lại lợi nhuận đủ sống cho ngƣời nông dân khi mà thời tiết ngày càng khắc nghiệt và giá của vật tƣ nông nghiệp nhƣ phân, thuốc, giống...đều đồng loạt tăng giá.

Diện tích vụ Hè Thu cũng tƣơng đƣơng nhƣ diện tích vụ Đông Xuân, đây là do truyền thống sản xuất lúa 2 vụ của ngƣời nông dân. Sau mùa vụ Đông Xuân, ngƣời nông dân thƣờng giữ nguyên diện tích ruộng đất đó để tiếp tục gieo trồng ở vụ Hè Thu.

Diện tích trồng lúa vụ Thu Đông 2010 tăng 56,05% (1.697,80 ha) so với năm 2010, và tiếp tục tăng vào năm 2011 70,23% (3.320,00 ha). Do Nhà Nƣớc cũng nhƣ địa phƣơng khuyến khích trồng lúa vụ 3, xây dựng hệ thống đê bao khép kín để tăng diện tích trồng lúa, ngƣời dân hƣởng ứng nên làm cho diện tích trồng lúa vụ 3 tăng lên.

Năm Ha

3.3.2. Thực trạng sản lƣợng trồng lúa ở huyện Châu Thành – tỉnh An Giang

Diện tích gieo trồng qua các năm sẽ ảnh hƣởng đến năng suất cũng nhƣ sản lƣợng lúa ở từng vụ trong năm. Sau đây là bảng số liệu thống kê sản lƣợng lúa của từng vụ qua 3 năm 2009 – 2011. Bảng 2: SẢN LƢỢNG LÖA TỪ NĂM 2009 ĐẾN 2011. ĐVT: tấn Năm Vụ 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Tuyệt đối Tƣơng đối

Tuyệt đối Tƣơng

đối Đông Xuân 225.340,00 221.250,00 219.237,60 -4.090,00 -1,82 -2.012,40 -0,91 Hè Thu 164.275,00 162.140,00 160.664,20 -2.135,00 -1,30 -1.475,80 -0,91 Thu Đông 19.699,60 23.635,00 40.235,00 3.935,40 19,98 16.600,00 70,23 Tổng 409.314,60 407.025,00 420.136,80

(Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành)

Nhìn chung sản lƣợng qua 3 năm của huyện có chiều hƣớng tăng, mặc dù năm 2010 tổng sản lƣợng giảm hơn so với năm 2009 nhƣng không nhiều khoảng 2.289,60 tấn (0,56%), vì năm 2010 gặp thời tiết khó khăn, khắc nghiệt nên sản lƣợng lúa giảm. Sản lƣợng lúa vụ Đông Xuân năm 2010 giảm so với năm 2009 qua 3 năm 2009 – 2011, do vụ Đông Xuân dịch bệnh rầy nâu hoành hành làm ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất lúa.

Biểu đồ 2: SẢN LƢỢNG TRỒNG LÖA 3 VỤ TỪ NĂM 2009 – 2011.

(Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành)

Đến mùa vụ Hè Thu sản lƣợng cũng giảm đi một phần do diện tích đất canh tác bị giảm xuống, phần khác là do thời tiết khắc nghiệt, lũ lụt thƣờng xuyên. Cụ thể sản lƣợng Hè Thu 2010 giảm so với năm 2009 là 1,30%, tƣơng đƣơng với 2.135 tấn, năm 2011 sản lƣợng giảm 0,91% (1.475,80 tấn) so với năm 2010. Riêng vụ Thu Đông thì sản lƣợng tăng lên rất nhiều, nguyên nhân do đƣợc hỗ trợ về đê điều thủy lợi nên ngƣời dân bắt đầu sản xuất lúa vụ 3, diện tích đất ngày xƣa bỏ trống nay đƣợc đƣa vào sản xuất nên làm cho sản lƣợng tăng đột biến. Mùa Hè Thu 2010 tăng hơn so năm 2009 19,98%. tƣơng đƣơng 3.935,40 tấn. Đến năm 2011 tăng 16.600 tấn, tƣơng đƣơng 70,23%.

3.3.3 Thực trạng năng suất lúa trung bình ở huyện Châu Thành – tỉnh An

Năm Tấn

Bảng 3: NĂNG SUÁT LÖA TRUNG BÌNH QUA 3 NĂM 2009 – 2011. ĐVT: tấn/ha Năm Vụ 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Tuyệt đối Tƣơng

đối

Tuyệt đối Tƣơng

đối Đông Xuân 7,47 7,58 7,50 0,11 1,47 -0,08 -1,06 Hè Thu 5,39 5,59 5,50 0,20 3,71 -0,09 -1,61 Thu Đông 5,58 5,58 5,00 0,00 0,00 -0,58 -10,39

(Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành) Một cách tổng quát, năng suất trung bình vụ Đông Xuân và Hè Thu biến động không nhiều qua các năm. Trong khi vụ Thu Đông năng suất trung bình thì có những biến động tăng giảm.

Biểu đồ 3: NĂNG SUẤT TRUNG BÌNH QUA 3 NĂM 2009 – 2011.

(Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành)

Năng suất vụ Đông Xuân qua 3 năm có thể coi là ổn định vì mức tăng giảm là rất nhỏ không đáng kể, vì đây là vụ mùa sản xuất chính với điều kiện thời tiết thuận lợi nên làm cho năng suất không có biến động lớn qua các năm. Riêng vụ Hè Thu năm 2011 giảm 1,61% (0,09 tấn/ha), tuy có sụt giảm nhƣng cũng không đáng kể. Để vụ Hè Thu qua các năm duy trì đƣợc năng suất Sở nông nghiệp và Phát triển

Năm Tấn/Ha

nông thôn chỉ đạo các nghành có liên quan vận động nông dân không đƣợc sạ chay mà phải tiến hành cày, xới, phơi đất đảm bảo thời gian giãn vụ khoảng 1 tháng trƣớc khi xuống giống vụ Hè Thu nhằm cắt đứt mọi nguồn dịch bệnh, xuống giống theo nguyên tắc tập trung đồng bộ cho từng vùng, né rầy, ngăn chặn tình trạng xuống giống không đồng loạt. Đồng thời ứng dụng biện pháp 3 giảm - 3 tăng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng, tăng cƣờng công tác kiểm tra rầy nâu, theo dõi bẫy đèn, điều tra dự tính, dự báo để khuyến cáo, hƣớng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp tổng hợp phòng trị rầy nâu có hiệu quả. Tổ chức cấp phát thuốc và giám sát việc phun thuốc trừ rầy theo nguyên tắc tập trung, đồng loạt, đúng kỹ thuật.

Vụ Thu Đông năm 2011 giảm 10,39% (0,58 tấn/ha) là do mới bắt đầu gieo trồng vụ 3 những năm gần đây nên ngƣời nông dân không có kinh nghiệm trong việc dự đoán thời tiết cũng nhƣ dịch bệnh, làm cho năng suất không cao.

* Thuận lợi và khó khăn của việc trồng lúa ở huyện Châu Thành – tỉnh An Giang.

Thuận lợi:

Châu Thành có đủ điều kiện để phát triển việc trồng lúa: diện tích đất phù sa màu mơ và chiếm đa số, lƣợng nƣớc từ các kênh, mƣơng, hệ thống thủy lợi dồi dào đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Có hệ thống sông, kênh, rạch lớn nhỏ chi chít rất thuận lợi cho việc cung cấp nƣớc ngọt quanh năm.

Cây lúa là cây truyền thống và lâu đời với ngƣời Việt Nam nên việc canh tác cũng dễ dàng hơn.

Công tác phòng chống dịch bệnh đƣợc duy trì thƣờng xuyên và đạt kết quả tốt do sự chỉ đạo kịp thời và sâu sắc của lãnh đạo các cấp và sự phối hợp chặt chẽ của các ngành chức năng liên quan.

Thực hiện nghiêm ngặt lịch thời vụ, nhất là xuống giống tập trung theo lịch né rầy nên đã quản lý tốt dịch hại trên lúa, cùng với việc tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhƣ chƣơng trình “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” hay mô hình “cánh đồng mẫu lớn”.... đã làm giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, tăng chất lƣợng sản phẩm, từng bƣớc nâng cao giá trị sản phẩm, phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng và quản lý đƣợc tình hình dịch hại trên đồng ruộng.

Đƣợc sự hỗ trợ chuyên môn trong tập huấn, hƣớng dẫn cán bộ, nông dân về phƣơng pháp sản xuất. Bên cạnh đó, ngƣời nông dân có kinh nghiệm và trình độ thâm canh cao, ứng dụng KHKT vào thực tiễn sản xuất.

Khó khăn:

Giá các loại vật tƣ nhƣ: phân bón, thuốc nông dƣợc ngày càng tăng cao, giá đầu ra cho sản phẩm lên xuống thất thƣờng, không ổn định; gây tâm lý bất lợi cho ngƣời sản xuất.

Tình hình tiêu thụ nông sản không ổn định, gặp nhiều khó khăn, giá thấp, gây ảnh hƣởng kinh tế cho nông dân nhất là trong việc tái đầu tƣ sản xuất.

Thời tiết diễn biến phức tạp, tạo môi trƣờng thuận lợi cho các loài dịch hại, nhất là dịch rầy nâu có điều kiện phát triển gây ảnh hƣởng đến sản xuất.

Hệ thống thủy lợi không hoàn chỉnh. Theo ý kiến của các hộ nông dân trong quá trình phỏng vấn cho thấy: Nhà nƣớc chƣa có sự quan tâm thích đáng đến hệ thống thủy lợi, chủ yếu mỗi hộ cá nhân tự làm thủy lợi cho gia đình. Do chƣa có sự quan tâm đúng mức nên đến lúc thu hoạch ngƣời nông dân thƣờng bị ép giá bởi các thƣơng lái với lý do: khó khăn trong quá trình vận chuyển.

Đa số nông dân còn ngại áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm và tập quán sản xuất của gia đình là chính.

Vào mỗi mùa thu hoạch, giá lao động thuê khá cao. Do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến cơ cấu lao động cũng bắt đầu thay đổi theo. Phần lớn ngƣời lao động chuyển đến làm việc ở các nhà máy, khu công nghiệp vì một số công việc không đòi hỏi trình độ học vấn cao và lƣơng khá cao so với hoạt động nông nghiệp. Vì vậy, đến mùa thu hoạch hiện tƣợng khan hiếm lao động thƣờng xuyên xảy ra, ngƣời nông dân luôn gặp khó khăn trong việc thuê mƣớn lao động.

Tốc độ cơ giới hóa trong thời gian qua còn chậm, mặc dù có các chính sách hỗ trợ nông dân đầu tƣ máy móc phục vụ cho sản xuất lúa nhƣng nguồn vốn lại không nhiều, số hộ đƣợc hƣởng quyền lợi này chiếm tỷ lệ rất ít. Ngƣời nông dân không có nhiều cơ hội tiếp với nguồn vốn của ngân hàng Nhà nƣớc hỗ trợ.

Qua điều tra, hầu hết các nông hộ không có thói quen ghi chép để rút kinh nghiệm cho vụ sau. Do đó họ không thể nắm đƣợc quá trình sản xuất của họ có những thay đổi tích cực và tiêu cực gì trong sản xuất.

Sự lãng phí trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào cũng là một yếu tố gây khó khăn trong nông dân do không nắm đƣợc chỉ tiêu phân bón và thuốc nông dƣợc.

Phần lớn các nông hộ phỏng vấn đều cho rằng khó có thể nắm bắt đƣợc thông tin thị trƣờng nên gặp khó khăn trong quá trình mua bán sảm phẩm cũng nhƣ giá cả các yếu tố đầu vào.

Mặc dù có chƣơng trình khuyến nông, ứng dụng khoa học công nghệ đƣợc đề xuất nhƣng công tác tuyên truyền, vận động còn yếu kém, chƣa thực hiện tốt công tác đƣa cán khoa học kỹ thuật hƣớng dẫn về nông nghiệp xuống tận nông dân.

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÖA

HUYỆN CHÂU THÀNH – TỈNH AN GIANG

4.1. MÔ TẢ MẪU ĐIỀU TRA

4.1.1. Mô tả các nguồn lực của nông hộ trong quá trình sản xuất lúa.

Việc sản xuất lúa của các nông hộ có liên quan mật thiết đến các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực lao động, nguồn lực vốn đầu tƣ, nguồn lực canh tác và nguồn lực kỹ thuật sản xuất. Tổng hợp kết quả điều tra của 120 hộ tại địa bàn nghiên cứu ta có đƣợc các kết quả phân tích sau đây.

4.1.1.1. Nguồn lực lao động

Để nghiên cứu quá trình sản xuất của nông hộ chúng ta cần tiến hành xem xét các vấn đề: số nhân khẩu, số lao động trực tiếp sản xuất và trình độ văn hóa. Kết quả khảo sát 120 hộ nông dân về nguồn lực lao động đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Bảng 4: TỔNG HỢP SỐ THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH, LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP SẢN XUẤT VÀ TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA CỦA NÔNG HỘ.

Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình

Số thành viên trong gia đình (ngƣời) 2 10 5,00

Lao động trực tiếp sản xuất (ngƣời) 1 5 2,50

Trình độ văn hóa (lớp) 0 12 6,40

Kinh nghiệm sản xuất (năm) 3 40 17,23

(Nguồn: Số liệu điều tra 09/2012)

a/ Số nhân khẩu

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng số nhân khẩu của các hộ trung bình là 5,00 ngƣời, chiếm 2,5% trong tổng số nhân khẩu, cao nhất là 10 ngƣời, chiếm (4,37%), ít nhất là 2 ngƣời (1,09%) và đa số hộ có khoảng 4 đến 5 ngƣời dễ dàng trong việc chăm sóc lúa. Hầu hết các hộ đều có kinh nghiệm sản xuất lâu đời, trung bình là 18,275 năm và tổng số hộ đƣợc phỏng vấn đều là dân tộc kinh chiếm 100%.

b/ Số lao động trực tiếp sản xuất

Trong sản xuất nông nghiệp nguồn lực đóng vai trò quan trọng, nó góp phần làm tăng năng suất cây trồng, sản phẩm sản xuất đúng chất lƣợng và đẹp mắt. Theo số liệu diều tra 120 hộ trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh An Giang, ta thấy đƣợc nguồn lao động phục vụ cho sản xuất nhƣ sau:

Bảng 5: TỶ LỆ (%) LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP SẢN XUẤT

Lao động trực tiếp (ngƣời) Số hộ Tỷ lệ (%)

1 54 45,0

2 42 35,0

3 9 7,5

4 12 10,0

Tổng 120 100

(Nguồn: Số liệu điều tra 09/2012)

Sản xuất lúa là một trong những ngành đòi hỏi khá nhiều lao động trong các khâu nhƣ: khâu chuẩn bị đất, cấy, gieo sạ, phun thuốc, bón phân vầ thu hoạch. Thế nhƣng dựa vào số liệu điều tra thì trong gia đình thƣờng chỉ có 1 hoặc 2 ngƣời tham gia lao động trực tiếp, chiếm tỷ lệ lớn, lần lƣợt là 45% và 35%. Vì không có đủ nguồn lao động nên khi cần thiết ngƣời sản xuất có thể thuê lao động bên ngoài tại địa phƣơng họ sinh sống. Tùy thuộc vào đất ít hay nhiều mà họ sẽ thuê nguồn lao động thích hợp, trong gia đình ngƣời bố thƣờng sản xuất là chính vì việc sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có sức mạnh, chịu nắng chịu mƣa giỏi, vì thế nên lao động 1 ngƣời chiếm tỷ lệ cao 45%, nguồn lao động tham gia nhiều nhất vào sản xuất là 5 ngƣời lại chỉ chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,5%.

c/ Trình độ văn hóa

Trình độ văn hóa ảnh hƣởng sâu sắc đến việc sản xuất lúa của nông dân, dựa vào học vấn của mình nông dân sẽ dễ dàng tiếp thu những kiến thức về khoa học kỹ thuật trong việc sản xuất hơn. Mặc dù nghành sản xuất lúa không đòi hỏi những kỹ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao thu nhập cho nông hộ trồng lúa huyện châu thành tỉnh an giang (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)